agribank-plus-4112024-522025

Tăng lương tối thiểu 200.000 - 280.000 đồng để đảm bảo mức sống tối thiểu

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Chi tiết thay đổi mức lương tối thiểu của người lao động trước và sau 1/7/2024

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến các bộ, ngành và nhân dân về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Một trong những nội dung chính là đề xuất tăng điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành, thời gian dự kiến áp dụng từ ngày 1/7/2024.

Đề xuất mức lương tối thiểu tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ ngày 01/07/2022.

Trong đó, mức lương tối thiểu tháng điều chỉnh tăng bình quân 6% so với năm 2020, với các mức: vùng I là 4.680.000 đồng, vùng II là 4.160.000 đồng, vùng III là 3.640.000 đồng, vùng IV là 3.250.000 đồng; mức lương tối thiểu giờ lần đầu tiên được ban hành, với các mức: vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Tuy nhiên, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đến nay, có một số vấn đề đặt ra cần phải xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP.

Với dự kiến CPI năm 2024 tăng 4% - 4,5% thì mức lương tối thiểu nêu trên sẽ không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ vào nửa cuối năm 2024 (thấp hơn khoảng 4%).

Ngày 12/01/2024, Hội đồng tiền lương quốc gia đã có báo cáo số 02/BC-HĐTLQG gửi Chính phủ khuyến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, áp dụng từ 01/7/2024.

Cũng từ ngày 01/7/2024, chính sách tiền lương sẽ được triển khai cải cách tổng thể theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tiền lương khu vực công sẽ tăng, theo đó, cần có sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp để bảo đảm tương quan chung.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6%

Theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, gần 60% người lao động mong muốn tăng lương. Ảnh minh họa: IT

Từ thực tế trên, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc xây dựng Nghị định quy định mức lương tối thiểu để áp dụng cho năm 2024 là rất cần thiết, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động, tăng tiền lương của người lao động phù hợp với năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng dự thảo Tờ trình Chính phủ, Nghị định quy định mức lương tối thiểu áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; gửi lấy ý kiến Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp.

Dự thảo Nghị định được đăng trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ (http://www.chinhphu.vn), Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (http://www.molisa.gov.vn) trong thời gian 60 ngày để lấy ý kiến rộng rãi các nội dung dự thảo Nghị định.

Dự thảo Nghị định gồm 5 điều với nội dung chính là điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 1/7/2024. Đây là thời điểm trùng với phương án Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất khuyến nghị Chính phủ.

Trước hết, về mức lương tối thiểu, dự thảo Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng: vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7/2024
Chốt tăng 6%, lương tối thiểu các vùng sẽ ra sao?

Mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024 để cải thiện cho người lao động; dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025 (tính trước một phần CPI của năm 2025 vào mức sống tối thiểu để người lao động được hưởng ngay từ giữa năm 2024).

Mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 100% thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này.

Thay đổi địa bàn áp dụng lương tối thiểu vùng

Địa bàn phân vùng, nguyên tắc áp dụng phân vùng cơ bản kế thừa theo danh mục quy định hiện hành tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, ngoài ra có sự rà soát, cập nhật lại tên một số địa bàn sau khi có sự thay đổi do phải thực hiện sắp xếp lại địa giới hành chính theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những địa bàn có sự thay đổi về hạ tầng, mức độ phát triển thị trường lao động, vùng thu hút đầu tư… theo đề nghị của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:

Điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với: thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6%
Cán bộ công đoàn tiến hành khảo sát về thực trạng đời sống của đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn Khu Kinh tế - Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: ĐVCC.

Điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với: thành phố Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình; thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa; thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa; thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với: huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải thuộc tỉnh Thái Bình; các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa; huyện Ninh Phước thuộc tỉnh Ninh Thuận.

Những nỗ lực của tổ chức Công đoàn trong đàm phán tăng lương tối thiểu

Trước đó, tại phiên họp lần 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia (20/12/2023), Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất 2 phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 gồm: tăng 7,3% (tăng từ 250.000 đồng – 320.000 đồng), và tăng gần 6,5% (tăng từ 220.000 đồng – 290.000 đồng).

Theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện hồi tháng 7/2023, tiền lương tối thiểu hiện tại chỉ đáp ứng 1/3 hoặc 1/4 chi tiêu của gia đình người lao động.

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19. Mức lương người lao động thấp, không đảm bảo mức sống tối thiểu, trong khi chi phí sinh hoạt tăng; chẳng hạn chi phí giáo dục tăng theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ, giá điện tăng theo Quyết định 377/QĐ-EVN của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá nước sạch ở Hà Nội tăng theo Quyết định 3541/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội...

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6%
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia tại phiên họp lần 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Ảnh: Ngọc Tú

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đề xuất thời điểm thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 01/7/2024, đảm bảo đồng bộ với thời điểm triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo Nghị quyết số 27.

Trong 5 năm (2018-2023), tổ chức Công đoàn đã đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng với tổng mức tăng cộng dồn là 25,34% và Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chấp thuận ở mức tăng 23,3%.

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, con số trên là minh chứng cho nỗ lực của công đoàn nhằm nâng cao đời sống của đoàn viên, người lao động thông qua hoạt động thương lượng tiền lương.

Dự thảo Nghị định cũng xây dựng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng. Cụ thể, vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Mức lương tối thiểu giờ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Đây là phương pháp được các chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã khuyến nghị Việt Nam lựa chọn và đã sử dụng khi tính mức lương tối thiểu giờ năm 2022. 100% thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm đề xuất tăng lương tối thiểu cho người lao động Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm đề xuất tăng lương tối thiểu cho người lao động

Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất việc tăng lương tối thiểu cho công nhân, người lao ...

Công đoàn đề xuất lương tối thiểu năm 2024 tăng 6,5 - 7,3% Công đoàn đề xuất lương tối thiểu năm 2024 tăng 6,5 - 7,3%

Tại phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất 2 phương án điều chỉnh lương tối ...

Chốt tăng 6%, lương tối thiểu các vùng sẽ ra sao? Chốt tăng 6%, lương tối thiểu các vùng sẽ ra sao?

Trưa 20/12, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, chốt trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm ...

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Đêm hội “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang tổ chức dần khép lại. Trong bầu không khí rộn ràng nhưng thấm đẫm tình cảm sẻ chia, giọng MC vang lên, chuẩn bị công bố giải đặc biệt – chiếc xe máy Honda Wave Alpha.
Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia chương trình “Ngày hội đoàn viên – Chào xuân Ất Tỵ 2025”.
Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.
Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã trao tận tay 100 suất quà Tết cho 100 cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025, người lao động ở Việt Nam sẽ được hưởng tổng cộng 22 ngày nghỉ lễ Tết, trong đó có 11 ngày nghỉ hưởng nguyên lương và 11 ngày nghỉ liền kề.
Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Tác phẩm đạt giải Ba cuộc thi "Sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma tuý" của tác giả Trần Thị Thu Ánh - giáo viên Trường THPT Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang).
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – 2024 vừa khép lại với thành công ấn tượng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Thành công ấy có sự đóng góp lớn từ những người lao động âm thầm, những “đóa hoa” tỏa hương, làm nên vẻ đẹp và sức sống của festival.
Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Hôm nay 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội. Với tên gọi mới - Thành phố Huế, là thành phố thứ 6 trong cả nước trực thuộc Trung ương.