Phút trải lòng của nghề giáo
Cà phê tối - 12/07/2020 23:05 Mai Liễu
Nhiều năm qua ở xứ Nghệ quê tôi, dạy học là nghề được nhiều học sinh lựa chọn |
Tối qua, khi đọc bài thơ của thầy giáo Đinh Quốc Lợi, giáo viên Trường THCS Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An gửi trong nhóm Cán bộ công đoàn huyện khiến tôi chững lại với nhiều suy nghĩ. Bài thơ được thầy bấm viết trên điện thoại khi vừa về từ cuộc chia tay một người em đồng nghiệp đã 8 năm gắn bó với nhà trường nhưng đành bỏ cuộc vì trường thừa giáo viên và không thể vào biên chế. Bài thơ với câu từ mộc mạc của một người không chuyên cũng đủ cho nhiều người hiểu và chia sẻ.
Tám năm ròng cùng phấn trắng bảng đen
Em trải nghiệm đủ sự tảo tần nghề giáo
Âu cũng vì miếng cơm manh áo
Nung nấu khát khao chờ đợi tháng ngày
Gần một thập niên gắn bó với mái trường này
Hẳn với em không bao giờ vô nghĩa
Nung nấu mỏi mòn thủy chung với nghề cao quý
Mảnh đất này mãi vẫn không có chỗ cho em
Anh hiểu rằng em đã thức nhiều đêm
Lăn lội nhiều với nghề để nuôi khát vọng
Nhưng cánh tay của ngành vẫn chưa đủ rộng
Để đón em một thầy giáo tận tâm
Mong hạnh phúc và cuộc sống bình yên
Luôn gõ cửa nhà em mỗi bình minh ngày mới
Mẹ em đã mỗi ngày mong đợi
Thầy giáo Hồng đi dạy về cùng gia đình những bữa cơm vui
Trưa nay cùng em trong chén rượu phân li
Anh nâng lên nửa mừng nửa tủi
Cử chỉ một đôi người có phần bối rối
Vì biết rằng sắp phải cách xa em
Dòng thơ nửa chừng anh không thể đặt tên
Để lúc buồn anh có thể còn viết tiếp
Nhưng hơn lúc nào hơn bao giờ hết
Tự đáy lòng mong tạo hóa ban công bằng, ban hạnh phúc cho em
Sinh ra trên mảnh đất xứ Nghệ, mảnh đất có truyền thống hiếu học nên tôi thấu hiểu nỗi mong mỏi và sự kỳ vọng của các thế hệ người Nghệ đối với nghề nhà giáo. Rất nhiều gia đình mong muốn con mình trở thành giáo viên. Nghề cao quý ấy gắn với quá nhiều niềm tự hào, thế nên dù có vất vả, có hao tâm tổn trí, có nghèo… cũng vẫn cứ tự hào. Chẳng thế mà, khi tôi còn là một học sinh tiểu học, câu nói hàng ngày vẫn được nghe từ ông bà, cha mẹ là “Phải học giỏi để sau này đi dạy”. Và đó cũng là con đường duy nhất tôi được định hướng lựa chọn khi thi ngành. Dường như được làm nghề dạy học và vào biên chế nhà nước là mong muốn cố hữu của bao thế hệ con người xứ Nghệ. Thế nên những câu thơ của thầy Lợi khiến tôi ngổn ngang những cảm xúc khi hình dung sự kỳ vọng của những gia đình và sự tủi thân, bất lực của người trong cuộc. Tôi hình dung được cảnh hai người đàn ông cầm chén rượu chúc nhau mà mắt buồn lệ giấu; tôi hiểu bài thơ được bấm viết liên tục trong đêm khuya khi men rượu vẫn còn là những cảm xúc rất chân thật.
Nhiều người trong nhóm đọc bài thơ, cảm xúc trở thành khoảng lặng. Ai cũng trả lời với dòng tin nhắn ngắn ngủi: Thương! Có lẽ, cũng chẳng muốn nói gì nhiều bởi những năm qua họ đã quen với nhiều trường hợp như thế trong nghề. Và quả thực, hỏi thầy Lợi về cảm xúc lúc ấy, thầy cũng chẳng nói được gì nhiều. “Thương chú Hồng em ạ, 8 năm nay chú ấy dạy Toán - Tin nhưng đến bây giờ trường vẫn thừa giáo viên và không còn biên chế. Chú xin nghỉ dạy và đi tìm việc làm khác”.
Cả một quãng thời gian dài, rất nhiều học sinh quê tôi thi vào trường sư phạm, thế nên hàng chục năm trôi qua vẫn kéo dài tình trạng thừa giáo viên ở các cấp học và sinh viên sư phạm không có việc làm. Thỉnh thoảng tôi vẫn nghe các bạn trong lớp sư phạm ngày xưa than thở với nhau, rằng không biết đến bao giờ mới thiếu giáo viên dạy Văn để bọn mình được trở về dạy học, khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Vẫn biết, mỗi người có niềm yêu thích và lựa chọn riêng cho công việc của đời mình, thay đổi hay từ bỏ nghề cũng là lẽ thường trong cuộc sống. Thế nhưng, để bước chân được vào nghề giáo trên mảnh đất quê tôi quả thực rất gian nan với nhiều nỗi niềm khó tả.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 12/7 |
Kỷ luật công chức có gì thay đổi? |
"Đã có kết quả phỏng vấn, mai đi làm rồi!" |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng