Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương cần phù hợp với nghề nặng nhọc

An toàn, vệ sinh lao động - Hà Vy

Tại Hội nghị “Gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang với công nhân lao động”, công nhân thuỷ nông đã kiến nghị lãnh đạo tỉnh xem xét cơ chế tiền lương phù hợp với dặc thù công việc.
Bắc Giang: Phát triển đảng viên là công nhân khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024, đồng chí Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang và Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Bắc phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại với đại diện cho hơn 300.000 công nhân, viên chức, lao động.

Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương phù hợp với nghề nặng nhọc, độc hại
Công nhân thuỷ nông kiến nghị tại Hội nghị đối thoại giữa công nhân lao động với lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh. Ảnh: Quyết Chiến

Nghề nặng nhọc độc hại nhưng sắp nghỉ hưu, lương chỉ hơn 5 triệu đồng

Tại Hội nghị, ông Vũ Chí Thăng - Tổ Công đoàn Trạm bơm Cống Bún, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Nam Sông Thương, thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang chia sẻ, cán bộ, công nhân viên ngành Thuỷ nông, làm việc tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Nam Sông Thương có điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại, vất vả nhưng tiền lương chưa đảm bảo.

Theo ông Vũ Chí Thăng, Công ty hiện có 470 công nhân làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và có nhiều khó khăn.

Từ tháng 8/2018, thực hiện chủ trương của tỉnh Bắc Giang, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Nam Yên Dũng và Công trình thuỷ nông Nam Yên Thế sáp nhập với Công ty Thuỷ nông Sông Cầu. Người lao động của Công ty có nhiệm vụ quản lý trực bơm nước, vớt rác thải, vớt bèo, sửa chữa kênh mương, thu bổ nạo vét kênh mương, vấn đề rác thải rất nhiều, trực rất vất vả, 3 ca 4 kíp. Công nhân vận hành máy từ 6 giờ sáng dến 2 giờ chiều. Từ 2 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau. Việc vận hành máy rất vất vả vì có bơm điện động cơ lớn tới 7700m3/giờ.

Đặc thù như Trạm bơm Cống Bún, Trạm bơm thương mại, Trạm bơm Cổ Dung thuộc Xí nghiệp thuỷ nông Nam Yên Dũng có những máy bơm động cơ lớn như thế.

Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương phù hợp với nghề nặng nhọc, độc hại
Công việc của công nhân thuỷ nông nặng nhọc, nhiều nguy cơ mất an toàn. Ảnh: CT

Đơn vị phân công lao động theo hướng, với động cơ 33m3/giờ thì tổ trực máy theo ca gồm 2 người. Với động cơ từ 7000m3/trở lên phải có 3 người vừa vận hành máy, vừa kiểm tra thiết bị điện, vớt rác, đi vận chuyển rác thải. Công việc độc hại vì tiếng ồn rất lớn. Bên cạnh đó, người lao động vận hành động cơ trục đứng vận chuyển nước có áp lực cao.

Khi vớt rác thì chủ yếu là lao động thủ công, chưa có công cụ hỗ trợ tốt. Nhất là khi mưa to, gió lớn, công nhân dễ có nguy cơ ngã xuống bể hút rất nguy hiểm. Do vậy, mỗi khi vớt rác, công nhân đều phải nhắc nhau rất thận trọng, tuy nhiên, không ít công nhân vẫn bị trượt ngã trong lúc làm việc.

Ông Nguyễn Huy Chiến – công nhân Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Sông Thương kiến nghị UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ về môi trường cho các công nhân thuỷ nông. Do tình trạng ô nhiễm môi trường mà công nhân thuỷ nông vốn có nhiệm vụ đưa nước phục vụ người dân sản xuất nông nghiệp, cấy trồng thuỷ sản lại vừa phải kiêm việc của công nhân môi trường, vớt rác.

Công ty hiện có khoảng 300 lao động. Công nhân của Công ty thường xuyên phải đi kiểm tra, vệ sinh công trình, dọn cỏ rác, khơi thông dòng chảy, bảo dưỡng, vận hành.

Công nhân đã đề xuất nhiều năm nhưng hiện vẫn chưa được hưởng chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại. Máy bơm trục đứng phần lớn có công suất từ 7000m3/giờ trở lên với tiếng ồn lớn khiến sức khoẻ anh em bị ảnh hưởng.

Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương phù hợp với nghề nặng nhọc, độc hại
Điều kiện làm việc có yếu tố rủi ro mất an toàn cao. Ảnh: NVCC

Chưa kể đến việc công nhân thuỷ nông phải vớt hàng chục tấn rác/ngày. Do tình trạng ô nhiễm môi trường, đơn vị phải phân công công nhân thực hiện vớt rác lên bờ, sau 2 đến 3 ngày UBND xã sẽ chuyển đi.

Vớt cả chục tấn rác/ngày nhưng công nhân thuỷ nông chủ yếu lao động thủ công, dùng cào thuỷ nông, cuốc là chính mà không có máy móc hỗ trợ. Nhất là vào mùa mưa lũ, rác ở đâu kéo đến khiến công nhân thuỷ nông rất vất vả. Bên cạnh đó là hệ thống kênh tưới, cỏ mọc nhiều khiến công nhân thuỷ nông thêm công việc.

Kiến nghị có chính sách tiền lương phù hợp

Tại Hội nghị, đại diện công nhân lao động cả Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Sông Thương và Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Nam Sông Thương đều kiến nghị lãnh đạo UBND tỉnh quan tâm, kiến nghị cơ quan chức năng có chính sách phù hợp để cải thiện tiền lương cho công nhân thuỷ nông, trong đó có tăng thuỷ lợi phí.

“Những năm qua, chế độ tiền lương với công nhân thuỷ nông rất thấp. Công ty có 470 lao động thì số người có lương bậc 5, bậc 6 gần về hưu đạt gần 50%. Còn lại 50% là cán bộ mới vào bậc 3, bậc 4. Tiền lương của công nhân thuỷ nông hiện nay được ngân sách nhà nước cấp.

Bản thân tôi năm nay đã 60 tuổi, bậc lương 7/7. Theo quy định về độ tuổi nghỉ hưu của Bộ luật Lao động năm 2019, sang năm tôi sẽ nghỉ hưu. Tuy nhiên, căn cứ hệ số lương tối thiểu vùng hiện nay, tiền lương của tôi chưa trừ các khoản là khoảng 6,1 triệu đồng. Sau khi trừ tiền bảo hiểm, công đoàn, đóng góp các khoản, tiền thực lĩnh chỉ còn 5,3 đến 5,4 triệu đồng/tháng. Với gần 30 năm cống hiến, đạt mức lương như vậy khiến cuộc sống rất khó khăn. Trang trải cuộc sống theo mặt bằng xã hội, giá cả tăng cao thì không đủ để lo cho gia đình 2 con, vợ là lao động tự do” - ông Thăng chia sẻ.

Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương phù hợp với nghề nặng nhọc, độc hại
Do ô nhiễm môi trường, công nhân thuỷ nông bất đắc dĩ kiêm việc vớt rác. Ảnh: NVCC

Đại diện cho công nhân của Công ty, ông Thăng kiến nghị UBND tỉnh có chế độ, chính sách làm sao nâng cao chế độ tiền lương cho anh em từ bậc 3 đến bậc 7. Làm sao để mức tiền lương của công nhân thuỷ nông đạt 9 triệu đồng/tháng.

Trong các năm 2019, 2020, 2022, tiền thu hồi đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp của Công ty đã bị cắt, không tăng thuỷ lợi phí (trước tỉnh Bắc Giang cho thu thuỷ lợi phí ở miền núi thì nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính yêu cầu thu thuỷ lợi phí đồng bằng). Vì thế, đời sống công nhân của Công ty rất khó khăn.

“Chúng tôi mong UBND tỉnh có chính sách nâng hệ số cấp bù cho số tiền đã mất đi và kiến nghị tăng thuỷ lợi phí để Công ty chi nâng lương cho anh em” – ông Thăng cho biết.

Còn ông Nguyễn Huy Chiến đề nghị UBND tỉnh ý kiến với Quốc hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng mức thuỷ lợi phí. Hiện nay, giá thuỷ lợi phí tính theo giá thóc là 3.000 đồng mà giá thị trường lại cao hơn rất nhiều. Việc tăng thuỷ lợi phí cũng là cơ sở để doanh nghiệp nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên.

Công nhân thuỷ nông Bắc Giang kiến nghị tiền lương phù hợp với nghề nặng nhọc, độc hại
Ông Nguyễn Huy Chiến. Ảnh: ThC

“Tôi đi làm đã 33 năm, là công nhân bậc 6 với hệ số 1,64. Còn 5 năm nữa, tôi sẽ nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 nhưng tiền lương thực lĩnh mới đạt khoảng 5,3 triệu đồng/tháng. Còn công mới vào hưởng bậc 1 là 3,6 triệu đồng/tháng" - ông Chiến cho biết.

Trả lời vấn đề này, đồng chí Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, mức thu thuỷ lợi phí thấp mà công nhân thuỷ nông nêu sẽ được tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, tham mưu, đề xuất.

Vướng mắc lớn nhất hiện nay là Trung ương chưa điều chỉnh một số chính sách về mức thu thuỷ lợi phí, đơn giá dịch vụ công ích đối với hoạt động của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi, dù tỉnh Bắc Giang đã kiến nghị nhiều lần. Thiếu căn cứ pháp lý của Trung ương nên khó khăn của công nhân thuỷ nông thời gian qua còn tồn đọng.

Sau hội nghị đối thoại, tỉnh sẽ tiếp tục phản ánh để Trung ương, Quốc hội xem xét, tháo gỡ khó khăn của người lao động.

Chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 8, người lao động nên biết Sẽ sửa đổi chính sách tiền lương của lao động trong doanh nghiệp nhà nước Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội nổi bật trong tháng 4/2023
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

An toàn, vệ sinh lao động -

Điều chỉnh chế độ, chính sách với diễn viên xiếc: Phải nhanh lên mới kịp!

Bằng tâm huyết với sự phát triển của Xiếc Việt Nam, NSND Tạ Duy Ánh trăn trở, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến diễn viên xiếc. Tuy nhiên, chế độ chính sách động viên “chiến sĩ trên mặt trận văn hoá” phải theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. Phải nhanh lên mới kịp!

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ của công tác ATVSLĐ trong tình hình mới và vai trò của tổ chức Công đoàn

Từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn Tháng 5 là Tháng Hành động về ATVSLĐ gắn với Tháng Công nhân. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của công đoàn trong công tác ATVSLĐ.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và có nghĩa vụ tổ chức thực hiện hiệu quả công tác ATVSLĐ tại đơn vị mình.

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng: Do không có phương án an toàn lao động

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, tập đoàn, tổng công ty công ty, tổ chức có liên quan tăng cường công tác ATVSLĐ, đặc biệt là kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Người lao động -

Ngộ độc thực phẩm: Phải trừng trị để làm gương

Pháp luật Việt Nam đã hoàn thiện, quy định rất chặt chẽ về xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Vệ snh an toàn thực phẩm (VSATTP), chỉ cần tổ chức, cá nhân vận dụng đúng, xử lý nghiêm minh thì các vụ ngộ độc thực phẩm như hiện nay rất ít xảy ra.

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Tỷ lệ thương tật 87%, công nhân Công ty TNHH Châu Tiến “cầu cứu” Công đoàn

Mới đây, Công đoàn Khu Kinh tế Đông Nam (Nghệ An) đã có văn bản gửi LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An, Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An về việc đề nghị hỗ trợ đối với NLĐ Công ty TNHH Châu Tiến.

Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào?

Đồng chí Trần Văn Hiệu, Chủ tịch Công đoàn các KCN Bắc Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn.

Trường hợp nào người lao động phải ký hợp đồng đào tạo nghề? Tôi công nhân

Trường hợp nào người lao động phải ký hợp đồng đào tạo nghề?

Việc đào tạo nghề là một trong những vấn đề liên quan đến người lao động thường nhận được sự quan tâm. Theo quy định hiện hành, trường hợp nào phải ký hợp đồng đào tạo nghề?

Đón xem Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào? Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Ký thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp: Bí quyết nào?

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 15/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Văn Hiệu, Chủ tịch Công đoàn các KCN Bắc Ninh về những kinh nghiệm ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 6/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 6/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 6/2024.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

An toàn, vệ sinh lao động -

Gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm

Kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm… là nguyên nhân đã được xác định của một số vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra thời gian qua. Để rõ hơn về các quy định của pháp luật và các giải pháp giảm thiểu những vụ việc ngộ độc thực phẩm, Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

An toàn, vệ sinh lao động -

An toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ

Trong các phương pháp làm việc của mình, an toàn vệ sinh viên phải gương mẫu chấp hành các yêu cầu về ATVSLĐ để làm gương cho mọi người trong tổ cùng thực hiện.

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

An toàn, vệ sinh lao động -

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 có chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, được tổ chức từ ngày 01 - 31/5/2024 trên phạm vi toàn quốc nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nhân dịp này, đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với phóng viên (PV) Tạp chí ATVSLĐ về những hoạt động trọng tâm trong Tháng Hành động về ATVSLĐ.

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn Vietnam Airlines và chuỗi hoạt động sôi nổi nhân Tháng công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Công đoàn Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã tổ chức chuỗi hoạt động, trong đó có cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Công đoàn Việt Nam; pháp luật về ATVSLĐ và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam”.

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Nhiệm vụ hằng ngày của an toàn vệ sinh viên là gì?

Nhiệm vụ quan trọng hằng ngày của an toàn vệ sinh viên tại nơi làm việc là kiểm tra tình trạng an toàn, vệ sinh và theo dõi việc người lao động tuân thủ các quy định về an toàn...

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người để lại cho dân tộc ta một thời đại Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng Hồ Chí Minh tiến bộ, nhân văn cùng đạo đức cách mạng, phong cách làm việc vì nước vì dân. Trong hệ tư tưởng đó có tư tưởng về chính sách lao động, về đảm bảo an toàn cho người lao động. Bác luôn chăm lo tạo việc làm cho người dân, đào tạo nghề, nâng cao trình độ công nhân, tiền lương cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động, giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động...

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

An toàn, vệ sinh lao động -

Phải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng

Sau hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có các vụ ngộ độc khiến hàng trăm công nhân bị ảnh hưởng đến sức khoẻ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã đề nghị cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, bếp ăn tập thể.

Nặng nhọc nghề giáo viên mầm non

An toàn, vệ sinh lao động -

Nặng nhọc nghề giáo viên mầm non

Nghiên cứu của Viện Khoa học An toàn, vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho thấy, điều kiện lao động của giáo viên mầm non là nặng nhọc, độc hại (tương đương loại IV) theo danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Kết quả kiểm tra ban đầu vụ 73 công nhân ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An

An toàn, vệ sinh lao động -

Kết quả kiểm tra ban đầu vụ 73 công nhân ngộ độc thực phẩm tại Nghệ An

Liên quan vụ 73 công nhân ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH MLB Tenergy (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), trao đổi với phóng viên sáng 31/5, đồng chí Nguyễn Đức Hồng - Chủ tịch LĐLĐ huyện Yên Thành cho biết, đến nay, cơ quan chức năng đã thông tin một số kết quả kiểm tra ban đầu của bếp ăn tập thể tại MLB Tenergy.

Chuyến nghỉ dưỡng ý nghĩa với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động -

Chuyến nghỉ dưỡng ý nghĩa với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

85 đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của LĐLĐ TP Hà Nội đã được tham gia chương trình nghỉ dưỡng sức miễn phí do Công đoàn tổ chức.