Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý"
Đời sống - 13/06/2024 10:28 TRẦN LƯU
Tăng lương tối thiểu 200.000 - 280.000 đồng để đảm bảo mức sống tối thiểu |
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI tăng 4,03% so với cùng kỳ năm 2023. Trong mức tăng này, có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
Đáng chú ý, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,7% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,54 điểm phần trăm.
Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,87%, tác động làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.
Chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,49%, làm CPI chung tăng 1,03 điểm phần trăm, do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào và giá thuê nhà ở tăng cao. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,6%, tác động làm CPI chung tăng 0,07 điểm phần trăm.
Ngược lại, chỉ số giá nhóm bưu chính, viễn thông 5 tháng đầu năm 2024 giảm 1,46% so với cùng kỳ năm trước do giá điện thoại thế hệ cũ giảm khi các doanh nghiệp áp dụng chương trình giảm giá, kích cầu đối với các dòng điện thoại thông minh đưa ra thị trường sau một thời gian.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu. Ảnh: An Đăng/TTXVN |
Phó Thủ tướng cho biết, thời gian qua, lạm phát được kiểm soát tốt nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép (4,5%), phục vụ cho ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo cung cầu hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu.
Công tác quản lý, điều hành giá trong những tháng đầu năm tiếp tục gặp áp lực, thách thức trước những biến động giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới. Chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất của đồng đô la neo cao, lạm phát tuy có giảm trong giai đoạn đầu nhưng vào thời điểm này đã đi theo chiều ngang. Một số quốc gia xảy ra xung đột vũ trang, căng thẳng chính trị… làm đứt gãy chuỗi cung ứng, vận chuyển hàng hóa.
Những tháng còn lại của năm 2024, áp lực lạm phát vẫn thường trực, đặc biệt là việc đứt gãy chuỗi cung ứng vận tải biển làm chi phí vận tải tăng lên, một số mặt hàng dịch vụ theo yêu cầu cơ cấu giá thành đòi hỏi phải tăng giá…
Vì vậy, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa thị trường thế giới và trong nước, để đề ra những giải pháp và kịch bản phù hợp, kịp thời, tinh thần phải kiểm soát được trong mức giới hạn Quốc hội cho phép là 4,5%.
“Theo tôi đánh giá, và các bộ, cơ quan chuyên môn trong Chính phủ nhận định, nếu không có gì biến động đột biến thì chúng ta kiểm soát tốt. Vừa rồi Thủ tướng đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, đề nghị kiểm soát lạm phát ở mức thấp, dưới 4%, tăng trưởng ở mức cao, cố gắng đạt 6,5% GDP”.
Phó Thủ tướng nói và cho biết thêm: Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực tham mưu cho Chính phủ và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo thẩm quyền, trong đó có một số giải pháp quan trọng như đảm bảo thông suốt cung ứng lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao như dịp Tết Nguyên đán.
Các mặt hàng chiến lược được đáp ứng tốt, không để xảy ra tình trạng đứt gãy, trong đó có mặt hàng xăng dầu, điện, trong mọi tình huống, chúng ta không để thiếu điện; tăng cường kết nối logistics, thúc đẩy tiêu thụ xuất khẩu hàng hóa nông, thủy sản; tăng cường quản lý điều hành giá trong dịp lễ, tết, chuẩn bị sớm phương án điều hành các mặt hàng nhà nước định giá theo lộ trình; giảm mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường ngoại hối, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; triển khai các gói tín dụng hỗ trợ các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt chính sách tài khóa phối hợp tốt…
Công nhân lao động mua sắm đồ dùng thiết yếu trên địa bàn Cần Thơ. Ảnh: Tr.L. |
Các giải pháp trên một mặt góp phần kiểm soát lạm phát, mặt khác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng – hai mục tiêu rất lớn được thực hiện cân bằng trong thời gian qua.
Thời gian tới, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành theo dõi sát diễn biến giá cả hàng hóa thị trường thế giới và trong nước để đề ra những giải pháp và kịch bản phù hợp, kịp thời, tinh thần phải kiểm soát được trong mức giới hạn Quốc hội cho phép là 4,5%. Đảm bảo thông suốt việc cung ứng và lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
Theo quy luật, "nhu cầu có mà hàng thiếu thì giá dứt khoát tăng, sản xuất thừa, nhu cầu không đáp ứng thì lãng phí cho xã hội. Do đó, các bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực của mình điều phối cho tốt, không để tăng giá, đáp ứng được yêu cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu và chiến lược lớn, có tác động lớn đến chỉ số CPI", Phó Thủ tướng nêu rõ.
Theo Phó Thủ tướng, trong bối cảnh tâm lý kỳ vọng là rất lớn khi tăng lương vào thời điểm 1/7 sắp tới, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các cơ quan cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình niêm yết thực hiện các chính sách, quy định về giá, trong đó kiểm tra yếu tố hình thành giá, không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý, làm mất đi ý nghĩa của việc tăng lương.
Đồng thời, cần phải kiểm tra, kiểm soát, giám sát, đặc biệt là đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, niêm yết giá tại các chợ truyền thống.
Bên cạnh đó cần chú trọng công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Bộ Tài chính phối hợp, đôn đốc theo sát tình hình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn quy định chi tiết thi hành Luật Giá. Bộ Thông tin và Truyền thông chú trọng công tác truyền thông, tạo sự đồng thuận trong xã hội, để người dân hiểu, chia sẻ và nhận thức cho đúng...
Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng 2,78 triệu cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm khối lực lượng vũ trang). Trong đó, khoảng 80% người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Thời gian qua, chính sách tiền lương còn tồn tại nhiều bất cập, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Từ thực tế này, cơ quan chức năng đề ra mục tiêu của chính sách cải cách tiền lương đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Theo đó, từ ngày 1/7, chính sách cải cách tiền lương lần này có hiệu lực. Cùng với việc bỏ mức lương cơ sở công chức, viên chức sẽ được hưởng nhiều chính sách như: tăng lương 30%, nhận lương theo vị trí việc làm. Dự kiến tổng kinh phí cải cách tiền lương giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499.000 tỷ đồng. Trong đó, chi cho cải cách tiền lương 470.000 tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu 11.100 tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công 18.000 tỷ đồng. |
5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối ... |
Tăng lương giúp người lao động “lăn xả với công việc” Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV có 2 nội dung quan trọng được đông đảo công nhân, ... |
Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương cần phù hợp với nghề nặng nhọc Tại Hội nghị “Gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang với công nhân lao động”, công nhân ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh