Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”
Đời sống - 31/05/2024 09:19 TRẦN LƯU
Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ? |
Sống khỏe giữa “mùa thiên tai”
Gia đình ông Lê Quốc Tuấn (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) có 2ha đất làm nông nghiệp, nhưng năm nào cũng chật vật vì đất ruộng nhiễm mặn, nhất là vào vụ đông xuân. Thu nhập bấp bênh, đời sống vất vả đã buộc 2 người con của ông rời bỏ quê nhà lên TP. HCM làm công nhân.
Từ khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đưa vào vận hành đã giúp kiểm soát nguồn nước, ông và các hộ dân nơi đây không còn nỗi lo nước mặn xâm nhập làm chết cây trồng. Hơn 1 năm trước, ông mạnh dạng chuyển sang mô hình “3 tầng”, trồng khóm-cau-dừa trên cùng đơn vị diện tích bên bờ sông Cái Bé. Trồng 3 loại cây kết hợp giúp ông thu lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha/năm.
Và quan trọng nhất, hai người con của ông đã trở về quê phụ giúp gia đình làm nông nghiệp, khỏi phải bôn ba nơi đất khách.
Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Tr.L. |
Ông Tuấn là một trong số hàng ngàn nông hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu tác động ngày càng tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu. Những năm qua, khi đất đai khô kiệt, không thể canh tác đã khiến nhiều gia đình lũ lượt rời bỏ thôn quê, lên các thành phố lớn làm công nhân.
Họ “ly nông” và cũng buộc phải “ly hương”!
Từ tháng 3/2022, khi dự án siêu cống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé chính thức được khánh thành, đưa vào vận hành đã giúp kiểm soát, điều tiết nguồn nước (mặn, lợ, ngọt) cho 384.000 ha đất tự nhiên ở Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Công trình còn góp phần phòng chống thiên tai, cháy rừng, tăng khả năng thoát lũ, tiêu úng, cải tạo đất phèn; kết hợp phát triển giao thông bộ...
Và quan trọng nhất đã giúp người dân yên tâm sản xuất nông nghiệp, sống khỏe và làm giàu trên chính ruộng vườn của mình thông qua những mô hình sinh kế bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.
Các mô hình nông nghiệp thuận thiên thích ứng biến đổi khí hậu đang mang lại sinh kế hiệu quả cho nông dân vùng ĐBSCL. Tr.L. |
Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, Đặng Ngọc Giao, cho biết, tỉnh có địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của cả triều biển Đông và biển Tây, hệ sinh thái chủ yếu là nước ngọt. Từ khi dự án Cái Lớn - Cái Bé đi vào vận hành, tỉnh đã hạn chế được việc bị nhiễm mặn, chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng, ổn định năng suất.
Hậu Giang cũng đã xây dựng 4 mô hình sinh kế. Các mô hình: Tôm- Lúa, Lúa - Rau Màu, mô hình: Mãng Cầu, mô hình Khóm - Thủy Sản đã cho thấy hiệu quả khi nông dân tham gia đã có sự gia tăng đáng kể về lợi nhuận thu nhập kinh tế (tăng 2 đến 2,5 lần so trước đây).
Bà Nguyễn Như Phil (xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) phấn khởi khoe: “Nhờ trúng mấy vụ lúa, khóm mà năm nay gia đình tôi cất được căn nhà mới khang trang. Bà con xứ này làm nông nghiệp ai cũng phất lên, không còn tính chuyện đi Bình Dương như trước nữa”.
Đưa quê hương trở thành “nơi đáng sống”
Khoảng 5 năm trở lại đây, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn hay các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nhiều mô hình nông nghiệp xanh, thuận thiên với phương pháp canh tác dựa theo quy luật của tự nhiên đang được chú trọng phát triển, giúp nông dân có thể yên tâm sản xuất ngay trong “mùa thiên tai”, tiếp tục tục gắn bó với quê hương ruộng vườn của mình.
Các đại biểu bấm nút khởi động khu công nghiệp VSIP Cần Thơ trong tháng 9/2023. Ảnh: P.V. |
Cùng thời điểm này, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, cộng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ…, nhiều dự án cao tốc đã được đầu tư mạnh mẽ cho vùng ĐBSCL. Song song đó, các chương trình xây dựng nông thôn mới ở khắp nơi cũng hoàn thành. Những con đường láng bon, nối từ thôn quê ra phố thị đã cải thiện, kết nối hạ tầng giao thông một cách đồng bộ.
Khi “điểm nghẽn” hạ tầng dần được tháo gỡ, các doanh nghiệp có xu hướng về tận các vùng quê, “trải thảm đỏ” mời gọi lao động. Đối với người lao động, họ cũng nhận thấy quê hương miền Tây đã bắt đầu trở thành nơi “đáng sống”, và trở lại gắn bó làm việc trên quê hương mình.
