Cải cách tiền lương thì phải tăng lương

Đời sống - Ý YÊN (T.H)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh khi nói cải cách tiền lương thì phải đạt được mục tiêu tăng lương. Đây là mục tiêu của Đảng và mong muốn của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...
Tăng lương giúp người lao động “lăn xả với công việc” Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý" Không để hàng hóa “té nước theo lương", khiến người lao động mừng ít, lo nhiều Tăng lương cơ sở 30% từ 1/7, cao nhất từ trước đến nay

“Thận trọng, chắc chắn, kỹ lưỡng...”

Tại buổi họp báo chiều 20/6, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, từ tháng 12/2023 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương đã có tới 21 cuộc họp, không kể ngày nghỉ; nhằm bàn thảo kỹ lưỡng để đưa ra phương án tốt nhất.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, Bộ Chính trị đã thống nhất tăng lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức hơn 30%, từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng từ 1/7/2024.

Cải cách tiền lương được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo sự hài hòa tương quan giữa các đối tượng, công bằng, bình đẳng.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cải cách phải làm từng bước theo lộ trình, rõ đến đâu, làm đến đấy. Những gì khó khăn, vướng mắc, bất cập không được nôn nóng mà phải rất thận trọng, nghiên cứu kỹ lưỡng và nếu chưa rõ phải tiếp tục nghiên cứu để báo cáo cấp có thẩm quyền.

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương
Cải cách tiền lương là vấn đề được cán bộ công chức, viên chức, người lao động quan tâm - Ảnh minh họa

“Khi nói cải cách tiền lương thì phải đạt được mục tiêu tăng lương”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, đồng thời cho biết phải bám sát Nghị quyết 27 để nghiên cứu phương án phù hợp nhất, để tất cả các đối tượng liên quan đến chính sách tiền lương phải được tăng lương.

Sở dĩ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đao cải cách tiền lương đưa ra các nguyên tắc trên và khi triển khai thì “thận trọng, chắc chắn, kỹ lưỡng, toàn diện, đồng bộ, cụ thể...” là do chính sách tiền lương là một vấn đề hệ trọng, lớn và rất phức tạp, rất nhạy cảm, tác động tới hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong khu vực công.

Đồng thời, nó có tác động tới trên 50 triệu đối tượng hưởng các cơ chế, chính sách gắn với lương cơ sở.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đối với khu vực doanh nghiệp, lương tối thiểu vùng sẽ điều chỉnh tăng 6% từ 1/7/2024. Theo đó, lương vùng 1 nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu đồng; vùng 3 là 3,86 triệu đồng và vùng 4 là 3,45 triệu đồng.

Ngoài ra, từ 1/7/2024, mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6%.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, sẽ thực hiện công tác quản lý thu nhập đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thông thoáng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước phát triển và nâng cao đời sống của người lao động.

Đối với thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công, phải thận trọng theo lộ trình, từng bước, hợp lý, chắc chắn và hiệu quả nhất, an toàn nhất, không gây xáo trộn, phức tạp tình hình và đạt được mục tiêu là tăng cho tất cả các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước và hưởng các chính sách liên quan đến an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Tăng 30% mức lương cơ sở là phương án tối ưu nhất

Bộ Chính trị thống nhất thực hiện 4/6 nội dung đã rõ của Nghị quyết 27, gồm: Nâng lương theo vị trí việc làm, theo năng lực; bố trí 10% quỹ tiền thưởng bằng tổng quỹ lương cơ bản để thưởng đột xuất và thưởng thành tích hằng năm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thống nhất 5 nguồn đảm bảo cho cải cách tiền lương; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý tiền lương, thu nhập.

2 nội dung hiện còn vướng mắc là các bảng lương mới (bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương); cơ cấu lại và sắp xếp thành 9 chế độ phụ cấp mới, sẽ thực hiện theo lộ trình.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, khi xây dựng bảng lương chức vụ, chức danh lãnh đạo và bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức đã phát sinh một số vấn đề.

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tại buổi cung cấp thông tin định kỳ chiều 20/6 - Ảnh: VGP/LS

Theo đó, khi bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương để xây dựng 2 bảng lương này dẫn đến tương quan giữa các đối tượng không đảm bảo. Công chức được tăng chỉ hơn 20% còn viên chức có thể tăng hơn 50%, đối tượng khác tăng bình quân tăng khoảng 30,6%. Bên cạnh đó, có nhiều đối tượng tăng chỉ khoảng 3 - 5%, thậm chí không được tăng hoặc thấp hơn so với lương hiện hưởng.

Do thay đổi cơ cấu quỹ phụ cấp trong tổng quỹ lương từ 40%/60% thành 30%/70%, đồng thời do bỏ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức một số chuyên ngành và phải sắp xếp lại nhiều chế độ phụ cấp hiện nay thành một chế độ phụ cấp mới dẫn đến rất nhiều đối tượng phụ cấp sẽ bị tụt giảm.

Đáng chú ý là lực lượng nhà giáo sẽ không còn phụ cấp thâm niên. Những phát sinh này dẫn đến có đối tượng được tăng trên 30%, 15%, nhưng có đối tượng không được tăng hoặc tăng thấp hơn.

Trước tình hình đó, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, buộc phải chọn phương án tối ưu nhất là điều chỉnh tăng đều tất cả 30% trên cơ sở giữ mức lương cơ sở.

Phương án này không ảnh hưởng đến các quy định của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước gắn với lương cơ sở, xây dựng các cơ chế, chính sách về an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết sẽ thực hiện theo lộ trình việc trả lương theo vị trí việc làm và chức vụ, chức danh lãnh đạo nhưng trước mắt giữ nguyên tất cả các loại phụ cấp hiện nay đang được hưởng và tiếp tục rà soát với một số đối tượng còn bất cập trên thực tiễn, thời gian vừa qua đã đề xuất nhưng chưa được giải quyết.

Tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp
bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7

Cùng với việc tăng 30% lương cơ sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1/7 này, người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi và trợ cấp xã hội cũng có mức hưởng tăng lên.

Trên cơ sở đề xuất điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay lên 2,34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Chính phủ đề xuất từ ngày 1/7 điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6/2024). Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Chính phủ cũng đề xuất điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công theo mức chuẩn trợ cấp từ 2,055 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng/tháng (tăng 35,7%, cao hơn 5,7% so với mức tăng lương 30% của công chức; năm 2023, mức điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công cũng cao hơn 5,7% mức tăng lương cơ sở); giữ nguyên tương quan hiện hưởng các mức trợ cấp ưu đãi người có công so với mức chuẩn trợ cấp. Đồng thời, điều chỉnh trợ cấp xã hội theo mức chuẩn trợ giúp xã hội từ 360 nghìn đồng lên 500 nghìn đồng/tháng (tăng 38,9%).

Chính phủ đề nghị cho phép mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và địa phương để chi cho việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội, chính sách an sinh xã hội và tinh giản biên chế.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý"

Ngày 12/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá ...

Không để hàng hóa “té nước theo lương Không để hàng hóa “té nước theo lương", khiến người lao động mừng ít, lo nhiều

Việc tăng lương sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi giá cả hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, tăng lương không tạo ra ...

Tăng lương cơ sở 30% từ 1/7, cao nhất từ trước đến nay Tăng lương cơ sở 30% từ 1/7, cao nhất từ trước đến nay

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, từ 1/7 lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ 1,8 ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Đời sống -

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Đời sống -

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Đời sống -

Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết

Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Đời sống -

Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Kinh tế - Xã hội -

Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Kinh tế - Xã hội -

Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số

TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

Đấu giá để không ai trúng Cà phê tối

Đấu giá để không ai trúng

Công an đã tạm giữ 5 đối tượng trong vụ việc đấu giá 30 tỷ đồng/ mét vuông đất tại Hà Nội. Các đối tượng này bị bắt với cáo buộc “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.

Đón xem Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 7/12/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông về kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Đời sống -

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống -

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động -

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Người lao động -

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Đời sống -

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.