Lấy ý kiến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi): Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện DN?
Chính sách mới - 06/07/2023 19:56 PHAN NGUYÊN
Những điểm mới trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Để Luật BHXH (sửa đổi) đáp ứng tốt nhất cho NLĐ và NSDLĐ Luật Bảo hiểm xã hội và tương lai người lao động |
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
Vừa qua, tại Đà Nẵng, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cán bộ công đoàn về Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi).
Đồng chí Lê Đình Quảng, Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam; đồng chí Trần Hải Nam, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo LĐLĐ các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, đại diện Ban Chấp hành CĐCS một số doanh nghiệp.
Công đoàn có được trực tiếp khởi kiện doanh nghiệp?
Phát biểu ý kiến mở đầu Hội nghị, đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng cho biết, qua thực tế từng xử lý những vụ việc tại địa phương, ông cho rằng Điều 20 Luật BHXH về Quyền và trách nhiệm của công đoàn, cần cho phép công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được đại diện khởi kiện trực tiếp doanh nghiệp, thay vì cần phải có ủy quyền của tất cả NLĐ.
Đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
“Năm 2018, Công đoàn Đà Nẵng nhận ủy quyền của 196 NLĐ khởi kiện Công ty TNHH MTV TBO VINA liên quan đến vấn đề Công ty này nợ lương và nợ 14 tỉ BHXH khi chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn về nước. Để đòi được quyền lợi cho 196 NLĐ thì chúng tôi phải cần 196 đơn ủy quyền, 196 hồ sơ cho 196 vụ án. Rất tốn kém, vất vả và mất thời gian cho cả công đoàn và NLĐ. Tòa án tuyên công đoàn thắng kiện. Tuy nhiên, với tài sản bán được 1,5 tỉ nên NLĐ chỉ được giải quyết nợ tiền lương, không đủ đảm bảo về quyền lợi bảo hiểm cho NLĐ” đồng chí Lê Văn Đại dẫn chứng.
Từ thực tế đó, đồng chí Lê Văn Đại cho rằng cần phải thay đổi điều khoản cho phép công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được trực tiếp khởi kiện đối với Điều 20 Luật BHXH. Đồng thời mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp nào nợ BHXH 3 tháng. Ông cho rằng, điều này sẽ hạn chế được tình trạng một số công ty đã trừ tiền BHXH của NLĐ nhưng không đóng cho cơ quan BHXH. Trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn về nước thì NLĐ sẽ thiệt thòi về quyền lợi BHXH.
Đồng chí Lê Văn Đại đề xuất thêm, trong Điều 22 về quyền của NLĐ, cần bổ sung 02 khoản. Một là quyền NLĐ được khởi kiện cơ quan bảo hiểm khi cơ quan này không thực hiện nhiệm vụ thu BHXH, hai là bổ sung nội dung giải quyết các chế độ chính sách cho NLĐ khi doanh nghiệp đã bỏ trốn, phá sản, giải thể để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Đồng chí Đại cho rằng, cơ quan BHXH có trách nhiệm thu BHXH, trường hợp NLĐ đã bị trừ tiền BHXH mà doanh nghiệp chưa nộp thì cơ quan BHXH cũng phải có trách nhiệm trong việc này.
Đề xuất của đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng nhận được sự đồng tình của đồng chí Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế và đồng chí Trương Văn Hà, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi.
Sửa gì thì sửa nhưng đừng “Tăng mức đóng, giảm mức hưởng”
Đó ý kiến của đồng chí Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế về dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Đồng chí cho biết, Luật BHXH sửa đổi gần đây nhất năm 2014, tăng mức đóng, cụ thể là tăng tuổi đóng BHXH, nam từ 60 tuổi lên 62 tuổi, nữ từ 55 tuổi lên 60 tuổi. Tuy nhiên, lại giảm mức hưởng, ví dụ như trước đây như số năm đóng BHXH nữ tối đa 25 năm bây giờ lên 30 năm, nam 30 năm bây giờ lên 35 năm.
Đồng chí Trần Quang Vinh, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn Luật BHXH sẽ sửa những điều khoản mang lợi ích tốt nhất cho NLĐ. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
Đồng chí Trần Quang Vinh mong muốn Luật BHXH sửa những điều khoản mang lợi ích tốt nhất cho NLĐ theo nguyên tắc đóng - hưởng. Hiện nay, theo nguyên tắc đóng - hưởng - chia sẻ nên thiếu công bằng vì BHXH cũng là một trong những chính sách an sinh xã hội. Đồng chí cho rằng cần có chính sách để bù ngân sách khi cần thiết.
Phát biểu tại Hội nghị, ghi nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đại biểu, đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết sẽ tổng hợp các ý kiến tham gia góp ý của các cán bộ công đoàn để nghiên cứu, tiếp thu và hoàn thiện Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trước khi trình Chính phủ, Quốc hội.
Được biết, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) gồm 9 Chương (giữ nguyên số chương) và 133 Điều (nhiều hơn 8 điều so với Luật hiện hành). Nội dung sửa đổi tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn.
Theo lộ trình, Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 7/2023 và Quốc hội thảo luận, cho ý kiến vào tháng 10/2023
Những điểm mới trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) được xây dựng dựa trên 5 quan điểm chính. Nội dung sửa đổi tập trung vào 5 nhóm chính ... |
Để Luật BHXH (sửa đổi) đáp ứng tốt nhất cho NLĐ và NSDLĐ Sáng ngày 14/4/2023 tại Văn phòng B - Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến cán bộ công đoàn về dự ... |
Luật Bảo hiểm xã hội và tương lai người lao động Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được lấy ý kiến cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người lao động nhằm hoàn thiện ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 28/11/2024 10:40
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Cần đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động
Ngày 27/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) với nhiều thông tin quan trọng về việc hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động được quy định tại dự thảo luật. Xoay quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Như Ý, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đồng Nai.
Chính sách mới - 27/11/2024 19:09
Để Luật Công đoàn (sửa đổi) đi vào cuộc sống, tổ chức Công đoàn phải không ngừng đổi mới
Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương khi Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.
Chính sách mới - 27/11/2024 19:00
Luật Công đoàn (sửa đổi) - bước chuyển mình quan trọng trong giai đoạn mới
Ngày 27/11/2024, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Công đoàn sửa đổi với 6 chương và 37 điều, bổ sung thêm nhiều điểm mới quan trọng so với Luật hiện hành. Đây không chỉ là dấu mốc lịch sử trong công tác xây dựng pháp luật mà còn mở ra những cơ hội và trách nhiệm mới cho tổ chức Công đoàn trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
Công đoàn - 27/11/2024 11:52
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi): tháo gỡ điểm nghẽn, giúp tổ chức Công đoàn thực hiện tốt vai trò
Sáng nay (27/11), với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi). Luật Công đoàn (sửa đổi) được thông qua gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với Luật hiện hành.
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
- Ngoài lương hưu, trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ từ 1/7/2025
- Ngân hàng số VietinBank iPay "làm mới" trải nghiệm người dùng
- Chọn bất động sản xanh tại nội đô: Dự án đáng sống nhất Tây Nam Linh Đàm
- Tinh gọn bộ máy – một cuộc cách mạng để đất nước vươn mình
- Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10