Thứ bảy 09/12/2023 16:15

Độc giả lên tiếng về tình trạng học sinh đi thực tập bị bóc lột sức lao động

Phóng sự điều tra - Hồng Minh

Rất nhiều độc giả đồng tình và phản ánh tình trạng tương tự như các em học sinh trong loạt phóng sự điều tra với chủ đề "Học sinh thực tập làm công nhân" được đăng tải trên Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 1: Chạy sản lượng, tăng ca đến kiệt sức

Bắt đầu từ ngày 22/8/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt phóng sự điều tra về tình trạng các em học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa) "mang tiếng" được Nhà trường cử đi thực tập trải nghiệm nhưng lại bị ép chạy sản lượng, tăng ca, làm đêm như một công nhân thực thụ đến kiệt sức.

Cụ thể, theo chương trình đào tạo, tháng 7/2023, Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn cử học sinh khoá 15 đi thực tập trải nghiệm tại thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Đơn vị tiếp nhận học sinh thực tập là Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu (có địa chỉ tại TP Bắc Ninh) theo bản hợp đồng được ký kết với Nhà trường. Thời gian thực tập dự kiến kéo dài 3 tháng.

Tuy nhiên, thay vì bố trí nơi thực tập cho các cháu, phía Công ty Toàn Cầu lại thông qua các công ty cung ứng lao động, đưa các cháu học sinh đi làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử dựa theo nhu cầu của các doanh nghiệp này. Và, đương nhiên không có một chương trình thực tập sản xuất nào dành cho học sinh như kế hoạch và cam kết của nhà trường trước đó.

Độc giả lên tiếng về tình trạng học sinh đi thực tập bị bóc lột sức lao động
Phụ huynh vượt hàng trăm cây số để đón các cháu học sinh khóa 15, Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn về, chấm dứt sớm kỳ thực tập - Ảnh: NVCC

Theo phản ánh của các cháu học sinh, nhiều hôm bị ép chạy sản lượng, các cháu phải làm ngày 9-10 tiếng/ngày, 40-45 tiếng/tuần, khiến sức khỏe suy giảm.

Đón đọc loạt bài điều tra này, rất nhiều độc giả đã đồng tình với nội dung phản ánh của tác giả, đánh giá đây là thực trạng chung của nhiều trường dạy nghề hiện nay.

"Tôi năm ngoái tôi đi thực tập làm gấp đôi công nhân cũ mà lương chỉ được tính 1/3 ngày, làm 12 tiếng, không được ăn đêm, đến 12 giờ trưa hôm sau mới được ăn cơm", độc giả có địa chỉ email Manhyh112@gmail.com phản ánh.

"3 tháng thực tập tại một công ty lớn ở Khu công nghiệp Bắc Thăng Long là một trải nghiệm nhớ đời đối với tôi. Đang 53 kg, khi về nhà tôi còn 46 kg, bố mẹ xót xa", độc giả Mạnh Hà chia sẻ.

Nội dung độc giả phản ánh nhiều nhất là tình trạng "học một đằng, thực tập một nẻo" ở không ít trường dạy nghề hiện nay. Cụ thể: học cơ khí mà lại thực tập làm nhà bạt trồng rau rồi đi rửa khay rau (độc giả Vũ Trọng Sơn); học hàn nhưng thực tập làm điện nước (độc giả Lê Hiệp); học Công nghệ thông tin, Cơ khí lại phân công trải nghiệm nghề sản xuất dây điện ô tô (độc giả Công Nguyễn); thậm chí, độc giả Quang Khải còn phản ánh, một trường dạy nghề ở Bắc Giang sinh viên ngành nào cũng đều được bố trí đi thực tế ngành điện tử!?...

Đáng chú ý khi độc giả Thùy Mai kể: "Thực tập thì không đúng ngành nghề, làm thì mệt, nghỉ thì trường doạ hủy kết quả học tập, bỏ về thì dọa không cho ra trường".

Cũng phản ánh tình trạng sinh viên đi thực tập công việc không hề liên quan đến chuyên ngành đào tạo, độc giả Xuân Nguyễn còn phản ánh thêm, thực tế là thế, nhưng khi ra trường thì các công ty đều đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, đây là điều rất thiệt thòi và bất lợi cho học sinh, sinh viên các trường đào tạo nghề.

