Biên chế công đoàn hiện chỉ bằng 1/3 các tổ chức chính trị - xã hội khác

Hoạt động Công đoàn - MINH KHÔI

Nhiệm vụ của công đoàn đặc thù và ngày càng nặng nề nhưng biên chế công đoàn lại rất thấp so với các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Luật Công đoàn 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 đã xuất hiện những yêu cầu, đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Trong đó có việc tăng quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ.

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, cơ chế quản lý cán bộ công đoàn theo các quy định hiện nay của Đảng và các quy định pháp luật đã bộc lộ một số điểm chưa phù hợp.

Cơ chế cấp ủy địa phương giao biên chế cho tổ chức Công đoàn địa phương trong gói biên chế được cấp trên giao cho khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội dẫn đến sự không đồng bộ về biên chế trong cùng một cấp công đoàn.

Biên chế công đoàn hiện chỉ bằng 1/3 các tổ chức chính trị - xã hội khác
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Hà Quân

Việc phân bổ biên chế do cấp ủy địa phương quyết định trong khi đảm bảo nguồn tài chính lại do công đoàn cấp trên, dẫn tới thiếu đồng bộ trong việc phân bổ nhân lực và nguồn lực đảm bảo; không điều tiết được từ nơi thừa sang nơi thiếu trong phạm vi cả nước cũng như trong phạm vi của tỉnh, thành phố.

“Biên chế ít, lại thêm việc phân công về các tỉnh, thành ủy theo nguyên tắc số lượng đảng viên và dân số - tức là nơi nào đông dân, đông đảng viên thì nơi đó sẽ có nhiều biên chế. Nhưng nơi đông dân không có nghĩa là nơi ấy đông công nhân. Dẫn đến việc nơi có rất nhiều công nhân nhưng biên chế lại ít”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu – Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu thực trạng.

“Lần này Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất khi phân bổ biên chế về thì tham khảo, thống nhất ý kiến với Tổng Liên đoàn, thậm chí chúng tôi mới là người đánh giá địa bàn nào cần thêm biên chế công đoàn”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Trong bối cảnh xuất hiện cạnh tranh công đoàn, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và sự phát triển nhanh về số lượng doanh nghiệp, người lao động, đoàn viên công đoàn, nhiệm vụ của công đoàn đặc thù và ngày càng nặng nề, nhưng biên chế công đoàn lại rất thấp so với các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Theo báo cáo của các LĐLĐ tỉnh, thành phố, tính đến 31/3/2024, tổng số biên chế cấp ủy địa phương giao cho 04 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tính cả cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là 62.141 biên chế, trong đó: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: 16.116 biên chế; Hội Nông dân: 14.436 biên chế; Hội Liên Hiệp Phụ nữ: 15.509 biên chế; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: 16.080 biên chế. Trong khi đó, tổng số biên chế công đoàn địa phương được các tỉnh ủy, thành ủy giao năm 2024 là 5.119 biên chế.

Cán bộ công đoàn cơ sở đa số hoạt động kiêm nhiệm, chịu sự chi phối từ chủ doanh nghiệp do họ là người lao động, nhận lương từ doanh nghiệp. Đây là thực tế khó khăn của cán bộ công đoàn cơ sở, nhất là ở những doanh nghiệp có đông công nhân lao động.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu cho biết: “Tại công đoàn cơ sở hiện nay đang vì không có cán bộ công đoàn chuyên trách nên chúng ta phải chấp nhận ông chủ doanh nghiệp tự tuyển người về làm cán bộ công đoàn. Ông ấy tuyển về, lại còn trả lương, cho nên để anh em nói tiếng nói độc lập, mạnh mẽ, quyết liệt quả là khó”.

Do vậy, Tổng Liên đoàn đề xuất ở những doanh nghiệp có từ 1.000 lao động trở lên, cần bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn trả lương. Đối tượng này nên là hợp đồng lao động để thuận lợi xử lý các vấn đề về cán bộ và trả lương, phù hợp với mặt bằng tiền lương trong doanh nghiệp.

Việc cơ cấu cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp có đông công nhân do công đoàn quản lý, trả lương đảm bảo tiếng nói độc lập, mạnh mẽ của cán bộ công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.

Tổng LĐLĐ Việt Nam kỳ vọng việc sửa đổi, bổ sung quy định giao quyền cho Tổng Liên đoàn chủ động đề xuất số lượng cán bộ công đoàn là cán bộ, công chức, viên chức trong toàn hệ thống tạo ra sự đồng bộ về biên chế trong hệ thống công đoàn.

Phân bổ biên chế đi đôi với việc cân đối nguồn tài chính đảm bảo chi hành chính và chi cho hoạt động phong trào của các cấp công đoàn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính công đoàn. Đồng thời nâng cao trách nhiệm trong quản lý biên chế; quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn.

Ngoài ra, việc trao quyền chủ động cho Tổng Liên đoàn quyết định số lượng cán bộ công đoàn là lao động hợp đồng trong cơ quan chuyên trách và công đoàn cơ sở nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt trong bố trí cán bộ công đoàn, đáp ứng yêu cầu phát triển đoàn viên trong từng thời điểm, giai đoạn, góp phần nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Vấn đề biên chế công đoàn từng nhận được ý kiến thảo luận. Trong Hội thảo về phát triển đội ngũ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, công đoàn mới đây, đồng chí Đặng Ngọc Tùng – nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị số lượng biên chế cho công đoàn không nên phụ thuộc vào số dân của tỉnh, thành, ngành mà phải phụ thuộc số lượng đoàn viên, người lao động, doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế của từng ngành, từng địa phương.

Đồng chí Đặng Ngọc Tùng cho rằng cách giao biên chế cho tổ chức Công đoàn hiện chưa phù hợp với sự phát triển của tổ chức, gây nhiều khó khăn, bức xúc cho các cấp công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Video: Đồng chí Nguyễn Văn Cảnh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang trả lời phỏng vấn Tạp chí Lao động và Công đoàn trong chương trình "3 phút cùng đại hội".

Theo Nghị quyết số 793/NQ-UBTVQH15 ngày 07/6/2023 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam được phân công là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Hiện nay, dự án Luật Công đoàn đã được trình Quốc hội để xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Trên cơ sở kế thừa Luật Công đoàn 2012, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 06 chương, 36 điều (sửa đổi, bổ sung 32 điều; thêm mới 4 điều), bỏ 01 điều so với Luật Công đoàn 2012; với một số vấn đề cơ bản sau:

- Đề xuất tăng quyền chủ động của tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ.

- Kế thừa và giữ nguyên đối tượng nộp và mức đóng 2% kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành.

- Tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn Việt Nam.

- Bảo đảm thời gian hoạt động công đoàn cho cán bộ công đoàn không chuyên trách.

- Về quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Phát triển đội ngũ lãnh đạo từ công nhân, công đoàn: Phát triển đội ngũ lãnh đạo từ công nhân, công đoàn: "Không được làm theo phong trào"

Xây dựng đội ngũ cán bộ trưởng thành từ công nhân, công đoàn luôn được Đảng ta quan tâm song hiện nay kết quả chưa ...

Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng Có những giáo viên làm thêm 3 tháng hè để 9 tháng còn lại không phải lo lắng

Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam nói ...

Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời” Giấc mơ nhà công vụ của giáo viên nơi “đỉnh trời”

Tại những nơi buồn vắng của “đỉnh trời” Cao Bằng, rất nhiều giáo viên hằng ngày phải vật lộn dưới những mái nhà xập xệ ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Công ty TNHH MTV Hoàng Dũng: Khẳng định vai trò công đoàn trong doanh nghiệp

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Công ty TNHH MTV Hoàng Dũng: Khẳng định vai trò công đoàn trong doanh nghiệp

Được thành lập vào năm 2014, trực thuộc Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Trị và thuộc khối doanh nghiệp tư nhân, Công đoàn Công ty TNHH MTV Hoàng Dũng luôn thực hiện tốt vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc phối hợp chuyên môn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên và bảo đảm việc làm cũng như quyền lợi chính đáng của đoàn viên, người lao động trong doanh nghiệp.

