5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7
Người lao động

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

MINH KHÔI
Tác giả: MINH KHÔI
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối thiểu, từ 1/7/2024.
Lương không đủ sống

Cụ thể, cơ quan này có Tờ trình số 15/TTr-BLĐTBXH trình Chính phủ về dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, lương tối thiểu vùng đã áp dụng, duy trì gần 2 năm (từ 1/7/2022). Mức lương tối thiểu tháng đã điều chỉnh tăng 6% so với năm 2020.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7
Công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long sinh hoạt tại phòng trọ. Ảnh: LĐ&CĐ

Tuy nhiên, cơ quan này nêu 5 vấn đề hiện tại và cho rằng cần phải xem xét để điều chỉnh mức lương tối thiểu.

Trước tiên là các yếu tố về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, khả năng của doanh nghiệp có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn so với năm 2022.

Theo đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2023 đạt 5,05%. Riêng trong quý I năm 2024 ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, thị trường lao động duy trì đà phục hồi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn.

Hai là, giá trị thực tế của mức lương tối thiểu tại Nghị định số 38/2022/NĐ- CP bị suy giảm dần theo thời gian do chỉ số giá tiêu dùng tăng (CPI). Theo tính toán của bộ phận kỹ thuật, Hội đồng tiền lương quốc gia, với dự kiến CPI năm 2024 tăng 4%-4,5%, mức lương tối thiểu trên sẽ không bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ tại thời điểm năm 2024.

Ba là, mức lương tối thiểu hiện được xác lập theo vùng và gắn với địa giới hành chính cấp huyện nhưng đến nay một số địa bàn áp dụng lương tối thiểu đã có thay đổi về địa giới hành chính hoặc có sự thay đổi về điều kiện cơ sở hạ tầng, thị trường lao động, chính sách thu hút đầu tư nên cần phải rà soát, cập nhật.

Bốn là, ngày 12/1/2024, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã có báo cáo gửi Chính phủ khuyến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, áp dụng từ ngày 1/7/2024.

Năm là, từ ngày 1/7/2024, chính sách tiền lương của các đối tượng khu vực công sẽ được điều chỉnh tăng. Vì vậy, nếu không điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động thuộc khu vực có quan hệ lao động sẽ không bảo đảm cân đối và phát sinh sự so sánh, so bì giữa các khu vực.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7
Tiền lương, thu nhập của người lao động tiếp tục ổn định và tăng lên, quý sau cao hơn
quý trước. Ảnh minh họa

Do đó, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng là rất cần thiết nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động.

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%. Thời điểm tăng lương từ 1/7/2024.

Cụ thể, vùng I tăng từ 4.680.000 đồng/tháng lên 4.960.000 đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng).

Vùng II tăng từ 4.160.000 đồng/tháng lên 4.410.000 đồng/tháng (tăng thêm 250.000 đồng).

Vùng III tăng từ 3.640.000 đồng/tháng lên 3.860.000 đồng/tháng (tăng thêm 220.000 đồng).

Vùng IV tăng từ 3.250.000 đồng/tháng lên 3.450.000 đồng/tháng (tăng thêm 200.000 đồng).

Theo Bộ LĐ-TB&XH, mức điều chỉnh lương tối thiểu này cao hơn so với mức sống tối thiểu của người lao động dự kiến đến hết năm 2024, cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Mức điều chỉnh này được Hội đồng Tiền lương quốc gia đánh giá có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ LĐ-TB&XH nhấn mạnh, 100% thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ điều chỉnh theo mức này.

Về mức lương tối thiểu theo giờ, cơ quan này đề xuất tăng 6%: Vùng I là 23.800 đồng/giờ, vùng II là 21.200 đồng/giờ, vùng III là 18.600 đồng/giờ, vùng IV là 16.600 đồng/giờ.

Mức lương tối thiểu theo giờ vẫn được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Đây là phương pháp được các chuyên gia của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị Việt Nam lựa chọn và đã sử dụng khi tính mức lương tối thiểu giờ năm 2022; đồng thời 100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị với Chính phủ.

Theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, tiền lương tối thiểu hiện tại chỉ đáp ứng 1/3 hoặc 1/4 chi tiêu của gia đình người lao động. Mức lương người lao động thấp, không đảm bảo mức sống tối thiểu, trong khi chi phí sinh hoạt tăng.

Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề xuất thời điểm thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 01/7/2024, đảm bảo đồng bộ với thời điểm triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang theo Nghị quyết số 27.

Video: Phỏng vấn đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, trưa 20/12/2023.

Bộ LĐ-TB&XH cũng đề xuất Chính phủ phân lại vùng trên nguyên tắc áp dụng phân vùng cơ bản kế thừa theo danh mục quy định hiện hành, ngoài ra có sự rà soát, cập nhật lại tên một số địa bàn sau khi có sự thay đổi do phải thực hiện sắp xếp lại địa giới hành chính theo các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và những địa bàn có sự thay đổi về hạ tầng, mức độ phát triển thị trường lao động, vùng thu hút đầu tư theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cụ thể:

- Điều chỉnh từ vùng II lên vùng I đối với: Thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương); thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, thành phố Uông Bí, thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh); huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai); thành phố Tân An, huyện Đức Hòa, huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An).

- Điều chỉnh từ vùng III lên vùng II đối với: Thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên và huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang); thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Bình Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành (tỉnh Hải Dương); thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình); thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa); huyện Tân Phú, huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai); thị xã Ninh Hòa (tỉnh Khánh Hòa); thành phố Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng); thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An).

- Điều chỉnh từ vùng IV lên vùng III đối với: Các huyện Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà (tỉnh Hải Dương); các huyện Thái Thụy, Tiền Hải (tỉnh Thái Bình); các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, HoằngHóa, Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa); huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận).

Cảnh báo: Lừa đảo, thu tiền của người lao động sang Australia làm nông nghiệp Cảnh báo: Lừa đảo, thu tiền của người lao động sang Australia làm nông nghiệp

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa phát cảnh báo tình trạng lừa đảo, thu tiền của người lao động đi làm ...

Công nhân được giải nhiệt mùa nắng nóng Công nhân được giải nhiệt mùa nắng nóng

Để bảo vệ sức khỏe cho người lao động trong thời tiết nắng nóng, công đoàn đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao ...

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai? Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đưa tin, vụ sạt lở đã khiến cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới ...

Tin mới hơn

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Tại sao công nhân hay bị mất ngủ?

Không phải mất ngủ vì quá vui, cũng không phải vì đang yêu… Mà là thứ mất ngủ mỏi mệt – một kiểu trằn trọc, vô định, chẳng rõ vì đâu mà mắt cứ mở to suốt đêm.
Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Lợi ích kép từ tăng thuế thuốc lá: Cơ hội vàng để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cải thiện chất lượng sống của người dân, chính sách thuế - đặc biệt là thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá - đang nổi lên như một công cụ kinh tế - xã hội đa chiều, không chỉ giúp tăng thu ngân sách mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm chi phí y tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Những bàn chân công đoàn chưa dừng bước

Họ là những cán bộ Công đoàn từng đi khắp nẻo cơ sở, lắng nghe người lao động, vun đắp niềm tin vào tổ chức. Khi công việc buộc phải dừng lại, họ lặng lẽ tiếp tục làm nốt những việc còn dang dở... Hành trình ấy thấm đẫm tinh thần của những con người đã từng ngày cống hiến, gìn giữ giá trị cốt lõi của công đoàn bằng chính sự tận tâm và lòng yêu nghề.

Tin tức khác

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Những gương sáng "Học không bao giờ cùng" ở Lâm Đồng

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng vừa phối hợp cùng Hội Khuyến học tỉnh xét chọn, tôn vinh và trao học bổng “học không bao giờ cùng” cho đoàn viên, người lao động tiêu biểu trong phong trào tự học.
Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Những “đóa hoa Tháng 5” ở Lâm Đồng

Với những cách làm hiệu quả triển khai thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong công nhân lao động, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng xét chọn và tôn vinh 50 công nhân lao động tiêu biểu trong Phong trào thi đua “Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác”.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 2: Khi pháp luật “chạm” tới từng phận người

Sau 6 năm kể từ ngày những công dân Lào đầu tiên nhập quốc tịch Việt Nam - có thể thấy rõ những đổi thay không chỉ diễn ra trên giấy tờ mà đã thấm vào từng nếp sống của người dân nơi biên cương.
60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

60% công nhân Thủ đô sống chật chội, tạm bợ: Nhà ở xã hội cần bước ngoặt mới

Không gian sống chật chội, thiếu thốn tiện ích và chi phí thuê trọ cao đang là gánh nặng đè nặng lên vai hàng vạn công nhân tại Thủ đô. Tại Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội và công nhân lao động năm 2025, những tâm tư, nguyện vọng về nhà ở xã hội đã được nói thẳng, nói thật, từng bước tháo gỡ.
Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Niềm vui khi được là công dân Việt Nam - Kỳ 1: Hành trình từ bóng tối ra ánh sáng

Sau nhiều năm sống mặc cảm, không hợp pháp trên đất Việt, giờ đây, họ chính thức có quyền công dân, được sinh sống và lao động, sản xuất một cách “danh chính ngôn thuận” với gia đình, làng bản.
Tiếp cận thông tin - “chìa khóa” phát triển bền vững của người lao động Dệt May Việt Nam

Tiếp cận thông tin - “chìa khóa” phát triển bền vững của người lao động Dệt May Việt Nam

Đề tài khoa học cấp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: “Tăng cường năng lực tiếp cận thông tin của người lao động Dệt May Việt Nam” do đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm làm chủ nhiệm không chỉ có ý nghĩa lý luận, mà còn mang tính ứng dụng thiết thực trong việc xây dựng môi trường lao động minh bạch, dân chủ và bền vững.
Xem thêm