Yêu cầu F1 không tụ tập nói chuyện, hỗ trợ doanh nghiệp đón công nhân trở lại làm việc
Kinh tế - Xã hội - 09/06/2021 10:00 Minh Hằng
Khu cách ly cho công nhân tại tỉnh Bắc Giang. Ảnh: BYT |
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, Sư đoàn 3 - Quân khu I và yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp, khẩn trương tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại người đang cách ly tập trung thành 3 nhóm nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình và nguy cơ cao. Từ đó, áp dụng các biện pháp cách ly, quản lý, giám sát phù hợp.
Cụ thể, đối với những người thuộc nhóm nguy cơ thấp có thể bố trí 4 - 5 người/phòng; nhóm nguy cơ trung bình 3 người/phòng; nhóm nguy cơ cao và những người từ thôn Núi Hiểu chỉ được bố trí 1 - 2 người/phòng. Với các phòng đã có ca F0 và người đã tiếp xúc với F0 thì phải lập tức đưa cách ly riêng 1 người/phòng.
Bên cạnh đó, những khu cách ly có ít nhà vệ sinh, nhà tắm phải lập tức xây dựng thêm các khu vệ sinh, nhà tắm dã chiến; các khu vệ sinh phải lắp thiết bị phun khử khuẩn tự động.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thường xuyên tuần tra, kiểm tra trực tiếp và giám sát qua hệ thống camera để ngăn chặn việc công dân tự ý di chuyển giữa các phòng, ra hành lang tụ tập nói chuyện, xem chung điện thoại nhằm kịp thời xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Đồng thời, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm 2 ngày/lần cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao, 3 ngày lần nhóm nguy cơ trung bình, 4 ngày/lần nhóm nguy cơ thấp; chỉ được cho ra khỏi khu cách ly khi người cách ly đã đủ thời gian và được rà soát kỹ không tiếp xúc với người có nguy cơ cao, bản thân đã có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân ở Bắc Giang. Ảnh: BYT |
Chủ tịch UBND cấp huyện, thủ trưởng đơn vị quân đội trên địa bàn phải hoàn thành việc thực hiện các yêu cầu trên trong thời gian 2 ngày, kể từ ngày nhận được công điện này và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung mà mình quản lý.
Hỗ trợ các doanh nghiệp đón người lao động trở lại làm việc
Trong những ngày tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm lần 2 và xác nhận đủ điều kiện cho công nhân đi làm trở lại để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp khi phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: CT |
Ngày 8/6, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang có văn bản chỉ đạo về việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) đón người lao động đã được theo dõi, quản lý, xét nghiệm sàng lọc nguy cơ lây nhiễm bệnh, đảm bảo điều kiện đi làm việc trở lại.
Tỉnh Bắc Giang thống nhất thực hiện việc xác nhận người lao động đã được theo dõi, quản lý, xét nghiệm sàng lọc về nguy cơ lây nhiễm dịch, đảm bảo đủ điều kiện đi làm trở lại; tổ chức đón người lao động trở lại làm việc cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng - Vân Trung theo quy trình 7 bước. Cụ thể:
Bước 1: Doanh nghiệp gửi Ban Quản lý các KCN tỉnh hồ sơ đề nghị cho lao động quay trở lại làm việc kèm theo danh sách người lao động đã được duyệt theo phương án sản xuất.
Doanh nghiệp gửi Tổ kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh dự thảo phương án đón lao động.
Bước 2: Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp, Ban Quản lý các KCN tổ chức rà soát danh sách lao động theo đề nghị của doanh nghiệp với danh sách lao động đã được duyệt theo phương án sản xuất. Sau đó, gửi UBND các huyện, thành phố nơi có người lao động đề nghị được quay trở lại làm việc.
Trong vòng 03 ngày, kể từ khi nhận được dự thảo phương án đón lao động của doanh nghiệp; Tổ kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh kết nối với các huyện, thành phố để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện phương án đón lao động.
Bước 3: Trong vòng 02 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban Quản lý các KCN tỉnh, UBND huyện, thành phố thẩm định và gửi Tổ kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh, Ban Quản lý các KCN tỉnh, UBND xã, phường, thị trấn (nơi có người lao động đi làm trở lại) văn bản xác nhận về danh sách người lao động đã được theo dõi, quản lý, xét nghiệm sàng lọc về nguy cơ lây nhiễm dịch trong vòng 21 ngày trở lại tính đến thời điểm xác nhận.
Bước 4: Trong vòng 04 giờ, kể từ khi nhận được danh sách do UBND huyện, thành phố gửi, Ban Quản lý các KCN tỉnh thông báo cho doanh nghiệp kết quả xác nhận của UBND huyện, thành phố.
Bước 5: Doanh nghiệp cùng Tổ kiểm tra, hỗ trợ của tỉnh thống nhất lại phương án đón lao động. Sau đó, Tổ kiểm tra, hỗ trợ của tỉnh gửi phương án đón lao động cho Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý các KCN tỉnh trước ít nhất 01 ngày tổ chức đón lao động để thực hiện.
Doanh nghiệp thông báo cho người lao động về thời gian, địa điểm tập trung để thực hiện xét nghiệm Covid-19 (xét nghiệm nhanh) và đưa đón về nơi ở của doanh nghiệp.
Bước 6: UBND huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp tổ chức các điểm đón lao động thực hiện các nội dung:
- Yêu cầu các chốt/trạm kiểm dịch mở chốt/trạm kiểm dịch cho người, xe làm nhiệm vụ đón người lao động trở lại làm việc được lưu thông và cho người lao động di chuyển ra các điểm tập trung đón lao động.
- Giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng dịch của người lao động và lái xe tại các điểm đón; việc tổ chức xét nghiệm nhanh Covid-19 đối với người lao động; giám sát người lao động lên xe theo đúng danh sách đã được phê duyệt.
Bước 7: Doanh nghiệp có trách nhiệm:
- Yêu cầu lái xe cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước khi thực hiện nhiệm vụ đón lao động.
- Tổ chức xét nghiệm nhanh Covid-19 tại địa điểm tập trung trước khi lên xe đối với lái xe, người lao động; chỉ được cho người lao động lên xe khi có kết quả xét nghiệm âm tính.
- Tổ chức cách ly người lao động tạm thời tại nơi ở hoặc tại khu vực vùng đệm (nếu có) và tổ chức xét nghiệm Covid- 19 (xét nghiệm PCR) cho người lao động trước ít nhất 01 ngày dự kiến cho người lao động trở lại làm việc.
- Chỉ được phép đưa người lao động trở lại làm việc và dừng việc cách ly tạm thời tại nơi ở đối với lao động có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.
Trong quá trình thực hiện nếu khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên hệ với Tổ kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp (theo Quyết định số 1071/QĐ-UBND ngày 04/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh) để được hỗ trợ giải quyết.
Công nhân Công ty New Wing Interconnect Technology trở lại làm việc sáng 29/5. Ảnh: Đ.G |
Theo ông Nguyễn Văn Nhân – Trưởng phòng Kinh tế ngành, Văn phòng UBND tỉnh Bắc Giang, thành viên của Tổ kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp: “Chúng tôi xây dựng hệ thống kết nối thông tin xuyên suốt từ tỉnh đến huyện, xã qua Zalo, tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp được phép hoạt động trở lại trong việc đưa đón công nhân đi làm để đảm bảo an toàn. Tính đến tối 8/6, Tổ kiểm tra, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh đã tiếp nhận hồ sơ của 151 doanh nghiệp và đã có 51 doanh nghiệp (với trên 8.000 người lao động) đủ điều kiện sản xuất an toàn đã được cho phép hoạt động trở lại”.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Nhân, số lao động thực tế quay trở lại làm việc trong các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, với 6.790 người. Nguyên nhân là do nhu cầu của người lao động thường xuyên thay đổi. Khó khăn ở doanh nghiệp là ở khâu xác nhận người lao động đi làm trở lại. Các doanh nghiệp muốn có người lao động đi làm ngay nhưng khi đến đón thì có người lại không đi nữa. Hiện tại, công tác rà soát người lao động đủ điều kiện đi làm trở lại vẫn được sàng lọc kỹ nhằm đảm bảo an toàn và tránh nguy cơ rủi ro về dịch bệnh xảy ra tại khu vực sản xuất.
Thực tế số lao động quay trở lại làm việc trong các doanh nghiệp vẫn còn thấp. Ảnh: PL |
Ngoài ra, tỉnh Bắc Giang cũng chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch trong KCN sau khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động trở lại.
Tính đến sáng 9/6, Bộ Y tế ghi nhận thêm 64 ca dương tính Covid-19, trong đó Bắc Giang có 23 ca, Bắc Ninh 17 ca và 23 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh. Như vậy, tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Bắc Giang là 3.333. |
Bị tai nạn lao động nhưng không được hưởng chế độ bảo hiểm Bị tai nạn lao động (TNLĐ) nhưng không được hưởng chế độ bảo hiểm từ Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) do không ... |
Sài Gòn cái gì cũng có, sẵn nhất là tấm lòng thảo thơm! Những ngày qua, TP. HCM (Sài Gòn) đang căng mình chống dịch, sự quan tâm chú ý đổ dồn về quận Gò Vấp, phường Thạnh ... |
Gần 7.600 công nhân trở lại làm việc, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về giấy xác nhận Tính đến tối 7/6, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang đã cho phép 43 doanh nghiệp được hoạt động trở lại, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 24/11/2024 12:16
Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
Ban nhạc hàng đầu thế kỷ 21 Imagine Dragons vừa tạo nên một cơn “bão mạng” khi chính thức gọi tên 8WONDER trên trang Instagram chính chủ, một lần nữa xác nhận Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến trong lịch trình tour diễn LOOM đang làm mưa làm gió khắp toàn cầu.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh