Thứ sáu 01/12/2023 06:42
Loạt phóng sự bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên:

Độc giả bất bình với thủ đoạn các công ty cung ứng lao động

Đời sống - HỒNG NHUNG

Từ loạt phóng sự điều tra về vấn nạn bóc lột sức lao động của trẻ em tại các KCN được đăng tải trên Tạp chí Lao động và Công đoàn, bạn đọc đã thể hiện sự bất bình về vấn nạn này.
Độc giả lên tiếng về tình trạng học sinh đi thực tập bị bóc lột sức lao động

Loạt phóng sự điều tra về vấn nạn bóc lột sức lao động của trẻ em khi đăng tải trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn cùng các nền tảng mạng xã hội khác của Tạp chí đã có hàng trăm nghìn lượt xem, hàng nghìn lượt bình luận của bạn đọc. Trong hàng nghìn comment của bạn đọc gửi về có rất nhiều người lên tiếng, thể hiện góc nhìn đa chiều và cung cấp thêm nhiều thông tin đáng chú ý.

"Ở tuổi này các em nên tập trung học"

Bạn đọc Hải Bình cho rằng, do hoàn cảnh các cháu nghèo khó nên mới phải đi làm sớm, dù biết rằng không đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật nhưng vẫn “nhắm mắt” để cho các công ty cung ứng lao động dùng các “thủ thuật” khai tăng tuổi.

“Dân quê ra thành phố chỉ mong có việc làm, có tiền, không bị lừa là may rồi!”, bạn đọc tên Phạm Đại cảm thán. Theo bạn đọc này, con nhà nghèo nên chỉ cần có được một công việc là mừng lắm, nên các em chấp nhận mọi vất vả, khổ cực để kiếm được đồng tiền dắt lưng. Và muốn có càng nhiều tiền thì càng làm quần quật, ngày 10-12 tiếng, vắt kiệt sức mà làm, không dám kêu ca.

Độc giả bất bình với thủ đoạn các công ty cung ứng lao động
Lang Quang N. (SN 2008, bên phải), đang được trang bị để vào nhà máy làm việc, sáng 15/9/2023 - Ảnh: PV LĐ&CĐ

“Ngoài này các công ty toàn sử dụng lao động không đủ tuổi lao động thời vụ, nhằm trốn tránh các loại thuế. Điều này vừa gây thiệt thòi cho công nhân chính thức, vừa bóc lột sức lao động của các em tuổi vị thành niên”, bạn đọc Quan Dư nêu quan điểm.

Bạn đọc có nickname Đạt Mon thì conment trên kênh TikTok Lao động và Công đoàn: “Làm thì làm được, nhưng vào công ty các em bị ép sản lượng và ép tăng ca quá khả năng nên đã có nhiều em không chịu được đã ngất tại công ty”. Bạn đọc này không đồng tình với việc các em đang ở tuổi ăn tuổi học lại bị "bán" sức lao động trong nhà máy, “học chẳng tốt hơn sao?”.

Bất bình với những “cò ăn chặn”

Độc giả Mạnh Dũng cho rằng, các em đang khát khao có việc nên khi được nhận vào làm thì chỉ tốt ở thời điểm đó nhưng sau thì sẽ là "miếng mồi béo bở" cho các nhà cung ứng.

Còn chị Hương Lan bày tỏ nỗi bức xúc trước hiện trạng các đơn vị cung ứng – nhà thầu đưa trẻ em vào các nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao rẻ mạt, thực chất là bóc lột sức lao động của các em chưa đủ 18 tuổi.

“Làm cả tháng, ngày nào cũng từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối mà cuối tháng lĩnh không nổi 6 triệu đồng, bởi vì bị đám ‘cò’ kia ăn chặn”, chị Hương Lan nhận định.

Chung bức xúc này, bạn đọc tên Hữu Nghĩa phân tích thêm: “Đã ăn chênh lệch 5.000 - 7.000 đồng/1 tiếng của người ta rồi, đến lúc nghỉ vẫn trừ 30% lương, thậm chí, nhiều nhà thầu còn dọa nạt kiểu dân xã hội nữa!”.

Thậm chí, độc giả có nickname Trại gà H'mông bản địa còn cung cấp thông tin: “Trước có bé làm cùng mới 14 tuổi, đi làm bị đơn vị cung ứng ăn chặn hết lương, làm cả tháng nó trừ hết, em nhận được có hơn 3 triệu đồng”.

Cũng có những độc giả ủng hộ việc để trẻ tuổi vị thành niên đi làm để phụ giúp kinh tế gia đình. Tuy nhiên, khi đối diện với những phản ứng của các độc giả khác thì những ý kiến ủng hộ này cũng không thể bảo vệ quan điểm của mình. Ví dụ, độc giả Nguyễn Văn Cường thẳng thắn nêu quan điểm: “Thế em hỏi bác nhé! Các cháu nhỏ vào làm, ví dụ có vấn đề gì về tai nạn lao động ai chịu trách nhiệm cho các em đó? Công ty hay các đơn vị cung ứng lao động?” Chắc chắn là không, người chịu thiệt thòi chính là các em”.

