Tết Độc lập
Cà phê tối - 02/09/2024 14:21 AN VINH
Nhưng, có lẽ không có ở đâu mà tôi cảm thấy xúc động và ấn tượng như khi đón mừng ngày lễ Quốc khánh ở Mộc Châu, Sơn La.
Ở nơi đây, nơi duy nhất trong cả nước, kể từ mùa Thu năm 1945, bà con người Mông và các dân tộc ít người sinh sống tại địa bàn đã gọi ngày Quốc khánh là ngày Tết Độc lập
Ở nơi đây, từ nhiều tuần trước Tết Độc lập, bà con người Mông đã háo hức chuẩn bị cho việc xuống núi hòa chung niềm vui của đất nước. Những bộ trang phục cổ truyền đẹp nhất, những vòng tay, khuyên tai, những váy áo đẹp nhất được mang ra sử dụng để đi mừng Tết Độc lập. Các gia đình, các nhóm bạn bè cùng bản, các cháu học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông í ới gọi nhau, hẹn hò tụ tập để cùng nhau xuống thị trấn đón Tết Độc lập.
Tôi thực sự cảm động khi từ tinh mơ sáng 2/9, núi rừng còn mù sương, đã thấy từng tốp, từng tốp bà con dân tộc, già trẻ lớn bé đủ cả, xúng xính trong những bộ trang phục đẹp nhất của mình, nối đuôi nhau theo những con đường mòn khúc khuỷu, gập gềnh đổ xuống thị trấn.
Có lần, lúc mới hơn 7 giờ sáng, tôi hỏi mấy bà cháu đang dắt nhau trên phố thị, rằng họ ở xa không, đi từ mấy giờ mà tinh mơ đã có mặt ở thị trấn, họ bảo họ đi tử lúc 1-2 giờ sáng. Trời ơi! Sao có thể không xúc động và trân trọng tấm lòng của bà con dành cho ngày Quốc khánh như thế chứ?
Theo phong tục tổ tiên, đồng bào Mông chỉ ăn Tết một lần vào cuối năm Dương lịch. Nhưng từ ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945) – nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, người Mông đã rất trân trọng và coi đó là ngày Tết Độc lập của dân tộc.
Vào dịp này, các gia đình người Mông thường treo cờ Tổ quốc, nô nức rủ nhau xuống thị trấn vui Tết. Mừng Tết Độc lập chính là cách người Mông dạy cho con cháu mình đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo niềm tin sắt son một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ.
Năm nay tôi không lên được Mộc Châu vui đón Tết Độc lập cùng bà con trên đó. Nhưng, theo tường thuật của các bạn phóng viên trên các báo, thì từ sáng sớm 1/ 9, mọi ngả đường ở khu vực chợ trung tâm Mộc Châu, Sân vận động và Nhà văn hoá huyện Mộc Châu đã đông kín người Mông về dự hội. Lực lượng công an, an ninh nỗ lực tổ chức phân luồng, hướng dẫn các phương tiện di chuyển
Khởi đầu, Tết Độc Lập chủ yếu là của người Mông ở Mộc Châu và một vài huyện lân cận, nhưng mấy năm trở lại đây, Tết Độc Lập còn thu hút đồng bào Mông trên toàn tỉnh Sơn La, người Mông ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An…
Mỗi lần được chứng kiến ngày Tết Độc lập trên Mộc Châu cùng bà con người Mông và các dân tộc ít người trên đó, bên cạnh niềm xúc động và trân trọng, trong tôi cứ đau đáu một câu hỏi: Tại sao đâu đó giữa những thành thị phồn hoa, vẫn có những người chưa thực sự coi ngày 2/9 là một ngày Tết của dân tộc, của đời mình?
Chẳng lẽ, thắng lợi vẻ vang của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, sự kiện vĩ đại thành lập ra Nhà nước Dân chủ cộng hoà đầu tiên trong lịch sử dân tộc hàng ngàn năm, lại không gợi lên trong tâm trí họ một chút gì đó tự hào và biết ơn, giống như đồng bào dân tộc nghèo khó và vất vả trân trọng Tết Độc lập 2/9?
Nhưng, quan sát trên thực tế đời sống xã hội hiện nay, ta thấy rõ một điều: Những tấm lòng trong trẻo, chân thành, nồng hậu dành cho Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 như của bà con người Mông cùng gần một trăm triệu người dân Việt Nam ở mọi vùng miền khác của Tổ quốc, đã thực sự luôn át đi và thu hẹp sự dửng dưng với lịch sử ở một bộ phận nào đó như đã nói ở trên.
Đó cũng là một trong nhiều lí do, để tinh thần Cách mạng Tháng Tám là bất diệt, để ngày Quốc khánh 2/9 thực sự là một ngày TẾT ĐỘC LẬP đối với mọi người dân Việt Nam, mãi mãi!
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Tết Độc lập", bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 09/04/2025 15:12
Đã đến lúc phải nhìn lại AI
Chúng ta đã qua “cơn choáng” trước những màn ra mắt khủng khiếp của AI. Các khóa học AI, các mô hình AI ứng dụng vào công việc đang được triển khai ào ạt. Giờ là lúc thực tế nhất, rõ ràng nhất về giá trị thực sự của AI.

Cà phê tối - 07/04/2025 19:00
Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người
Trào lưu dùng AI biến người từ những đặc điểm nhận dạng liên quan tới công việc thành những hình ảnh con búp bê, những món đồ chơi thu nhỏ gây “bão mạng”. Không chỉ là trò đùa để cười rồi quên, một trong những trào lưu đầu của làn sóng AI này đang gợi mở nhiều điều.

Cà phê tối - 05/04/2025 16:52
Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Viên kẹo rau giờ trở nên đắng ngắt với Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục và cả Thùy Tiên.

Cà phê tối - 02/04/2025 18:20
“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
Cuộc thi "Vua nem chua" gây tranh cãi xảy ra vào ngày 30/3 tại Công viên Tuổi Trẻ, TP Hòa Bình, khi Hợp tác xã Thực phẩm Chiển Hướng tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm nem chua mà không được cấp phép.

Cà phê tối - 31/03/2025 14:38
Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Gần 6 triệu lượt người xem 2 phiên livestream tranh cãi về chuyện tình ái của một streamer đã khiến dư luận bùng nổ. Nhưng đằng sau “cú nổ” ấy không phải là chuyện “anh kia cặp với chị này” mà là đỉnh điểm của sự vô bổ tới ngớ ngẩn của giải trí mạng.

Cà phê tối - 29/03/2025 06:09
Động đất thì phải làm gì?
Trận động đất xảy ra ở Myanmar vào hôm qua (28/3) đã ảnh hưởng tới hàng loạt các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Sự kiện này được đánh giá là thảm họa thiên tai tồi tệ nhất của Đông Nam Á, trong nhiều năm.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Công đoàn - điểm tựa vững chắc cho người lao động trong biến động thị trường lao động
- Luật Công đoàn 2024: Để luật “thấm sâu” vào đời sống người lao động
- Nghị quyết 57: Tháo gỡ “nút thắt” thể chế để “thức tỉnh” sức mạnh đổi mới
- Đề xuất lương công chức theo khối tư nhân để tránh tiêu cực, tham nhũng
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với Công đoàn trong Luật Công đoàn 2024