Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm
Kinh tế - Chính sách - 25/05/2023 14:42 Phạm Xuân Dũng PHẠM XUÂN DŨNG
Chuyện lạ đáng phẫn nộ, lên án lại có thật 100%. Hai công trình thủy điện Krông Nô 2 thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng có vốn đầu tư 1400 tỷ đồng và Krông Nô 3 thuộc huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng và huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk với vốn đầu tư 700 tỷ đồng chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình nhưng vẫn vận hành đưa vào phát điện. Cả hai công trình này đều thuộc Công ty CP Thủy điện Trung Nam - Krông Nô.
Nhưng chuyện lạ chưa hết. Được biết cả hai công trình này đưa vào sử dụng từ năm 2016, tức là hoạt động đã ... 7 năm nay. Công trình thủy điện to gấp nhiều lần “con đại khủng long” ngang nhiên vận hành trong nhiều năm như thế mà không bị cơ quan chức năng "thổi còi" há chẳng phải là chuyện lạ hay sao? Mãi đến tháng 3 vừa qua, đoàn thanh tra của Sở Công thương Lâm Đồng mới phát hiện thì thật là khó hiểu và khó lý giải trước cấp có thẩm quyền và trước dư luận. Một vài câu hỏi đương nhiên được bật ra như một phản xạ tự nhiên: "Trong suốt gần 7 năm nay, Sở Công thương Lâm Đồng ở đâu, làm gì để thể hiện vai trò quản lý Nhà nước của mình với các công trình thủy điện nói trên? Nếu nói không biết, không có thông tin thì liệu có ai tin không, còn nếu nói có biết nhưng không thực thi chức trách, công vụ được giao thì nên xử lý thế nào?".
Nhưng chuyện lạ chưa phải đã hết. Sau khi thanh tra xong thì Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng thay vì kiến nghị xử lý đúng theo quy định thì mới may ra được xem là "lập công chuộc tội". Như vậy có nghĩa là ngoài hình thức phạt tiền còn phải sử dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể là buộc hai công trình thủy điện vi phạm nộp lại lợi nhuận bất hợp pháp trong gần 7 năm qua, nộp vào ngân sách Nhà nước. Thế nhưng, đằng này ngược lại, cơ quan này kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng "bỏ qua" việc phạt khắc phục hậu quả. Nếu đây không phải là dấu hiệu bao che sai phạm, "giơ chưa cao đã đánh khẽ" thì nên gọi là gì mới phải? Lại một câu hỏi cũng tự nhiên bật ra tiếp theo: "Tại sao hai “đại khủng long” thủy điện này lại được ưu ái đến mức như vậy?".
Được biết UBND tỉnh Lâm Đồng không đồng ý với phương án xử lý do Sở Công thương Lâm Đồng kiến nghị. UBND tỉnh này yêu cầu xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Điều này là cần thiết và đáng hoan nghênh, góp phần giữ nghiêm kỷ cương.
Qua vụ việc này, có hai điều cần được quan tâm đúng mức: một là, cần phải xử lý nghiêm sai phạm của hai công trình thủy điện, hai là: cần xử lý nghiêm cơ quan không chịu xử lý nghiêm sai phạm như Sở Công thương Lâm Đồng. Vì chỉ có như thế mới thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, đề cao trách nhiệm của cơ quan chức năng và công chức, kể cả việc củng cố đạo đức công vụ ở địa phương.
Sự việc đang thu hút dư luận, mượn cách nói của cụ Nguyễn Du là "quan trên trông xuống, người ta trông vào", cả việc chờ đợi giải đáp những câu hỏi đã nêu. Việc xử lý đang được tiến hành, còn kết cục thế nào xin mọi người xem tiếp hồi sau sẽ rõ.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.
“Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 09/06/2023 19:39
EVN - Xin lỗi rồi sao nữa?
“Việc thiếu điện là trách nhiệm không thể biện minh của cơ quan quản lý nhà nước và ngành Điện, chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới tất cả Nhân dân, doanh nghiệp" ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương mới nói như thế! Chịu trách nhiệm không khó, xin lỗi cũng dễ nhưng làm thế nào để đủ điện mới là điều cần thiết!

Kinh tế - Chính sách - 05/06/2023 18:27
Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế
70.000 lao động ngành dệt may trên cả nước thôi việc, mất việc và 66.600 người bị giảm giờ làm, trong năm tháng đầu năm 2023! Đấy là chưa kể hàng loạt ngành khác đang chịu tác động tương tự như da giày, chế biến thủy sản, gỗ, sản xuất linh kiện điện tử, bất động sản, dịch vụ...

Kinh tế - Chính sách - 02/06/2023 21:33
EVN - Lỗ lớn và lời to
Điện thiếu, giá tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ khủng không chỉ khiến mùa hè khắp nơi thêm nóng mà còn được đưa vào nghị trường bàn luận sôi nổi. Trong khi EVN đưa ra vô vàn lý do khách quan biện minh cho những thất bát của mình thì không ít những ý kiến trái chiều cho rằng họ phải xem lại năng lực quản lý điều hành. Đấy là chưa kể việc các công con lời khá lớn thì tập đoàn mẹ lại lỗ hàng chục ngàn tỷ chưa có câu trả lời thuyết phục.

Kinh tế - Chính sách - 27/05/2023 19:24
Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!
Tôi dùng chữ “hạ bệ”, vốn xưa nay chỉ dùng cho việc hạ thấp ý nghĩa, thanh danh của một thần tượng trong trường hợp này, để muốn nhấn mạnh rằng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng chính là một thần tượng về kiến trúc và văn hoá trong lòng người dân Thủ đô và cả nước từ hàng trăm năm nay, là biểu tượng mang nhiều dấu ấn lịch sử khó phai mờ của khu vực trung tâm Thủ đô trong lòng tất cả những ai yêu quý Hà Nội.
Văn hóa - Xã hội

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

“Bài toán” học đại học

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp
Môi trường - Sức khỏe

Nước đến chân mới nhảy

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