Vi phạm pháp luật là quá rõ

Độc giả Mạnh TN thẳng thắn nêu quan điểm: "Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động và không phải lao động trước tuổi, như vậy theo tôi các nhà tuyển dụng đã làm trái quy định của pháp luật”.

Độc giả bất bình với thủ đoạn các công ty cung ứng lao động
Hình ảnh căn cước công dân gốc và bản sao đã được chỉnh sửa năm sinh tăng thêm 4 tuổi - Ảnh: NVCC

“Các công ty cung ứng làm giả giấy tờ, khai man tuổi cho các em cũng là tội. Nếu vi phạm nhiều có thể khởi tố hình sự, kể cả phòng công chứng. Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc điều tra làm rõ”, độc giả Bắc Giang phân tích thêm.

Rất nhiều độc giả bất bình với những việc làm trái pháp luật của các công ty cung ứng, làm giả giấy tờ, ăn chặn tiền lương của các em và rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra làm rõ vụ việc, xử lý đúng người đúng tội theo quy định của pháp luật.

Ngay sau loạt phóng sự điều tra về vấn nạn bóc lột sức lao động của trẻ em tại các KCN tỉnh Bắc Ninh được đăng tải trên Tạp chí Lao động và Công đoàn, ngày 30/10/2023, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh đã gửi Công văn số 4046 đến các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh yêu cầu rà soát, chấn chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động. Công văn có nêu:

Yêu cầu các doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thuê lại lao động tại Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 56, Điều 58 Bộ luật Lao động năm 2019; Điều 14, Điều 31 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, cụ thể:

1. Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 53, Bộ luật Lao động năm 2019.

2. Chỉ được cho thuê lại lao động làm các công việc theo danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

3. Giao kết hợp đồng cho thuê lại lao động đảm bảo đúng quy định tại điều 55, Bộ luật Lao động năm 2019. Nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động gồm có nội dung sau:

....

- Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.

- Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho người lao động, đặc biệt là lao động thuê lại.

- Tuân thủ quy định tại Điều 14, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ “Người lao động thuê lại là thanh niên, từ đủ 18 tuổi trở lên).

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm… Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. ...

Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo hoả tốc Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo hoả tốc

Sau loạt phóng sự điều tra “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên” của Tạp chí Lao động và Công đoàn, Sở Lao động ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng? Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng Tết 650 tỷ đồng sau 7 lần thương lượng của công đoàn

Công đoàn Công ty TNHH Changshin Việt Nam đã có 7 phiên thương lượng với Ban Giám đốc để giữ được mức thưởng Tết như năm ngoái.

Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn

Đời sống -

Hiện thực cuộc sống tràn đầy qua các tác phẩm về công nhân, công đoàn

Lễ trao giải “Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn" diễn ra tối 26/11, tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Công nhân khó khăn ở Hà Nội có cơ hội mua hàng "0 đồng" dịp Tết

Đời sống -

Công nhân khó khăn ở Hà Nội có cơ hội mua hàng "0 đồng" dịp Tết

Ngoài nhận hỗ trợ từ LĐLĐ TP Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán 2024, công nhân lao động khó khăn có cơ hội mua hàng "0 đồng" từ các gian hàng chợ Tết.

Những giọt mồ hôi thầm lặng

Đời sống -

Những giọt mồ hôi thầm lặng

Dù ở những ngành nghề khác nhau, công nhân lao động vẫn miệt mài cống hiến góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển, giàu mạnh…

“Bóng hồng” duy nhất trong cabin trên tuyến metro số 1

Đời sống -

“Bóng hồng” duy nhất trong cabin trên tuyến metro số 1

Khi chuyến tàu thuộc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông lần đầu lăn bánh, lẫn trong số hàng triệu người đang dõi theo, có một cô gái trẻ nhìn theo đoàn tàu với niềm mơ ước rằng: Một ngày nào đó mình sẽ được đặt chân lên những chuyến tàu đường sắt đô thị. Và rồi, cô gái ấy đã bước lên tàu, nhưng không phải là hành khách; mà đã trở thành người “cầm vô lăng”, trên hành trình đi tới những ước mơ xa xôi, về một tương lai hiện đại…

Người lao động gửi kỳ vọng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Đời sống -

Người lao động gửi kỳ vọng tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Còn 10 ngày nữa Đại hội Công Việt Nam lần thứ XIII sẽ chính thức diễn ra. Bầu không khí phấn khởi trong thi đua lao động sản xuất diễn ra khắp cả nước.

Talk Công đoàn: "Niềm vui của người lao động là hạnh phúc của cán bộ công đoàn" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Niềm vui của người lao động là hạnh phúc của cán bộ công đoàn"

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn Công ty Taekwang Vina.
Thêm cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội cho công nhân lao động Tôi công nhân

Thêm cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội cho công nhân lao động

Tại Kỳ họp thứ 6, sáng ngày 27/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi), trong đó cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
10 nội dung chăm lo Tết của LĐLĐ TP Hà Nội Infographic

10 nội dung chăm lo Tết của LĐLĐ TP Hà Nội

LĐLĐ TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Bản tin công nhân: Giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội cho 200.000 lao động Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội cho 200.000 lao động

Bản tin công nhân ngày 30/11 gồm những nội dung chính sau đây: Giải quyết quyền lợi BHXH cho 200.000 lao động; công nhân xuyên đêm lắp đặt nhịp cuối cầu vượt Mai Dịch; công nhân khó khăn nhận “món quà từ Đại hội”
Talk Bàn Phúc lợi số 4: Chinh phục đoàn viên, NLĐ với cam kết về chất lượng sản phẩm Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 4: Chinh phục đoàn viên, NLĐ với cam kết về chất lượng sản phẩm

Điều gì khiến doanh nghiệp chọn chấp nhận “lỗ” để đảm bảo cho đoàn viên, công nhân lao động được sử dụng những sản phẩm có chất lượng? Cùng lắng nghe chia sẻ của chính những người trong cuộc trong chương trình Bàn Phúc lợi số 4 với chủ đề: Chinh phục đoàn viên, NLĐ với cam kết về chất lượng sản phẩm.

Đọc thêm

Họp báo cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Đời sống -

Họp báo cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn

Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn đã phản ánh những góc nhìn thực tiễn về đời sống, việc làm của công nhân lao động.

Tôi tự hào về thầy tôi

Đời sống -

Tôi tự hào về thầy tôi

Ở một góc Sài Gòn, thầy giáo trẻ Võ Ngọc Thành vẫn đang miệt mài truyền lửa cho bao thế hệ học sinh và làm những việc có ý nghĩa giúp đời.

Đà Nẵng: Tổ công nhân tự quản góp phần phòng, chống tệ nạn

Đời sống -

Đà Nẵng: Tổ công nhân tự quản góp phần phòng, chống tệ nạn

Mô hình tổ công nhân tự quản khu nhà trọ tại TP Đà Nẵng hoạt động hiệu quả và ngày càng được nhân rộng, góp phần phòng, chống tệ nạn xã hội.

Một nhà giáo tận tâm và công chính

Đời sống -

Một nhà giáo tận tâm và công chính

Thầy giáo Thái Quốc Khánh - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Lê Thế Hiếu (Cam Lộ, Quảng Trị) nay đã về hưu nhưng phụ huynh và học sinh vẫn nhớ một người thầy tận hiến.

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu thăm công nhân khó khăn tại Bình Dương

Hoạt động Công đoàn -

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu thăm công nhân khó khăn tại Bình Dương

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đến thăm công nhân có hoàn cảnh khó khăn đang sinh sống tại khu nhà trọ trên địa bàn phường Phú Mỹ (TP Thủ Dầu Một), chiều 18/11.

UBND tỉnh Bình Dương vinh danh 253 lao động giỏi

Đời sống -

UBND tỉnh Bình Dương vinh danh 253 lao động giỏi

253 công nhân lao động giỏi được UBND tỉnh Bình Dương vinh danh tại Hội nghị tuyên dương lao động giỏi, lao động sáng tạo năm 2023.

Cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Người lao động -

Cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Để lấy lại mật khẩu VssID, chị Khấu Thị Thủy (Quảng Nam) bị trừ 250.000 đồng do làm theo hướng dẫn của tổng đài 1900.25.25.10.

Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đời sống -

Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần?

Đến nay, đã có không ít công nhân lao động đã chủ động nộp đơn xin nghỉ việc để chờ rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần.

Công đoàn tham gia nâng chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn tham gia nâng chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Xác định rằng, chất lượng bữa ăn ca rất quan trọng đối với người lao động (NLĐ) và cả doanh nghiệp, Công đoàn Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A & A (Tập đoàn Phenikaa) đã tích cực tham mưu, đề xuất với Ban Lãnh đạo trong việc quan tâm chất lượng bữa ăn ca để bảo đảm sức khỏe cho người lao động (NLĐ).

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chìa khóa giữ NLĐ ở lại với hệ thống BHXH

Đời sống -

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp là chìa khóa giữ NLĐ ở lại với hệ thống BHXH

Làn sóng rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trong thời gian qua được cho là có nguyên nhân trực tiếp từ dịch Covid-19 và Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), người lao động (NLĐ) rút để “chạy luật”. Nhưng liệu có nguyên nhân sâu xa khác không?