Nỗi ám ảnh “tháng Giêng là tháng ăn chơi”
Văn hóa - Xã hội - 29/01/2023 19:18 Mỹ Anh MỸ ANH
Tết Nguyên đán là dịp nghỉ lễ dài ngày. Điều này hoàn toàn bình thường đặt trong bối cảnh văn hóa cũng như thông lệ quốc tế về ngày nghỉ lễ. Việt Nam không phải là nước có số ngày nghỉ lễ trong năm quá dài. Vấn đề là ở thái độ, tinh thần làm việc sau tết Nguyên đán, thời điểm hội hè đình đám tổ chức trong tháng Giêng ở khắp các nơi trên cả nước.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, mỗi năm, nước ta có chừng 8000 lễ hội. Đa số các lễ hội tập trung vào mùa xuân, đặc biệt là tháng Giêng (Âm lịch). Có lẽ cũng vì thế, các cụ có câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Ý chỉ, tháng đầu tiên của năm mới là thời điểm có thể tạm hoãn công việc lại để ăn chơi hội hè đình đám.
Câu thành ngữ này xuất phát từ một đất nước nông nghiệp khi xưa. Lúc ấy, nếu chậm ra đồng làm việc một tuần, cỏ cũng chỉ mọc dài thêm đôi chút. Nhưng, thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, không một đối tác, chủ sở hữu lao động nào có thể đợi chờ cả tháng ròng làm ăn chểnh mảng.
![]() |
Lễ hội Chùa Hương. Ảnh minh họa. Nguồn: baotainguyenmoitruong.vn |
Sếp cũ của tôi người Úc, công ty tôi hồi ấy có đối tác là một doanh nghiệp ở Hà Nội. Bà từng gọi điện riêng với tôi hỏi về văn hóa “hậu Tết” ở Việt Nam. Kỳ nghỉ lễ dài thì ở quốc gia nào cũng có. Tinh thần làm việc chưa vào chuẩn ngay trong một vài ngày đầu tiên là điều có thể thông cảm được. Song, nguyên nhóm nhân sự đối tác Việt Nam chúng tôi đã từng có thời điểm cả tháng, bảy người thay nhau cắt phép để… du xuân.
Cắt phép để nghỉ ngơi là quyền lợi chính đáng được ghi trong luật lao động hay hợp đồng lao động ở bất cứ đâu. Song, số lượng người nghỉ dồn vào một thời điểm là câu chuyện khác. Việc “xoay tua” nghỉ phép dài ngày đã khiến tiến độ công việc đình trệ rất tệ hại. Và ngay trong tháng 6 dương lịch năm ấy, công ty tôi đã chấm dứt hợp đồng hợp tác với đối tác một phần vì thái độ làm việc của họ trong “tháng ăn chơi”.
Đấy chỉ là một trong vô vàn những trải nghiệm dở khóc dở cười của các công ty quốc tế có đối tác tại Việt Nam. Tất nhiên, không phải ở đâu người ta cũng cực đoan tới mức nguyên nhóm nghỉ đi du xuân. Tất nhiên, 8000 lễ hội là 8000 màu sắc văn hóa rực rỡ khác nhau và đáng trân trọng. Cũng tất nhiên, chẳng ai có quyền cấm người lao động tham gia lễ hội khi họ vẫn còn những ngày nghỉ phép được luật và hợp đồng lao động quy định.
Vấn đề là, tất cả mọi thứ phải ở trong sự điều độ. 8000 lễ hội tức là mỗi ngày có cả chục lễ hội. Còn nếu xét riêng tháng Giêng thì ngày nào cũng có tới cả trăm lễ hội khắp nơi. Mỗi lễ hội sẽ mang những nét văn hóa độc đáo khác nhau, chia sẻ những niềm tin tín ngưỡng khác nhau. Nhưng suy cho cùng, điều người ta cần là một lễ hội của làng để nhớ về cội nguồn. Và cùng lắm là thêm một lễ hội lớn của vùng để tận hưởng không khí mùa xuân cũng như cầu may mắn trong năm.
Tham gia hai lễ hội, nếu không trùng vào cuối tuần, tức là người lao động đó phải nghỉ 2 ngày phép. Cũng là nhiều trong một tháng nhưng vẫn có thể coi là chấp nhận được với những công việc không đòi hỏi khối lượng công việc quá lớn.
Và nghỉ phép một hai ngày đi hội là văn minh để tận hưởng văn hóa cũng như giữ tinh thần lao động liêm chính. Điều đáng ngại với tất cả các chủ sở hữu lao động là người lao động không cắt phép nhưng họ không “làm thật” trong tháng Giêng. Họ có tới công ty nhưng làm qua loa rồi về sớm “ăn chơi”.
Đó là cách làm việc thiếu tự trọng với công việc, công ty và cả chính bản thân mình. Làm việc trễ nải, “ăn cắp” thời gian được trả lương, giả vờ lao động là chuyện không phải mới. Song để giải quyết nó không phải chỉ là những hệ thống giám sát như máy chấm công, phần mềm tính thời gian làm việc trên máy mà điều tối quan trọng là xác định cho người lao động một tâm thế đúng.
Ví như tạo điều kiện cho họ cắt phép 1-2 ngày, tôn trọng văn hóa lễ hội, cũng như niềm tin tín ngưỡng của họ. Đồng thời, cũng hướng họ tới tâm thế đúng đắn trong công việc là làm ra làm, nghỉ ra nghỉ.
Có như vậy, câu “tháng Giêng là tháng ăn chơi” mới không còn là nỗi ám ảnh với doanh nghiệp cũng như đối tác nước ngoài.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Trước, trong và sau Tết, người ta bàn nhiều đến tác hại của rượu bia mà ít nói về thuốc lá. Cũng đúng, hiểm hoạ ... |
![]() Thật lòng là cứ mỗi dịp Tết, nhìn cảnh những người công nhân vệ sinh môi trường đô thị cắm đầu cắm cổ dọn hàng ... |
![]() Một mùa xuân hòa bình nữa lại về trên quê hương đất nước. Xưa nay ý niệm về mùa xuân bao giờ cũng gắn liền ... |
Tin cùng chuyên mục