Độc giả Lê Đại thì lên tiếng mạnh mẽ: "Doanh nghiệp đang lợi dụng, cấu kết với trường nghề để trục lợi trên sức lao động của các cháu. Thương các cháu quá! Cần phải tuyên truyền rộng rãi để bảo vệ các cháu học sinh, cũng là giúp nâng cao nhận thức cho xã hội và doanh nghiệp.

"Cần quý tạp chí làm rõ doanh nghiệp có vi phạm về thuê lại lao động không? Có vi phạm về an toàn vệ sinh lao động không? Có dấu hiệu trục lợi, chiếm đoạt tài sản (tiền lương) theo Bộ luật Hình sự không? Việc này xảy ra nhiều và cũng từ lâu, mong Tạp chí tìm hiểu và phản ánh chi tiết, quyết liệt hơn nữa, làm rõ ai sai đến đâu!", độc giả có địa chỉ email nguyennoi@gmail.com bày tỏ mong muốn.

Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 2: Ám ảnh ca đêm triền miên Học sinh thực tập làm công nhân – Kỳ 2: Ám ảnh ca đêm triền miên

Không những phải làm việc quá thời giờ quy định đối với lao động chưa thành niên, các cháu học sinh còn bị yêu cầu ...

Vụ học sinh thực tập làm công nhân: Nhiều cơ quan yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc Vụ học sinh thực tập làm công nhân: Nhiều cơ quan yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc

Liên quan đến vụ việc học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đi thực tập làm công nhân, Sở Lao động – Thương binh ...

Học sinh làm công nhân – Kỳ 3: Điểm bất hợp lý của hợp đồng nhận sinh viên thực tập Học sinh làm công nhân – Kỳ 3: Điểm bất hợp lý của hợp đồng nhận sinh viên thực tập

Trước khi đưa học sinh đi thực tập, lãnh đạo Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn và Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ lao động chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cam kết xử lý nghiêm theo pháp luật

Phóng sự điều tra -

Vụ lao động chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cam kết xử lý nghiêm theo pháp luật

Ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh cam kết sẽ tiến hành thanh tra sớm nhất các doanh nghiệp thuê và cho thuê lại lao động, đánh giá đúng sự việc để hướng tới một môi trường lao động tuân thủ nghiêm pháp luật, thân thiện, hiệu quả.

Vụ "bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên":  Các cơ quan ở Bắc Ninh cam kết phối hợp, xử lý

Phóng sự điều tra -

Vụ "bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên": Các cơ quan ở Bắc Ninh cam kết phối hợp, xử lý

Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa gửi công văn đề nghị phỏng vấn lãnh đạo một số cơ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, liên quan vấn đề lao động trẻ chưa thành niên.

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Cung cấp tài liệu cho Công an Bắc Ninh

Phóng sự điều tra -

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Cung cấp tài liệu cho Công an Bắc Ninh

Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa cung cấp hồ sơ, bằng chứng liên quan loạt bài "Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên" cho Phòng Cảnh sát hình sự (PC-02), Công an tỉnh Bắc Ninh.

Phản hồi của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh không đúng sự thật

Phóng sự điều tra -

Phản hồi của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh không đúng sự thật

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn nhận được đơn của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh yêu cầu xem xét, giải quyết một số nội dung liên quan đến loạt phóng sự điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên”.

Kỳ 5: Làm gì với hậu quả vấn nạn lao động trẻ em, chưa thành niên?

Phóng sự điều tra -

Kỳ 5: Làm gì với hậu quả vấn nạn lao động trẻ em, chưa thành niên?

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa lao động trẻ em là “công việc tước đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá của trẻ em, đồng thời có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần”. Các công việc nguy hại là những công việc có thể gây tổn hại tới sức khỏe, sự an toàn và tinh thần của trẻ. Đứng đầu thế giới về lao động trẻ em là khu vực cận Sahara (86,6 triệu) và Nam Á (26,3 triệu).

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Phóng sự điều tra -

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Để đưa trẻ em, người chưa thành niên vào nhà máy làm việc, nhiều đối tượng sử dụng thủ đoạn làm giả giấy tờ. Hành vi này diễn ra phổ biến, cần được cơ quan chức năng điều tra và xử lý.