Vừa qua, VSIP Group chính thức khởi động dự án VSIP Cần Thơ tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Đây là khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) thứ 13 trong cả nước và là dự án đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Dự án tọa lạc tại giao điểm chiến lược giữa các tuyến cao tốc trục dọc và trục ngang của ĐBSCL, giáp ranh ba tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang.
Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ được quy hoạch với tổng diện tích 900ha. Giai đoạn 1 có diện tích 293,7 ha, trước mắt sẽ tạo việc làm cho 20.000 - 30.000 lao động, với số vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, tương đương gần 160 triệu USD. Dự kiến khi hoàn chỉnh sẽ tạo việc làm cho 100 ngàn lao động, thu hút 3,5 tỷ USD.
VSIP Cần Thơ định hướng xây dựng theo mô hình khu công nghiệp thông minh và bền vững, đặt mục tiêu trở thành trung tâm chế biến và phân phối thực phẩm lớn ở khu vực phía Nam; thiết lập mạng lưới logistics “từ trung tâm đến cảng” và hạ tầng cơ sở vật chất phụ trợ nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu về chuỗi cung ứng của nhà đầu tư, đáp ứng tiêu chí sạch, xanh, bền vững.
Anh Nguyễn Tuấn Cường mong muốn được trở về quê hương làm việc. Ảnh: Tr.L. |
Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu nhận định, thành phố đang tích cực vận động, triển khai cùng lúc giai đoạn 1, 2 và khi trở thành một khu công nghiệp hiện hữu, VSIP sẽ giải quyết việc làm cho thanh niên, người lao động ở Cần Thơ cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ, từ đó giúp họ “ly nông” mà không “ly hương”.
Anh Nguyễn Tuấn Cường (36 tuổi, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đã hơn 10 năm xa quê lên Bình Dương làm công nhân với biết bao cay đắng ngọt bùi nơi đất khách.
“Giờ nghe tin ở huyện Vĩnh Thạnh sắp có Khu công nghiệp VSIP, tôi mừng lắm. Nếu được, tôi cùng gia đình sẽ về lại Cần Thơ làm việc. Những lao động ở vùng ĐBSCL chúng tôi sẽ không phải ly hương lên TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… tìm việc nữa, nhờ vậy mức sống, chi phí trọ sẽ đỡ hơn rất nhiều”.
Công nhân lao động đi xe máy về quê các tỉnh miền Tây trong đợt dịch Covid-19 năm 2021. Ảnh: Tr.L. |
Ghi nhận tại Hậu Giang, toàn tỉnh hiện có trên 391.000 người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm gần 54% dân số. Trong đó, số lao động qua đào tạo gần 240.000 người, chiếm tỷ lệ trên 61% tổng số lao động.
Thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm có khoảng 5.000 - 7.000 lao động Hậu Giang lên các tỉnh, thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương làm việc.
Đến nay, toàn tỉnh Hậu Giang có 326 dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư 186.028,3 tỷ đồng. Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Đầu tư về vùng ĐBSCL đang là một xu thế. Hiện các vùng khác cơ bản lấp đầy doanh nghiệp nên vùng ĐBSCL được nhiều doanh nghiệp tìm về. Đặc biệt, cơ chế của ĐBSCL rất thoáng, có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư. Hạ tầng có cảng Trần Đề, cảng hàng không Cần Thơ, cùng với hàng loạt các dự án cao tốc đã và đang triển khai xây dựng…
Trong tương lai, ĐBSCL sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Khi các nguồn lực đầu tư đổ về sẽ có thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Năm 2023, trong buổi làm việc cùng các tỉnh, thành ở ĐBSCL; Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị có liên quan tập trung hoàn thành thủ tục, khởi công đồng loạt các dự án, để đến 2026 miền Tây phải có 544 km đường cao tốc.
Thủ tướng nhấn mạnh: Việc phát triển hạ tầng giao thông ở miền Tây, trong đó có các tuyến cao tốc sẽ giúp vận chuyển hàng hóa, con người, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu. Việc hoàn thiện hạ tầng cũng mở ra không gian phát triển mới, hình thành các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ; tạo công ăn việc làm để người dân được học tập, làm việc theo tinh thần "ly nông bất ly hương".
Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, cho thấy, trong 10 năm qua đã có hơn 1,3 triệu cư dân rời khỏi vùng này, trong đó, có tới gần 62% người di cư thuộc nhóm tuổi trẻ... |
Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt Hàng chục năm qua, trong từ điển của người miền Tây có thêm từ "đi Bình Dương", để chỉ những người bỏ quê lên miền ... |
Tạo việc làm cho lao động hồi hương Khi những hạn chế về hạ tầng, thu hút đầu tư... dần được khắc phục đã giúp người lao động an tâm làm việc trên ... |
Lao động nữ di cư cần được quan tâm nhiều hơn Mặc dù doanh nghiệp, chính quyền đã có những nỗ lực trong việc hỗ trợ lao động nữ di cư nhưng mới chỉ đáp ứng ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Hướng dẫn mới nhất về thanh toán tiền khám bệnh bảo hiểm y tế
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp