Một Pháp lệnh cần được báo giới và cả xã hội quan tâm
Kinh tế - Chính sách - 18/08/2022 16:56 AN VINH
Sáng nay 18/8, UBTVQH biểu quyết thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng - Ảnh: VGP/ĐH |
Nói Pháp lệnh này cần được báo giới và cả xã hội quan tâm chính là từ một nội dung rất mới sau đây của Pháp lệnh: Đó là quy định cấm ghi âm, ghi hình trong các phiên toà. Việc livestream các phiên toà mà không được phép của chủ tọa phiên tòa thì đó là vi phạm quyền con người.
Trước đó, vào ngày 15/8, dự thảo Pháp lệnh đã được UBTVQH xem xét tại cuộc họp của Uỷ ban.
Trong bản dự thảo Pháp lệnh, Điều 23 quy định: Phạt tiền từ 15.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh Hội đồng xét xử không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa và phát trực tiếp trên không gian mạng;
Mức phạt này cũng áp dụng cho hành vi nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh người tham gia tố tụng không được sự đồng ý của họ và phát trực tiếp trên không gian mạng (livestream).
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về nội quy phiên tòa, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính đều có quy định “Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự lại chỉ quy định chung “Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa” .
Vì vậy, để bảo đảm quy định thống nhất giữa Pháp lệnh với các luật tố tụng về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý. Theo đó, Điều 23 của Pháp lệnh đã chính thức quy định, phạt tiền 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022. Tức là chỉ sau hơn chục ngày nữa, chính xác là 13 ngày, Pháp lệnh này cùng với điều khoản về ghi âm, ghi hình sẽ được thực thi tại các phiên toà diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chắc chắn sẽ có nhiều nhà báo phụ trách mảng pháp luật - pháp đình, sẽ có nhiều cư dân mạng xã hội và bạn đọc nêu lên một thắc mắc chung: Quy định không cho ghi âm, ghi hình và livestream các phiên toà liệu có đi ngược với quyền thông tin của báo chí tới công chúng trong các vụ xử án không?
Phát biểu tại phiên họp sáng nay của UBTVQH, Chánh án Toà án Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã giải thích rất cặn kẽ và có lý có tình cho thắc mắc đó. Ông Bình nêu rõ, các quy định về xử phạt hành vi ghi âm, ghi hình trong Pháp lệnh không phải do tòa án nghĩ ra, mà đã được quy định trong các luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự.
Chánh án cũng chia sẻ, sau khi dự thảo được cho ý kiến lần đầu, "một số nhà báo điện cho tôi hỏi tại sao các anh quy định không cho nhà báo ghi âm, ghi hình và livestream, đấy là quyền nhà báo để thông tin đến công chúng".
"Tôi giải thích nhà báo có quyền như vậy, nhưng người khác cũng có quyền mà quyền rất thiêng liêng. Ví dụ, anh có một người em gái đang liên quan đến vụ án hôn nhân, trước phiên tòa phải trình bày lý do tại sao ly hôn, tài sản có gì, tiền bạc bao nhiêu để phân chia. Có một ai đó livestream tài sản của em anh lên trên mạng cho thế giới xem thì anh có đồng ý với việc đó hay không. Cho nên một nguyên tắc rất lớn ở đây là bảo vệ quyền con người. Không phải chỉ ta đâu mà cả thế giới quy định như vậy, người ta không cho phép, đây là bảo vệ quyền riêng tư của con người", ông Bình nhấn mạnh.
Vẫn theo Chánh án thì kể cả trong vụ án hình sự cũng vậy, không phải chỉ có bị can, bị cáo là những người bị hạn chế về quyền con người, tham gia vụ án hình sự còn có những người khác như bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đều có quyền bảo vệ bí mật tài sản của họ.
Vì thế, các vụ án xâm hại nhân thân, xâm hại nhân phẩm mà livestream đưa hết lên mạng, là vi phạm quyền con người. Đó là lý do tại sao pháp luật phải có quy định để bảo vệ quyền con người.
Một ý kiến nữa của Chánh án Nguyễn Hòa Bình mà người viết thấy rất hay và bổ ích với báo giới và mạng xã hội là, việc tổ chức một phiên tòa mục tiêu tối thượng là hướng đến một bản án đúng pháp luật, công tâm, tâm phục khẩu phục, không phải là dịp để làm truyền thông.
"Thử hình dung là hàng trăm máy điện thoại đưa lên để livestream thì sự toàn tâm, toàn ý cho nhiệm vụ chính của phiên tòa là đưa ra các bản án đúng pháp luật sẽ bị xao nhãng. Tâm trạng của bất cứ ai cũng thế thôi, đứng trước ống kính và đứng trước các máy truyền thông thì bị xao nhãng. Rất mong các nhà báo chia sẻ với áp lực này", ông Bình chia sẻ.
Tôi tin rằng những lời tâm sự và chia sẻ của vị Chánh án Tối cao sẽ được báo giới và cả xã hội đồng tình, ủng hộ. Việc đồng tình, ủng hộ đó sẽ khiến cho Pháp lệnh được tôn trọng và thực thi nghiêm túc và hiệu quả, đảm bảo cho các hoạt động xử án và cả nền tư pháp đáp ứng đầy đủ sự công minh và văn minh trong thời đại công nghệ 4.0 này.
Và tôi cũng hi vọng rằng, mỗi khi giương ống kính camera hay chiếc iphone tân tiến lên để ghi hình, ghi âm, livestream các phiên toà, các phóng viên và tất cả những ai quan tâm theo dõi các vụ xử án sẽ không bao giờ lãng quên các quy định mới của Pháp lệnh này. Bởi vì, đó không chỉ là vì những triệu đồng, chục triệu đồng tiền phạt nếu vi phạm. Đằng sau đó là Quyền con người - một quyền thiêng liêng và cần phải được tôn trọng cao nhất trong đời sống xã hội.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". |
Giảm thuế xăng dầu và tháng 10 đến sớm Sau nhiều ngày cân nhắc cùng những tiếng nói của dư luận, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế ... |
Giải ngân chậm, cần khẩn trương tìm hướng tháo gỡ Chiều 9/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ ba dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương ... |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi 1.155 tỷ đồng hỗ trợ NLĐ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đồng ý sử dụng khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y