“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”
Cà phê tối - 28/06/2023 17:41 PHẠM XUÂN DŨNG
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng" - câu nói tâm huyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời vẫn luôn có ý nghĩa thời sự với mọi linh vực của đời sống xã hội, kể cả với chuyện chế độ chính sách đãi ngộ cán bộ, nhân viên dân số - kế hoạch hóa gia đình tham gia phòng chống đại dịch Covid-19 vừa qua. Đây là một trong những vấn đề thời sự nóng hổi thu hút dư luận trong thời gian gần đây và cho đến lúc này vẫn vậy.
Vắn tắt thế này: Theo Nghị định 05/2023 NĐ-CP của Chính phủ thì chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập đã tham gia phòng chống đại dịch Covid-19 vừa qua, cụ thể phụ cấp 100%. Nhưng có một điều trớ trêu là cán bộ, nhân viên công tác dân số không nằm trong diện này. Và mặc dù lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) - cơ quan tham mưu Nghị định này trả lời phỏng vấn Báo Lao động đã giải thích tựu trung rằng chính sách như thế là hợp lý nhưng xem ra dư luận không hề thỏa mãn. Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật Quốc hội, đoàn ĐBQH Đồng Tháp khi phát biểu trên VTV đã khẳng định: “Cán bộ dân số cũng phải được hỗ trợ 100%”. Còn Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - ông Nguyễn Doãn Tú khi trả lời phỏng vấn tạp chí Lao động và Công đoàn cũng đã nhắc đi, nhắc lại nhiều lần hai chữ "công bằng". Ông bày tỏ: "Mong muốn của chúng tôi chỉ là được đối xử công bằng". Còn rất nhiều cán bộ, nhân viên dân số đã rất bức xúc trước chuyện "nhất bên trọng, nhất bên khinh" trong chính sách đãi ngộ.
Từ câu chuyện trên có thể thấy rằng:
Cơ quan tham mưu cho Chính phủ là Bộ Y tế, trước đó là Vụ Tổ chức cán bộ đã không sâu sát với công việc của những lực lượng tham gia chống dịch dẫn đến chuyện ra đời chính sách chưa phù hợp thực tế, cách làm còn quan liêu, nhất là khi chưa tham vấn ý kiến của một số cơ quan hữu quan; chính những điều này dẫn đến việc hoạch định và ban hành "chính sách phòng lạnh" xa rời thực tế, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tâm tư hàng vạn cán bộ, nhân viên dân số và gia đình của họ, làm chùng lại khí thế thi đua của những người đã nhiệt tình vì công việc chung hệ trọng như phòng chống dịch Coivid-19.
Việc tham mưu cho ra Nghị định 05 không chỉ tạo nên sự so le, bất bình đẳng trong thu nhập mà còn hàm chứa sự đánh giá đóng góp của cán bộ, nhân viên dân số, vô hình trung, chưa nhìn thấy hết vai trò của họ trong cuộc chiến chống đại dịch, góp phần đáng kể đem lại cuộc sống bình yên và an toàn cho xã hội. Đây cũng là bài học cần nghiêm khắc nhìn nhận và rút kinh nghiệm tương xứng cho công tác về sau.
Nếu thấy bất cập, sai sót, chưa phù hợp thực tế thì phải sửa sai, điều chỉnh chính sách một cách khẩn trương để đem lại sự công bằng trong đánh giá lao động, trong đãi ngộ và hưởng thụ một cách chính đáng và phù hợp với quy định hiện hành. “Sửa giày” chứ không ai lại “sửa chân” và không thể “sửa chân”, không thể "Đẽo chân cho vừa giày khi ban hành chính sách".
"Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng" đó là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong đánh giá lao động và chính sách đãi ngộ, bởi khi đã thiếu công bằng thì nảy sinh bất công là điều dễ hiểu, vì vậy, cần phải phòng ngừa. Nước giàu mạnh đến mấy cũng phải tôn trọng và thực hiện sự công bằng, càng phải đề cao sự công bằng trong mọi việc, nước đang phát triển, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, dân trí chưa cao, chưa đồng đều thì công bằng xã hội lại cũng cần đặt lên hàng đầu.
Mong rằng các bộ ngành hữu quan và các tổ chức Công đoàn tiếp tục quan tâm và đồng hành với cán bộ, nhân viên dân số để niềm vui và nụ cười sớm trở lại trên môi những người lao động nhiệt tình, nhiều thời điểm họ đã dấn thân vào gian nan, nguy hiểm.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 31/03/2025 14:38
Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Gần 6 triệu lượt người xem 2 phiên livestream tranh cãi về chuyện tình ái của một streamer đã khiến dư luận bùng nổ. Nhưng đằng sau “cú nổ” ấy không phải là chuyện “anh kia cặp với chị này” mà là đỉnh điểm của sự vô bổ tới ngớ ngẩn của giải trí mạng.

Cà phê tối - 29/03/2025 06:09
Động đất thì phải làm gì?
Trận động đất xảy ra ở Myanmar vào hôm qua (28/3) đã ảnh hưởng tới hàng loạt các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sự kiện này được đánh giá là thảm họa thiên tai tồi tệ nhất của Đông Nam Á, trong nhiều năm.

Cà phê tối - 26/03/2025 15:19
Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
Bà Nguyễn Thị Nguyệt- chủ nhân của tờ vé số trúng 2 tỷ đồng bị rách- vừa được tuyên thắng kiện trong vụ việc bà khởi kiện Công ty Xổ số Huế. Bà được nhận thưởng 2 tỷ đồng, đồng thời, Công ty Xổ số Huế phải chịu toàn bộ án phí.

Cà phê tối - 24/03/2025 17:13
Hà Nội 12 mùa “check-in”
Hà Nội vẫn nổi tiếng với 12 mùa hoa, song thời đại khác đã khiến việc thưởng hoa sâu lắng thành xa xỉ. Khi mỗi mùa hoa là một độ các “nàng thơ” tụ tập kín các gốc cây, cố để đem về những khuôn hình đẹp nhất “cúng phây”.

Cà phê tối - 22/03/2025 14:59
Lao động dôi dư thời AI
Không chỉ lĩnh vực công, các doanh nghiệp tư nhân hay các tập đoàn lớn đều đang trong quá trình tinh gọn sâu rộng. Thị trường lao động đang trở nên phức tạp hơn lúc nào hết.

Cà phê tối - 19/03/2025 14:04
Uống rượu giải sầu và chiếc “xe điên”
Buồn chuyện gia đình, Ngọc đi nhậu. Trong hơi men, Ngọc muốn ra nghĩa trang tâm sự với người cha đã quá cố. Tuy nhiên, trên đường đi, Ngọc đã gây tai nạn thảm khốc.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới
- Mô hình “Điểm sinh hoạt văn hóa Công đoàn”: Nơi nuôi dưỡng tâm hồn người lao động
- Nội dung tuyên truyền của của Tổng LĐLĐ Việt Nam tháng 4/2025
- Những người thầm lặng góp phần dựng xây TP. Hồ Chí Minh hiện đại
- Tăng mức phụ cấp lưu trú với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác