Tiếp tục kê đơn và “bốc thuốc” cho bệnh sợ trách nhiệm
Kinh tế - Chính sách - 26/06/2023 17:38 PHẠM XUÂN DŨNG
Trước căn bệnh sợ trách nhiệm, không dám quyết đoán, không dám tham mưu của một số cán bộ, đảng viên có chức vụ ở các cấp, các ngành, các địa phương, các nhà lãnh đạo của nước ta đã có những chỉ đạo kịp thời.
Công điện 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã "kê đơn, bốc thuốc" với chỉ đạo 5 không.
"Không trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ những công việc thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan".
Động thái đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên dù rằng như vậy là không đúng quy định một khi đã có sự phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng nhưng nhiều người cứ muốn "đá" trái bóng trách nhiệm lên cấp trên, nếu được thì cũng kể ra sự đóng góp của mình, coi đó là thành tích, nếu có sự cố gì thì cũng có thể "phủi tay" như thể vô can; việc này đã kéo dài thời gian xử lý công việc, gây thiệt hại cho địa phương, doanh nghiệp và người dân.
"Không giải quyết các công việc được xác định thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan khác".
Dân mình vẫn có câu cửa miệng rất rõ ràng: "Việc ai, người ấy làm". Cho nên chỉ đạo này nhằm tránh việc giải quyết công việc không phải là nhiệm vụ của mình, dẫn đến nhầm vai công vụ.
"Không chuyển công việc thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan mình sang bộ, cơ quan khác".
Cùng với việc "đá" trái bóng trách nhiệm lên cấp trên thì những cán bộ sợ trách nhiệm thường xuyên gởi công văn đến các bộ, cơ quan khác, cũng với múc đích né tránh trách nhiệm dù nhiều khi họ chẳng mấy liên quan, đó cũng là cách thoái thác trách nhiệm, đùn đẩy việc lẽ ra là của mình, của cơ quan mình sang cho người khác ở cơ quan khác.
"Đối với bộ, cơ quan được lấy ý kiến không trả lời hoặc chậm trả lời (khi quá thời hạn quy định) thì được xác định là đồng ý với ý kiến và đề xuất của cơ quan lấy ý kiến theo đúng quy định".
Lâu nay vẫn tồn tại tình trạng khá phổ biến, người gửi/cơ quan gửi thì việc gửi, còn người phải trả lời/ cơ quan phải trả lời theo quy định lại cứ bình chân như vại, thích thì trả lời, không thích thì không trả lời. Nhưng điều oái ăm là ngay cả khi không trả lời đồng ý hay không cũng vẫn không chịu trách nhiệm. Với chỉ đạo này thì nếu quá thời hạn quy định mà không trả lời thì mặc nhiên coi là đồng ý và đương nhiên phải chịu trách nhiệm về sự đồng ý này.
Bệnh đã chỉ rõ và phân tích như trên. Còn thuốc thì sao?
Việc "kê đơn" đặc trị căn bệnh sợ trách nhiệm cũng cần phải có sự quyết tâm chính trị, thể chế hóa công tác xử lý và cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân, tập thể. Cần xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ. Phải đánh giá cán bộ bằng những tiêu chí cụ thể, hiệu quả công việc rõ ràng, không còn chung chung, không xuề xoà bằng những hình thức như bình xét, lấy phiếu tín nhiệm, tham khảo dư luận, nghe ngóng tâm nguyện của người dân, của cán bộ cấp trên và cấp dưới, đánh giá đạo đức cá nhân, người thân trong gia đình, kê khai tài sản, ...
Những người thiếu trách nhiệm, năng lực yếu hay cả hai cần được xem xét để thay thế nếu không đảm đương đúng mức công việc của mình. Mặt khác, cần có cơ chế kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, coi đó là những tấm gương sáng cần được học tập và lan tỏa trong cộng đồng. Cần phải làm gương một số trường hợp cả biểu dương và xử lý để xã hội nhìn vào.
Từ bệnh sợ trách nhiệm đến bệnh vô trách nhiệm là khoảng cách gần, nếu không phòng ngừa và chữa trị từ xa thì hội chứng này có nguy cơ lây lan rất nguy hiểm, kéo lùi sự tiến bộ xã hội và có thể làm nản lòng những người khao khát đóng góp cho cộng đồng.
Nói như thể một câu ngạn ngữ: "Hãy xắn tay áo lao vào công việc, tôi sẽ biết anh là người ra sao?". Và cộng đồng chắc càng không thể nhầm lẫn. Xã hội hôm nay đang rất cần những con người dấn thân và hành động vì quê hương đất nước.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất