Đường sắt Cát Linh - Hà Đông và an toàn tính mạng hành khách
Cà phê tối - 10/06/2021 12:30 Vũ Hùng
Đà Nẵng nới lỏng giãn cách: “Ly cà phê sáng nay ngon đến lạ lùng” Đà Nẵng: Nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho công nhân trong dịch Covid-19 Căng mình kiểm soát dịch trên tuyến đường đông công nhân |
Theo Bộ GTVT, 16 cảnh báo của tư vấn ACT xuất phát từ những khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn trong đầu tư, khai thác, vận hành hệ thống metro giữa châu Âu và Trung Quốc. |
Vào sáng 10.10.2011, ông Đinh La Thăng khi ấy đang là "tư lệnh ngành”, ngồi ghế Bộ trưởng Bộ GTVT, là người đã phát lệnh khởi công dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tại Ba La, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Tuy nhiên, trái ngược với tất cả những dự kiến trước đó, đường sắt Cát Linh – Hà Đông đã qua tròn 1 thập kỷ với 3 đời Bộ trưởng Bộ GTVT gồm: ông Đinh La Thăng; ông Trương Quang Nghĩa; ông Nguyễn Văn Thể vẫn nhiều lần chậm tiến độ, đội vốn "khủng", tăng tổng mức đầu tư ban đầu tư 8.770 tỷ lên 18.000 tỷ đồng (tăng 9.231 tỷ đồng, tương đương trên 205%) và vẫn lỡ hẹn ngày vận hành.
Trong khi nhân dân Thủ đô và cả nước đang hồi hộp chờ ngày đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông khởi hành sau cả chục lần lỡ hẹn thì chiều qua, tất cả đã sững sờ vì ngạc nhiên và lo ngại trước một thông tin do Tuổi trẻ Online tiết lộ: Đánh giá an toàn hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Liên danh Tư vấn Apave-Certifer-Tricc (Tư vấn ACT) của Pháp đã đưa ra 16 khuyến cáo dẫn tới nguy cơ mất an toàn hệ thống khi vận hành.
Theo Tư vấn ACT, hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông không bảo đảm an toàn hệ thống điện kéo, hệ thống phanh điện; hệ thống chưa sẵn sàng xử lý tình huống khẩn cấp trong khai thác, khi thử nghiệm 10 quy trình khẩn cấp của hệ thống có 8 quy trình thất bại. Tổng thầu EPC - Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc không cung cấp đủ tài liệu liên quan tới an toàn vận hành hệ thống; hệ thống an toàn cháy nổ nhà ga trên tuyến không bảo đảm; an toàn hệ thống cầu cạn cũng chưa bảo đảm.
Qua đánh giá 76 mối nguy hiểm, 31 chức năng an toàn, quản lý rủi ro và 10 tình huống xử lý khẩn cấp của hệ thống đường sắt Cát Linh - Hà Đông, tư vấn ACT đã đưa ra 16 khuyến cáo về nguy cơ mất an toàn trong vận hành thương mại tuyến đường sắt này.
ACT nhấn mạnh nếu vận hành hệ thống đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, chủ đầu tư (Bộ Giao thông vận tải/Ban Quản lý dự án đường sắt) phải chấp nhận các rủi ro và hệ quả tương ứng.
Nhưng trong báo cáo hoàn thành thi công dự án gửi tới Hội đồng kiểm tra nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng mới đây, Bộ GTVT có thừa nhận Tư vấn ACT đã đánh giá dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông theo tiêu chuẩn châu Âu trong khi dự án được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn Trung Quốc, nên có nhiều tiêu chuẩn không bảo đảm. Tuy nhiên, Bộ GTVT lại cho rằng 16 cảnh báo của Tư vấn ACT xuất phát từ những khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn trong đầu tư, khai thác, vận hành hệ thống metro giữa châu Âu và Trung Quốc.
Chẳng hạn, tiêu chuẩn Trung Quốc chỉ yêu cầu đánh giá và cấp chứng nhận an toàn tín hiệu, không yêu cầu đánh giá an toàn hệ thống điện kéo, phanh điện, trong khi tiêu chuẩn châu Âu phải đánh giá an toàn cả 3 hệ thống.
Cách giải thích này của Bộ GTVT đã thể hiện rõ sự nguỵ biện. Không phải ai xa lạ, mà chính một quan chức của ngành giao thông đã phát biểu công khai về tiêu chuẩn EU của công trình, nhưng giờ hình như Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và các vị lãnh đạo Bộ GTVT quên mất chăng?
Theo bản tin trên vov.vn đăng ngày 30.11.2019 có viết, tại Hội nghị ATGT cuối năm 2019 do Uỷ ban ATGTQG tổ chức cuối tháng 11 cùng năm, TGĐ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) Vũ Hồng Trường đã khẳng định: "Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sử dụng công nghệ Trung Quốc nhưng có tiêu chuẩn kĩ thuật tương thích với tiêu chuẩn các nước châu Âu". Rất rõ nhé, chính người của ngành giao thông công nhận công trình này có tiêu chuẩn tương thích EU, không phải ai khác!
Ở thời điểm này, thiết nghĩ Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và các vị lãnh đạo Bộ GTVT cần phải trả lời những câu hỏi dưới đây của hành khách, của đồng bào mình, của dư luận cả nước :
Thứ nhất, Bộ GTVT thuê doanh nghiệp Trung Quốc thiết kế, thi công, kéo lê thê hơn chục năm, giá đội lên gấp đôi, vậy ai trong các vị, ai trong ngành giao thông phải chịu trách nhiệm về việc chậm tiến độ và đội giá này?
Thứ hai, chính Bộ đã thuê người Pháp kiểm định, thuê công ty Pháp tư vấn, bây giờ họ khẳng định công trình không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn khi vận hành thì các vị lại cho rằng tiêu chuẩn châu Âu khác tiêu chuẩn Trung Quốc, tiêu chuẩn Trung Quốc vẫn đảm bảo. Tư vấn ACT căn cứ theo tiêu chuẩn thiết kế, thi công, vận hành trong hồ sơ mời thầu để nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Nếu công trình được thiết kế, thi công, vận hành theo tiêu chuẩn Trung Quốc thì không có lý do gì tư vấn Pháp lại nghiệm thu theo tiêu chuẩn EU ?
Thứ ba, lãnh đạo Bộ GTVT có coi trọng an toàn tính mạng của người dân hay không khi Tư vấn ACT đã đánh giá không đảm bảo an toàn là không được vận hành, không được lấy tính mạng người dân ra để thử nghiệm độ an toàn của công trình. Đều là con người, chẳng nhẽ người châu Âu họ sợ chết nên tiêu chuẩn của họ quá cao? Còn người Việt Nam là người ngoài hành tinh hay sao, mà coi việc an toàn không là gì, không cần coi trọng?
Trước khi đưa ra 3 câu hỏi trên, dư luận đông đảo đều đã thấy là kết luận của Tư vấn ACT là rất rõ ràng. Bây giờ, nếu Bộ GTVT vẫn cố bảo vệ quan điểm của mình để đưa công trình đường sắt Cát Linh – Hà Đông vào vận hành thì tôi tin là cũng không ai dám đi. Không dám đi bởi vì kết luận của Tư vấn ACT đã chỉ ra 16 điểm không an toàn trong vận hành. Không dám đi vì chưa thấy một cam kết ai sẽ là người chịu trách nhiệm an toàn cho người dân khi sử dụng dịch vụ này.
Tôi cho rằng, trong bối cảnh thực tế hiện nay, khi Tư vấn ACT đã cảnh báo, Bộ GTVT nên lắng nghe và nhìn nhận đánh giá nghiêm túc để đặt vấn đề đảm bảo an toàn tính mạng hành khách lên trên hết và cao nhất.
Có lẽ lúc này, hơn lúc nào hết, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và ban lãnh đạo Bộ GTVT cùng tất cả các vị có trách nhiệm liên quan trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông hãy nên nhớ tới lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn cán bộ lãnh đạo cả nước. Người nói: “Việc gì có lợi cho dân thì nhất định làm. Việc gì không có lợi cho dân thì nhất quyết không làm.”
Cho vận hành tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông khi chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn là một việc rõ ràng “không có lợi cho dân”, thưa các quý vị lãnh đạo Bộ GTVT!
Nữ công nhân rưng rưng khi nhận được món quà từ công đoàn Nhận phần quà từ lãnh đạo LĐLĐ TP Đà Nẵng, chị Thanh, công nhân Công ty TNHH Lovepop không kìm được những giọt nước mắt ... |
Công ty PouYuen có ca dương tính, 1.100 công nhân tạm nghỉ việc Ngành Y tế TP HCM xác định nữ công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trước khi ... |
Yêu cầu F1 không tụ tập nói chuyện, hỗ trợ doanh nghiệp đón công nhân trở lại làm việc Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành công điện khẩn, yêu cầu siết chặt quản lý các khu cách ly tập trung, trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền