Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo hoả tốc
Pháp luật

Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo hoả tốc

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Sau loạt phóng sự điều tra “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên” của Tạp chí Lao động và Công đoàn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Bắc Ninh có công văn hoả tốc về việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động thuê lại lao động.
Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo hoả tốc
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh có công văn hoả tốc về việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động thuê lại lao động.

Cụ thể, ngày 30/10/2023, ông Nguyễn Nhân Chinh – Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh ký ban hành 2 công văn hoả tốc gửi Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh và các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh.

Các văn bản nêu, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vẫn tồn tại một số hành vi chưa đúng với quy định của pháp luật cho thuê lại lao động nói riêng, pháp luật lao động nói chung, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của lao động thuê lại.

Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo hoả tốc

Nhiều trẻ em, người chưa thành niên được các công ty cho thuê lại lao động đưa vào nhà máy làm việc - Ảnh: LĐCĐ

Yêu cầu báo cáo hoạt động thuê và cho thuê lại lao động

Để đảm bảo việc chấp hành pháp luật về lao động nói chung, pháp luật về cho thuê lại lao động nói riêng, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh đề nghị Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh rà soát, chấn chỉnh hoạt động thuê lại lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Cụ thể, yêu cầu các doanh nghiệp trong khu công nghiệp báo cáo hoạt động thuê lại lao động và tổng hợp báo cáo các nội dung như: tổng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp; số lao động thuê lại hiện tại; công việc thuê lại lao động; tên doanh nghiệp cho thuê lại lao động (kê đầy đủ tất cả các doanh nghiệp đang cho thuê hiện tại); địa chỉ của từng doanh nghiệp cho thuê lại…

Còn trong Công văn hoả tốc số 4046/SLĐTBXH-CSLĐ, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các doanh nghiệp cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh báo cáo hoạt động cho thuê lại lao động đột xuất 10 tháng đầu năm 2023 theo Mẫu số 09/PLIII kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các doanh nghiệp thuê và cho thuê lại lao động báo cáo trước ngày 02/11/2023 qua phòng Chính sách lao động.

Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn tối 30/10/2023, ông Trần Ngọc Đạo – Trưởng phòng Chính sách lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh cho biết các công văn trên được ban hành ngay sau khi loạt bài phóng sự điều tra của Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải.

Ông Đạo nói: “Các anh phản ánh thì lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo Sở cũng đã chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành. Rất cảm ơn các anh đã phản ánh vụ việc. Tuy nhiên để làm rõ vấn đề đó, chúng tôi cần thời gian để kiểm tra, xác minh những phản ánh của các anh”.

Voice: Ông Trần Ngọc Đạo – Trưởng phòng Chính sách lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Trước đó, trong hai ngày (28, 29/10), Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải 2 kỳ phóng sự điều tra "Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư". Loạt bài viết phản ánh thực trạng nhiều trẻ em, người chưa thành niên được một số doanh nghiệp cho thuê lại lao động đưa vào làm công nhân thời vụ tại nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh bằng các thủ đoạn gian dối, vi phạm pháp luật. Các em phải tăng ca, làm đêm triền miên, ảnh hưởng tới sức khoẻ và có dấu hiệu bị trục lợi sức lao động.

Mời độc giả theo dõi loạt bài:

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm… Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. ...

Chấn chỉnh lại hoạt động thuê lại lao động

Liên quan vụ việc trên, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh cũng đề nghị Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh chấn chỉnh lại hoạt động thuê lại lao động của các doanh nghiệp, bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp thuê lại lao động thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thuê lại lao động, như sau:

Chỉ được thuê lại lao động từ các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật.

Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 53, Bộ luật Lao động năm 2019.

Chỉ được thuê lại lao động làm các công việc theo danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

Giao kết hợp đồng cho thuê lại lao động đảm bảo đúng quy định tại điều 55, Bộ luật Lao động năm 2019.

Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình; không sử dụng lao động chưa được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình. Đảm bảo đầy đủ các chế độ cho người lao động thuê lại theo đúng quy định. Sử dụng lao động thuê lại đúng độ tuổi theo quy định, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ lao động mà mình thuê lại.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh nghiêm cấm thuê lại lao động chưa thành niên (lao động chưa đủ 18 tuổi) làm một số công việc, tại các nơi làm việc trái quy định tại Điều 147 Bộ luật Lao động năm 2019 và Thông tư số 09/2020/TTBLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ngoài ra, doanh nghiệp thuê lại lao động phải thực hiện đầy đủ tất cả các quy định khác của pháp luật về lao động, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động theo quy định.

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thuê lại lao động tại Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 56, Điều 58 Bộ luật Lao động năm 2019; Điều 14, Điều 31 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, cụ thể:

1. Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định tại Điều 53, Bộ luật Lao động năm 2019.

2. Chỉ được cho thuê lại lao động làm các công việc theo danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.

3. Giao kết hợp đồng cho thuê lại lao động đảm bảo đúng quy định tại điều 55, Bộ luật Lao động năm 2019. Nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

(i) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng 2 lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;

(ii) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;

(iii) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

(iv) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

(v) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.

4. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.

5. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.

6. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.

7. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.

8. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

9. Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ cho người lao động, đặc biệt là lao động thuê lại.

10. Tuân thủ quy định về người lao động thuê lại được quy định tại Điều 14, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ: “Người lao động thuê lại là người lao động có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được doanh nghiệp cho thuê lại tuyển dụng và giao kết hợp đồng lao động, sau đó chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của bên thuê lại lao động” (là người thành niên, từ đủ 18 tuổi trở lên).

Ngoài ra, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải thực hiện đầy đủ tất cả các quy định khác của pháp luật về lao động, đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động theo quy định.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu tổng giám đốc/giám đốc các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nghiêm túc triển khai thực hiện.

Tin mới hơn

Đề xuất phạt tù đối với hành vi sa thải lao động trái luật

Đề xuất phạt tù đối với hành vi sa thải lao động trái luật

Trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền với tội danh sa thải người lao động, buộc công chức, viên chức thôi việc trái luật lên tới 400 triệu đồng hoặc phạt tù 3 năm.
Dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1/6: làm gì để không gián đoạn khám chữa bệnh?

Dừng cấp thẻ bảo hiểm y tế giấy từ 1/6: làm gì để không gián đoạn khám chữa bệnh?

Từ ngày 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ không cấp thẻ bảo hiểm y tế bản giấy cho người tham gia. Thay vào đó, người dân sẽ sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên ứng dụng VssID hoặc VNeID khi đi khám, chữa bệnh.
Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Chế tài pháp lý đối với doanh nghiệp dùng lao động dưới 18 tuổi?

Vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A: Chế tài pháp lý đối với doanh nghiệp dùng lao động dưới 18 tuổi?

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, tỉnh Lai Châu không chỉ cướp đi sinh mạng của nhiều công nhân, trong đó có cả lao động chưa thành niên, mà còn để lại những câu hỏi về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp.

Tin tức khác

Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Nhờ hỗ trợ của công đoàn, một người lao động ở Bà Rịa – Vũng Tàu khởi kiện ra tòa và thắng kiện, được doanh nghiệp bồi thường hơn 1,24 tỷ đồng; tại phiên tòa phúc thẩm, hai bên còn đạt thỏa thuận doanh nghiệp bồi thường tăng thêm cho người lao động 550 triệu đồng.
Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Vụ thắng kiện hơn 750 triệu đồng của ông Lê Quang Trung chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp mà tổ chức Công đoàn tỉnh Đồng Nai đã âm thầm sát cánh, hỗ trợ người lao động đòi lại công bằng trong những năm qua.
Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đăng bài “Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng”. Phiên tòa phúc thẩm được Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở vào chiều 29/4, tuy nhiên tại đây, hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định tạm ngừng phiên tòa 15 ngày.
Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Nhận thấy phán quyết của Tòa án sơ thẩm là chưa thỏa đáng, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản gửi Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án lao động về “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” nêu quan điểm rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Nhiều giáo viên tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng băn khoăn vì cùng một địa bàn nhưng mỗi trường thực hiện chính sách theo Nghị định 76 lại khác nhau.
Xem thêm