Chủ nhật 05/05/2024 23:46

Người thầy đầu tiên

Đời sống - Minh Hoàng

Dù làm công nhân, hay là bác sĩ, kỹ sư, mỗi chúng ta đều học nhiều thầy giáo. Nhưng quan trọng nhất có lẽ là người thầy đầu tiên.
Gặp lại thầy cô qua những dòng tự sự Thầy giáo công nhân và “chuyến đò” miễn phí suốt 10 năm Phút trải lòng của nghề giáo "Thầy có hành xác các em không?"
Người thầy đầu tiên
Ngày 20/11 hàng năm là dịp để xã hội tôn vinh các nhà giáo. Mỗi chúng ta, dù làm công nhân hay nghề gì đi nữa cũng đều được dẫn dắt bởi những người thầy; trong đó quan trọng nhất là người thầy đầu tiên. Ảnh của thethaovanhoa.vn

Hồi tôi đi học i tờ, cô giáo dạy tôi là thím tôi. Thím dạy ăn công điểm của hợp tác xã. Đó là một giai đoạn đặc biệt của nền giáo dục nước nhà.

Lớn lên tôi mới biết, ở vùng trung du, miền núi phía Bắc quê tôi, khi phổ cập giáo dục, giáo viên chính quy lớp vỡ lòng rất thiếu, thậm chí là không có. Trong điều kiện ấy, không biết ai có sáng kiến trưng dụng những người đã học hết cấp hai, đọc thông viết thạo, có khả năng truyền thụ kiến thức abc và có lòng yêu trẻ đi dạy i tờ (tương đương lớp 1 hiện nay). Vì thế, các anh tôi học mấy bác trong xóm, còn tôi thì học thím. Hết buổi học, các bác, các thím lại ra đồng.

Đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cuộc chiến tranh chống Mỹ đang bước vào giai đoạn ác liệt nhất. Lớp i tờ của tôi có mấy anh cao to. Học buổi đực buổi cái mà cũng lên lớp. Một số anh học đến lớp hai lớp ba gì đấy thì đi bộ đội, đi làm công nhân.

Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên là người dạy chúng ta con chữ đầu tiên, bài học đạo lý đầu tiên. Đó là những người "chèo đò" vĩ đại. Trong ảnh, một bà giáo già miệt mài dạy trẻ em khuyết tật. Ảnh vietnamplus.vn

Chồng thím - cô giáo tôi - đi bộ đội vào Nam. Thím hay buồn bã ngóng tin chiến trường. Thím có cô con gái nhỏ ốm yếu quặt quẹo, hay bò lê la trên chiếc chiếu trải trong lớp. Thỉnh thoảng nó khóc ré lên thì thím lại cho ăn một viên thuốc bổ gì đấy màu vàng. Nhiều buổi, chúng tôi nghịch quá khiến thím phát khóc.

Dạy bán chuyên nhưng về thời gian thím rất chuyên nghiệp. Tôi vẫn nhớ như in những bài học đầu đời, những chữ cái thím nắn nót viết lên bảng rồi dùng thước chỉ từng chữ đọc mẫu cho chúng tôi. Mưa nắng thế nào thím cũng có mặt đúng giờ, say mê truyền dạy.

Tuy vậy, cũng có buổi thím bận cấy gặt hay có công việc không đừng được, thím dạy bài trước cho tôi và bảo tôi dạy lại bạn bè. Tôi cố gắng làm theo lời thím, viết chữ lên bảng và đọc mẫu cho lớp đánh vần. Những buổi học “tự do” hiếm hoi ấy thường khá lộn xộn nhưng vui.

Người thầy đầu tiên
Trẻ em nhiều nơi ở vùng cao vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Người thầy đầu tiên sẽ mang đến cho các em ánh sáng của văn minh. Trong ảnh, lớp học đơn sơ của các em học sinh trường Trung học cơ sở Nà Khoa, xã Nà Khoa, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Ảnh vnexpress.net

Một số anh chị lớn đã bắt đầu biết trêu ghẹo gán ghép nhau. Các anh chị lấy dao cắt, khắc lên mặt bàn - những chiếc bàn vốn đã sứt sẹo, tàn tạ - ghép đôi người nọ với người kia. Hôm sau thím bực lắm, mắng tôi - người được thím giao trông coi lớp học - và các anh chị đầu têu chuyện trên một trận ra trò.

Thấm thoắt năm học kỳ lạ ấy cũng trôi qua. Ngày chúng tôi thi vào cấp Một, có cô giáo chính quy đến coi thi. Mấy hôm sau thì có điểm. Chúng tôi chính thức được bước vào học chương trình và giáo viên chuẩn, sau khi được trang bị nền tảng hai mươi bốn chữ cái và những bài học vỡ lòng từ thím.

Sau chiến tranh, chồng thím giải ngũ, đi làm công nhân một xí nghiệp quốc phòng. Khi có giáo viên chính quy, thím không dạy học nữa mà về làm ruộng.

Người thầy đầu tiên
Các thầy giáo Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai băng rừng, vượt suối vào bản cõng các em nhỏ đi học. Ảnh danviet.vn

Các lứa học sinh học thím, trong đó có tôi, nhiều người đã trưởng thành. Đông đảo nhất là đi bộ đội, làm công nhân và ở tại quê.

Một lần, dịp gần ngày 20/11, tôi về thăm thím cùng một anh bạn công nhân. Từ ngõ tôi đã nhận ra bóng thím đang băm bèo ở góc sân. Thím đã già, tóc nhiều sợi bạc. Lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi xúc động, bùi ngùi. Người phụ nữ trông có vẻ xoàng xĩnh này từng là người thầy đầu tiên trao cho chúng tôi chùm chìa khóa vàng tiếng Việt, để chúng tôi mở kho tàng tri thức.

Anh bạn công nhân bên tôi không kìm lòng được, bật khóc.

Cảm ơn thím nghìn lần, người thầy đầu tiên vĩ đại của tôi!

"Tìm nhà trọ khó như mò kim đáy bể"

Đã có những tín hiệu tích cực từ nền sản xuất, khi hàng chục ngàn việc làm được các doanh nghiệp tuyển dụng. Đi cùng ...

"Người lái đò" và những ước mong bé nhỏ

Để cùng học sinh vượt qua trận mưa lũ lịch sử tháng 10 vừa rồi, thầy cô Trường PTDT Nội trú Bố Trạch (Quảng ...

Quy định mới khi xây dựng thang lương, bảng lương cho NLĐ bắt đầu từ năm 2021 Quy định mới khi xây dựng thang lương, bảng lương cho NLĐ bắt đầu từ năm 2021

Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương làm căn cứ trả lương cho người lao động. Tuy nhiên bắt đầu từ 01/01/2021 tới đây, khi ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Chút tâm sự của KS. Nguyễn Ngọc Tùng về nghề Lao động & Công đoàn media

Chút tâm sự của KS. Nguyễn Ngọc Tùng về nghề

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Infographic

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Căn cứ chương trình hoạt động năm 2024 của 02 tổ chức, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ Việt Nam thống nhất phối hợp hoạt động thực hiện năm 2024 như sau:
Bản tin công nhân: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm

Bản tin công nhân ngày 5/5 gồm những nội dung: Không trụ nổi đến 60 tuổi, công nhân ngành may mong được nghỉ hưu sớm; Rút BHXH một lần: Phương án 1 chiếm ưu thế?; Bảo hiểm thất nghiệp quá lợi, người lao động thích… thất nghiệp; Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai...

Vacxin Video

Vacxin

Đọc thêm

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Đời sống -

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Thế nhưng, nhiều thầy cô băn khoăn với mức lương sau cải cách.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Đời sống -

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.