Tạp chí Lao động và Công đoàn cảm ơn những lời chúc mừng dịp 21/6

Hoạt động Công đoàn -

Tạp chí Lao động và Công đoàn cảm ơn những lời chúc mừng dịp 21/6

Những ngày qua, trong không khí phấn khởi của ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), Tạp chí Lao động và Công đoàn đón nhận nhiều lẵng hoa và lời chúc mừng của các đồng chí lãnh đạo, đại diện nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tạp chí Lao động và Công đoàn đoạt Giải C Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII

Hoạt động Công đoàn -

Tạp chí Lao động và Công đoàn đoạt Giải C Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII

Loạt bài 5 kỳ "Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên" của Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa đoạt giải C Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 ở hạng mục phóng sự điều tra (báo điện tử).

Để báo chí đồng hành, truyền thông hiệu quả về Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Để báo chí đồng hành, truyền thông hiệu quả về Công đoàn

Lan tỏa kịp thời hình ảnh, hoạt động của Công đoàn là mục tiêu đề ra trong chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng với các cơ quan thông tấn báo chí về truyền thông công đoàn giai đoạn 2024 – 2028.

Công đoàn huyện Hải Lăng: Điểm tựa của đoàn viên, người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn huyện Hải Lăng: Điểm tựa của đoàn viên, người lao động

Phát huy vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, thời gian qua, các cấp công đoàn trên địa bàn huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Từ đó tạo động lực khích lệ đoàn viên làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn.

Công đoàn Tây Ninh: Tổng kết Tháng Công nhân 2024 và tuyên dương công nhân lao động

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Tây Ninh: Tổng kết Tháng Công nhân 2024 và tuyên dương công nhân lao động

Ngày 19/06, LĐLĐ Tây Ninh tổ chức Tổng kết Tháng Công nhân 2024 và tuyên dương công nhân lao động tiêu biểu giai đoạn 2022-2023.

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên

Đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào? Tôi công nhân

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 22/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Tổ chức tuyên truyền tập huấn về phòng, chống ma túy cho công nhân lao động Công đoàn số

Tổ chức tuyên truyền tập huấn về phòng, chống ma túy cho công nhân lao động

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành kế hoạch số 91/KH-TLĐ về tổ chức tuyên truyền, tập huấn giáo dục về phòng, chống ma túy cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Những chuyển biến mạnh mẽ từ quá trình triển khai đưa nghị quyết vào cuộc sống

Hoạt động Công đoàn -

Những chuyển biến mạnh mẽ từ quá trình triển khai đưa nghị quyết vào cuộc sống

Đó là nhận định của đồng chí Nguyễn Xuân Hùng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội nghị Khảo sát, đánh giá kết quả 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 20 Hội nghị lần thứ 6 của BCH Trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, được tổ chức tại LĐLĐ tỉnh Nghệ An vào sáng 18/6/2024.

Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 2)

Hoạt động Công đoàn -

Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 2)

Nếu có một số doanh nghiệp chưa coi trọng tổ chức Công đoàn thì với Tổng công ty Thương mại Quảng Trị thì hoàn toàn ngược lại. Kỹ sư Hồ Xuân Hiếu - Chủ tịch Hội đồng quản trị của doanh nghiệp này, trong các cuộc trò chuyện đều nhắc đến vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn và cán bộ công đoàn. Anh cười nhẹ nhàng nhưng nói thì chắc nịch: “Chúng tôi luôn xem công đoàn là một trong những tổ chức nòng cốt của đơn vị. Ở đâu không biết nhưng ở doanh nghiệp chúng tôi, công đoàn thực sự rất đắc lực và luôn làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Xin các anh cứ thoải mái tìm hiểu xem tôi nói liệu có chính xác đến đâu?”.

Tuyên truyền sâu, rộng về truyền thống vẻ vang 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam

Hoạt động Công đoàn -

Tuyên truyền sâu, rộng về truyền thống vẻ vang 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam

Đó là chỉ đạo của đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hội nghị Quán triệt Hướng dẫn số 156-HD/BTGTW của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (29/7/1929 - 29/7/2023).

Đại biểu Quốc hội ủng hộ duy trì đóng 2% phí Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Đại biểu Quốc hội ủng hộ duy trì đóng 2% phí Công đoàn

Các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ tán thành việc quy định kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Việc này cũng nhằm tạo điều kiện cho việc tăng cường bố trí nguồn kinh phí công đoàn cho các hoạt động của công đoàn cơ sở…

Công đoàn Cục Hải quan Quảng Trị: Chăm lo tốt người lao động, hướng về vì cộng đồng

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Cục Hải quan Quảng Trị: Chăm lo tốt người lao động, hướng về vì cộng đồng

Song song với việc thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhiều năm qua, Công đoàn Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị đã quan tâm, chăm lo tốt về đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động; đồng thời, triển khai hiệu quả nhiều hoạt động vì cộng đồng. Qua đó đã góp phần tạo niềm tin, động lực cho tập thể cán bộ, công chức, người lao động nỗ lực hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Tháng Công nhân ở Gia Lai: Người lao động là chủ thể được chăm lo

Hoạt động Công đoàn -

Tháng Công nhân ở Gia Lai: Người lao động là chủ thể được chăm lo

Đây là khẳng định của đồng chí Rơ Lan Nga – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn về kết quả hoạt động Tháng Công nhân của các cấp công đoàn tỉnh này.

Xây “mái nhà thứ 2” giúp giáo viên vùng khó yên tâm gieo chữ

Hoạt động Công đoàn -

Xây “mái nhà thứ 2” giúp giáo viên vùng khó yên tâm gieo chữ

Câu chuyện về những khó khăn của thầy, cô giáo gieo chữ vùng cao tỉnh Quảng Trị luôn là điều mà khi nghe đến, bất chợt ta thấy biết ơn và tri ân. Với các thầy cô giáo công tác ở vùng khó, nhiệm vụ của họ không chỉ đơn thuần là dạy học mà còn là sứ mệnh vươn lên, vượt qua những khó khăn địa lý, đời sống và văn hóa để mang ước mơ đến với trẻ em miền núi. Với chúng tôi, những cán bộ công đoàn trân trọng và thấu hiểu những đóng góp lớn lao đó, càng mong muốn giúp sức hỗ trợ phần nào trên con đường lặng thầm của thầy, cô.

LĐLĐ Tiền Giang: Người lao động hạnh phúc khi được nhận “Mái ấm Công đoàn”

Công đoàn -

LĐLĐ Tiền Giang: Người lao động hạnh phúc khi được nhận “Mái ấm Công đoàn”

LĐLĐ Tiền Giang có nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, NLĐ khó khăn. Đặc biệt phải kể đến những căn “Mái ấm Công đoàn” được Công đoàn Tiền Giang hỗ trợ xây dựng cho đoàn viên có khó khăn về nhà ở.

"Bộ nhận diện” Tháng Công nhân năm 2024 của các cấp Công đoàn Nghệ An

Hoạt động Công đoàn -

"Bộ nhận diện” Tháng Công nhân năm 2024 của các cấp Công đoàn Nghệ An

Mô hình mới, cách làm sáng tạo trên cơ sở bám sát quan điểm chỉ đạo của LĐLĐ tỉnh đã làm nên “bộ nhận diện” Tháng Công nhân năm 2024 của các cấp Công đoàn Nghệ An.

Thái Nguyên: Để thỏa ước lao động tập thể không còn mang tính hình thức

Hoạt động Công đoàn -

Thái Nguyên: Để thỏa ước lao động tập thể không còn mang tính hình thức

Nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là mục tiêu, cũng là trăn trở của cán bộ công đoàn tỉnh Thái Nguyên nhằm mang lại nhiều quyền lợi nhất cho đoàn viên, góp phần giảm thiểu mâu thuẫn, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong các doanh nghiệp.