Talk Công đoàn: “Viết lịch sử công đoàn không chỉ là ghi chép quá khứ” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: “Viết lịch sử công đoàn không chỉ là ghi chép quá khứ”

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Ngọc Anh - nguyên Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh trong Chương trình Talk Công đoàn.
Tết Giáp Thìn 2024, người lao động sẽ được nhận 4 khoản hỗ trợ từ Công đoàn Tôi công nhân

Tết Giáp Thìn 2024, người lao động sẽ được nhận 4 khoản hỗ trợ từ Công đoàn

Tết Giáp Thìn 2024, đoàn viên và người lao động sẽ được nhận 04 khoản hỗ trợ từ tổ chức Công đoàn.
Kết quả thực hiện chương trình 1734 của LĐLĐ TP Cần Thơ Công đoàn số

Kết quả thực hiện chương trình 1734 của LĐLĐ TP Cần Thơ

LĐLĐ TP Cần thơ đã thực hiện Chương trình 1734/CTr-TLĐ ngày 14/11/2019 về “Nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên, người lao động giai đoạn 2019- 2023”
Bản tin công nhân: Công nhân ở TP Hồ Chí Minh thấp thỏm sợ mất thưởng Tết Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân ở TP Hồ Chí Minh thấp thỏm sợ mất thưởng Tết

Bản tin ngày 8/12 gồm các nội dung chính sau: Công nhân ở TP Hồ Chí Minh thấp thỏm sợ mất thưởng Tết; Công nhân mong được về quê đón Tết; Hà Nội ưu tiên đẩy nhanh dự án nhà ở cho công nhân...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Phóng sự điều tra -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng cách lớn giữa Bộ luật Lao động, Luật Trẻ em hiện hành với thực trạng điều tra của chúng tôi đã nêu lên trong 3 kỳ trước?

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Phóng sự điều tra -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. Chúng dễ bảo, lại được việc. Song, điều quan trọng hơn cả là tiền cứ thế đổ về túi các ông chủ sau mỗi giờ làm việc của các em.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Phóng sự điều tra -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng công nhân thời vụ càng nhiều càng tốt, kể cả trẻ em. Lúc này, tuổi tác không phải là vấn đề bởi mọi việc đều có thể giải quyết dễ dàng.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Pháp luật lao động -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và để có khoản tiền cho “ra tấm, ra món”, các em buộc phải tăng ca, làm đêm từ ngày này qua ngày khác trong môi trường lao động khắc nghiệt.

Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?

Pháp luật lao động -

Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?

Suốt nhiều năm liền Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương đóng tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nợ đóng BHXH cho công nhân, người lao động (NLĐ). Quá bức xúc, gần đây nhiều cựu công nhân, NLĐ tập trung ở Nhà máy để đòi quyền lợi.

Khẩn trương kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong vụ học sinh bị làm công nhân

Phóng sự điều tra -

Khẩn trương kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong vụ học sinh bị làm công nhân

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Thanh Hóa đề nghị Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn khẩn trương thực hiện kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan trong việc đưa học sinh đi thực hành, thực tập.

Vụ học sinh bị làm công nhân: Doanh nghiệp nhận sai khi quá tin đối tác cung ứng

Phóng sự điều tra -

Vụ học sinh bị làm công nhân: Doanh nghiệp nhận sai khi quá tin đối tác cung ứng

Công ty TNHH Hatech Vina (Thái Nguyên) phát hiện có 31 người lao động là học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn từng làm việc tại doanh nghiệp thông qua một đơn vị chuyên cho thuê lại lao động.

Đại diện Công ty Haprosimex vắng mặt trong buổi hòa giải

Phóng sự điều tra -

Đại diện Công ty Haprosimex vắng mặt trong buổi hòa giải

Phòng LĐ-TB&XH quận Hoàn Kiếm ghi nhận buổi hòa giải giữa đại diện người lao động và Công ty Haprosimex ngày 29/8 không thực hiện được và sẽ có văn bản lần thứ hai gửi tới các bên để tiếp tục hòa giải tranh chấp lao động.

Vụ học sinh bị làm công nhân: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo khẩn

Phóng sự điều tra -

Vụ học sinh bị làm công nhân: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo khẩn

Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan vụ việc Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đưa học sinh làm công nhân.

Vụ học sinh bị làm công nhân: Tổng cục  Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm báo cáo

Phóng sự điều tra -

Vụ học sinh bị làm công nhân: Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm báo cáo

Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) sẽ tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra thông tin vụ học sinh thực tập làm công nhân theo phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, trước khi báo cáo Bộ LĐ-TB&XH.