Văn hóa - Xã hội - 27/03/2023 11:40
Sướng trên mạng, khổ ngoài đời
Những tấm hình “tự sướng” dễ dãi lộ lọt thông tin cá nhân trên không gian mạng, nhiều bảng điểm “phơi bày” riêng tư của con cái, hàng loạt chuyến đi cái gì dân Facebook cũng biết vô số trong các trang cá nhân… đang là miếng “mồi ngon” cho lừa đảo công nghệ cao!

Văn hóa - Xã hội - 20/03/2023 11:03
Sim rác tràn lan, nhà mạng không thể vô can
Sim rác dùng lừa đảo, sim rác dùng đòi nợ kiểu “khủng bố”, sim rác đe dọa, … vẫn tràn lan mặc cho nhà mạng hứa hẹn quản chặt đủ kiểu hay quyết liệt thuê bao đúng chính chủ! Những “đe nẹt” từ cơ quan quản lý hay mức phạt vài tỷ đồng dường như chưa đủ buộc họ phải đi đúng đường và kinh doanh đúng hướng.

Văn hóa - Xã hội - 18/03/2023 16:38
Trên trời mây trắng như bông
Đó là tên của một loạt bài phóng sự về các nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines (VNA) mà tôi viết cách đây hơn 30 năm, đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam vào đầu những năm 90 thế kỷ XX.

Văn hóa - Xã hội - 12/03/2023 12:18
Đạp lên mồ mả để livestream đám tang: Zombie giữa nghĩa trang
Lễ tang của “ông hoàng cải lương tuồng cổ” Vũ Linh đã kết thúc. Phần lớn người hâm mộ, gia quyến cùng các nghệ sĩ đã chia sẻ niềm tiếc thương vô hạn tới sự ra đi của nghệ sĩ. Nhưng lễ tang cũng để lại những hình ảnh hết sức xấu xí khi các streamer, youtuber giẫm đạp lên mộ phần của người khác để livestream lễ tang.

Văn hóa - Xã hội - 08/03/2023 19:40
Một nửa nhưng là tất cả của thế giới!
Hôm nay là ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày hội tôn vinh một nửa thế giới của chúng ta.

Văn hóa - Xã hội - 07/03/2023 18:53
Nghệ sĩ nhân dân tương đương tiến sĩ: Thấy gì từ đề xuất kỳ cục?
Hôm qua, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội đã đề xuất, xin cơ chế đặc thù cho giảng viên có danh hiệu nghệ sĩ nhân dân (NSND) sẽ có học vị tương đương với tiến sĩ. Đề xuất lập tức nhận những tranh cãi lớn từ dư luận.
Kinh tế - Chính sách

Chất lượng sống 15 mét vuông

Dám nghĩ, dám làm nhưng ai dám chịu trách nhiệm?

Tiếp viên vô tình, Vietnam Airlines có vô can?

Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo

Rút bảo hiểm xã hội một lần - đóng chặt, mở toang hay he hé?
Môi trường - Sức khỏe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Nữ nhân viên công chứng bị đánh: Cú đạp của sự bất lực!

Bệnh viện kêu cứu và an toàn của bệnh nhân
