Học trò không phải là tội phạm
Cà phê tối - 28/04/2022 15:33 AN VINH
Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) bị giáo viên xử phạt, chụp hình gửi vào nhóm Zalo của phụ huynh. Ảnh chụp vào ngày 27/4/2022 và được cha mẹ học sinh cung cấp cho Tạp chí Lao động và Công đoàn. |
Đó là hiện tượng có một số giáo viên đã đăng hình trẻ bị giáo viên phạt, bắt đứng lên bục giảng trước cả lớp vì quên mang sách vở, làm thiếu bài tập,... gửi vào nhóm phụ huynh. Nhiều phụ huynh học sinh đã bày tỏ sự bất bình, bức xúc trước hiện tượng này. Họ cho rằng trẻ sẽ bị tổn thương nặng nề về tâm lý trước hình phạt kiểu này.
Nhắc lại câu chuyện con bị cô giáo chụp lại hình ảnh đứng trên bục giảng vì quên mang vở, chị H. (ở Hà Nội) bức xúc khi con chỉ mắc lỗi lần đầu đã bị bêu riếu ở trước lớp và trong nhóm nhắn tin của phụ huynh. Chị cho biết, trẻ và bố mẹ đều cảm thấy xấu hổ, tổn thương vì hình phạt này.
“Các con bị chụp ảnh như kẻ phạm tội vậy. Nếu các con chỉ phạm lỗi một lần, cô nhắc nhở là được. Khi con không thường xuyên làm bài tập, cô có thể liên hệ riêng với gia đình để tìm giải pháp khắc phục. Bị phạt như vậy, con rất buồn, tổn thương, trông tội lắm. Tôi đã nghĩ cả buổi học hình như cô không dạy mà chỉ rình bắt lỗi học sinh để chụp ảnh", chị H. nói.
"Nhiều phụ huynh trong nhóm Zalo cũng thấy hình ảnh con bị phạt đứng trên bục giảng nhưng không dám ý kiến. Một số người còn bận đi làm, không để ý đến việc con bị phạt như thế nào. Các bé về nhà lại không dám nói với bố mẹ việc tổn thương ra sao vì nghĩ lỗi do bản thân. May mắn, năm cuối, con tôi học với giáo viên khác, bé phấn khởi, học tốt hơn nhiều", chị H. nói.
Con chị P. (Hà Nội) không bị giáo viên chụp hình đăng lên hội nhóm của phụ huynh nhưng phải đứng ở bục giảng vì mắc lỗi "chạy ra ngoài gọi bạn vào lớp trong giờ nghỉ giải lao". Chị tức giận, phản đối hình phạt này. Nữ phụ huynh hiểu rõ những tổn thương mà trẻ gặp phải khi bị giáo viên bêu gương xấu trước lớp.
Thời điểm đó, con chị P. học lớp 2. Ở độ tuổi thích chạy nhảy, trẻ đã bị cô giáo chủ nhiệm yêu cầu không đi ra khỏi lớp trong giờ giải lao. Khi nhắc bạn đi vào lớp, con của chị bị giáo viên phạt đứng trên bục giảng.
"Chưa nói đến việc chụp hình khi con bị phạt rồi đăng tải, trẻ bị cô giáo cho đứng lên bục giảng, bêu gương xấu ở trước lớp, trước trường đã tổn thương rất nhiều rồi. Con của tôi khi bị phạt như vậy đã sợ run hết cả người, xấu hổ trước bạn bè và cảm thấy bị oan. Phụ huynh ủng hộ cô nghiêm khắc để giáo dục trẻ nhưng không phải bằng hình phạt đó. Nó ảnh hưởng đến tâm lý các con nhiều lắm", chị P. nói.
Giáo viên không nên thực hiện phương pháp giáo dục này. Trẻ mắc lỗi lần đầu, thầy cô nên nhắc nhở. Khi trẻ phạm lỗi lần thứ ba, thầy cô hãy gọi điện trao đổi riêng với phụ huynh.
"Giáo viên bắt trẻ đứng lên bục giảng là các bạn đã xấu hổ trước mặt bạn bè rồi. Cô chụp ảnh khi trẻ đang bị phạt như vậy sẽ làm các con tổn thương. Hình ảnh các con bị đăng tải trên mạng xã hội, phụ huynh cũng bị ảnh hưởng", chị N. nói.
Chuyên gia Tâm lý, Thạc sĩ Chế Dạ Thảo nhận định, khi thưởng - phạt, giáo viên phải tuân thủ theo các quy tắc ứng xử nhất định. Trong đó, giáo viên sử dụng hình phạt phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng người học.
"Thầy cô dùng thiết bị di động để chụp hình các em đứng trên bục khi mắc lỗi đã xin phép các em chưa? Tiếp đó, giáo viên sử dụng hình ảnh của các em vào mục đích gì? Nếu dùng để cung cấp thông tin, kết nối với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ, giáo viên phải xử lý khéo léo, đảm bảo tôn trọng người học. Gửi hình ảnh các em bị phạt vào trong nhóm của phụ huynh, khi các em không thoải mái sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cả học sinh lẫn phụ huynh", bà Thảo nói.
Nữ thạc sĩ cho rằng trong giáo dục, bất kỳ một hành động nào của giáo viên cũng tác động mạnh đến tâm lý trẻ. Việc trẻ bị chụp hình trong hoàn cảnh bản thân đang bị phạt vì mắc lỗi hoặc làm chưa tốt việc gì đó tác động không tốt đến tinh thần trẻ nhỏ.
Giáo viên đưa hình ảnh đó của trẻ lan truyền đến nhiều người không liên quan sẽ khiến trẻ tiếp tục chịu ảnh hưởng một lần nữa. Khi cảm thấy không được trân trọng, trẻ nảy sinh tâm lý bất ổn, học tập kém hiệu quả.
Hẳn nhiều người trong chúng ta vẫn còn nhớ về nhà sư phạm, nhà văn người Ucraine Anton Semyonovich Makarenko (1888-1939), tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng "Bài ca sư phạm” bàn về các phương pháp giáo dục trẻ em hư. Trong một bức thư gửi cho đại văn hào Maxim Gorky, khi kể những chuyện có thật về việc giáo dục trẻ em hư hỏng, Makarenko viết, để giáo dục được hơn 3.000 trẻ em hư trở thành những công dân tốt, phương pháp của ông không có gì quá cao siêu và đặc biệt.
Vấn đề chỉ đơn giản là: Thầy luôn phải gương mẫu và phải đối xử với trẻ em một cách tôn trọng, dù chúng có nhiều tội lỗi, luôn coi chúng đúng là những Con Người. “Tôi đã biến chúng thành những người tốt khi biết khơi dậy ở chúng phẩm chất Người bằng cách tin cậy khuyến khích sự coi trọng nhân cách – phẩm giá Người trong sâu thẳm tâm hồn tụi trẻ hư hỏng.”
Ngẫm lại trong đời sống, ta thấy Macarenko rất đúng. Một con người bị sỉ nhục, nhân cách bị chà đạp sẽ có hiệu ứng lâu dài, nó sẽ không cần tôn trọng phẩm cách của người khác nữa, kể cả cha mẹ, thầy cô nếu có dịp.
Thầy cô chụp ảnh và bêu riếu học trò là không coi trọng giữ gìn phẩm giá con người của học trò, không khuyến khích học trò tự mình giữ gìn phẩm cách, điều quan trọng nhất để sau này học trò thành những "Con Người Tử Tế". Những đứa trẻ non nớt khi sợ thày cô, sợ nhà trường kỷ luật, bị cha mẹ rày la mà buộc phải chường mặt mình ra trong những bức ảnh trên nhóm Zalo, trên Facebook, chúng sẽ xấu hổ trước bè bạn và đặc biệt lưu lại trong tâm hồn nó một vết sẹo không bao giờ liền.
Các thầy cô giáo, hơn ai hết, phải là những người chăm lo nuôi dưỡng cho tâm hồn, nhân cách, phẩm giá Con Người trong mỗi học sinh của mình. Có một quan điểm giáo dục nổi tiếng rằng: “Không có trẻ em hư, chỉ có những nhà giáo dục tồi”. Câu nói này, tuy có phần cực đoan vì sự hình thành nhân cách của học sinh không chỉ có yếu tố giáo dục, nhưng nó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào con người của các nhà giáo dục chân chính. Nếu không có niềm tin ấy, khi đối diện với học sinh chưa ngoan, làm sao người thầy có đủ sự kiên nhẫn để giáo dục các em?
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói :”Trẻ em như búp trên cành”. Và chính Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở: “Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
“Búp trên cành” thì cần phải được nâng niu, “trồng người” thì phải cần bón gốc, uốn cành cho ngọn cây vươn lên, chứ chỉ chăm chăm bắt sâu, chỉ bẻ cành, vặt lá, phạt gốc, thì bao giờ cây lớn lên, bao giờ cứng cáp và toả bóng mát cho đời được, phải vậy không ạ, thưa các thầy cô giáo đang cầm trên tay cả viên phấn trắng, cây bút mực đỏ và những chiếc iphone của thời đại 4.0?!
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết "Học trò không phải là tội phạm" thì có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".
|
Để cho mỗi ngày đến trường là một ngày vui Hôm qua, (ngày 6/4), hàng triệu học sinh tiểu học ở hơn 30 quận, huyện ở Hà Nội lại được cắp sách tới trường, kết ... |
Bắt học sử làm gì khi học sinh xé đề cương trắng xóa sân trường? Năm học 2022- 2023, Chương trình Giáo dục Phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Lịch sử được xếp vào nhóm lựa ... |
Cuối tuần nói một chút về chuyện lễ Mấy ngày qua, sự kiện được chú ý là Hội nghị Văn hóa toàn quốc, một Hội nghị đã rất lâu rồi mới lại được ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 13/01/2025 17:50
Chuyện giao thông hôm nay và câu ngạn ngữ xưa "gieo gì gặt nấy"
Những ngày này, nhiều người trên mạng xã hội, trong câu chuyện trao đổi với nhau ở gia đình hay ngoài phố, đang trách oan Nghị định 168.
Cà phê tối - 13/01/2025 16:07
Dùng kiếm “nói chuyện”
Một người đàn ông ở Nha Trang sau khi tranh cãi với nhân viên môi trường đã bất ngờ rút kiếm từ cốp xe để "nói chuyện".
Cà phê tối - 11/01/2025 14:24
Thay kỳ thi bằng “đánh giá năng lực”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố bỏ hoàn toàn kỳ thi lớp 6 ở tất cả các trường trên hệ thống giáo dục toàn quốc. Thay vào đó, Bộ vẫn để ngỏ phương án “đánh giá năng lực” cho các trường chất lượng cao.
Cà phê tối - 08/01/2025 14:56
Madam Pang và câu chuyện hòa khí bóng đá
Giữa những tranh cãi không hồi kết về trận chung kết đã kết thúc 3 ngày trước giữa cổ động viên hai đội, cách hành xử của bà Pang - Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Thái Lan - khiến các bên đều nể phục.
Cà phê tối - 06/01/2025 13:54
Việt Nam vô địch lẫm liệt và đàng hoàng
Đội tuyển Việt Nam đã đả bại kỳ phùng địch thủ Thái Lan 3-2 ngay trên sân Rajamangala. Qua đó, giành chiến thắng chung cuộc 5-3 và mang cúp vô địch ASEAN Champions về Hà Nội.
Cà phê tối - 04/01/2025 10:57
Không sợ Thái Lan và lời nguyền 3 thập kỷ
Chiến thắng nức lòng của đội tuyển Việt Nam trước Thái Lan ở trận chung kết lượt đi tại Việt Trì (Phú Thọ) đã giúp đội nhà có lợi thế nhất định trong trận lượt về. Hơn thế, nó cũng giải “lời nguyền” đeo đẳng đội tuyển tới gần ba chục năm của đội nhà trước Thái Lan.