Cô giáo Lê Thị Hoa - chủ tịch công đoàn cơ sở gương mẫu, gần gũi

Đời sống - NGUYỄN THỊ HOÀI NHƯ

Trong muôn vàn nghề, cô giáo Lê Thị Hoa lại chọn nghề giáo viên mầm non. Hơn 20 năm trực tiếp đứng lớp, với cái nghề “sớm con muộn chồng” đã khiến cô không ít lần phải rơi nước mắt, nhưng cũng có bao niềm vui hạnh phúc khi thấy các con trưởng thành qua sự chăm sóc dạy dỗ của các cô. Phải chăng tình yêu nghề, yêu trẻ đã giúp cô cùng với các cô giáo Trường Mầm non Sao Mai (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) vượt qua khó khăn của nghề cao quý mà mình đã lựa chọn.
Cô nuôi “thầm lặng” của những đứa trẻ vùng cao Lao động sáng tạo 'để bà con mình bớt khổ' Làn gió lành đối với những người “săn thần chết”

Người cán bộ công đoàn tiêu biểu

Trường Mầm non Sao Mai là ngôi trường mầm non chất lượng cao của tỉnh Quảng Trị. Trải qua 27 năm thành lập và phát triển, đến nay trường có 12 lớp với 37 cán bộ, giáo viên, nhân viên đều là nữ.

Toàn thể cán bộ, đoàn viên và người lao động ở trường đã xây dựng khối tinh thần đoàn kết, xây dựng một tập thể tận tâm với nghề, cùng cố gắng hết mình vì sự phát triển của nhà trường, vì sự nghiệp trồng người.

Góp phần không nhỏ làm nên khối thống nhất, đoàn kết giữa đoàn viên, người lao động trong trường như một đại gia đình ấm áp, tràn đầy yêu thương đó cũng là nhờ sự cảm thông, chia sẻ và sự tận tụy hết lòng của cô giáo Lê Thị Hoa - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Sao Mai với lối sống giản dị, gần gũi nhờ trưởng thành từ vị trí là một giáo viên đứng lớp.

Cô giáo Lê Thị Hoa - chủ tịch công đoàn cơ sở gương mẫu, gần gũi
Cô giáo Lê Thị Hoa cùng với các em nhỏ tại Trường Mầm non Sao Mai.
Ảnh: ĐVCC.

Xác định rõ vai trò trách nhiệm của cô giáo mầm non là người mẹ thứ hai của trẻ, cô giáo Hoa luôn phấn đấu học tập nâng cao trình độ, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, chịu thương chịu khó và hết lòng chăm sóc các cháu. Chăm lo cho các cháu như con của mình, lo việc trường như việc nhà - đó là nét đẹp của cô.

Cô luôn lắng nghe, chia sẻ với phụ huynh để có những biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt hơn. Bởi trẻ con là tờ giấy trắng tinh khôi, giáo viên mầm non là người đồng hành cùng với gia đình để viết lên những điều đầu tiên và tốt đẹp nhất.

Khi nói về cô giáo Hoa, có lẽ không cần nhiều từ hoa mỹ bởi ở cô đã toát ra sự thân thiện, cởi mở pha chút duyên dáng, mặn mà đã giúp cho mọi người luôn có được cảm giác gần gũi, an tâm… Có lẽ vì vậy, cô giáo trực tiếp đứng lớp nhà trẻ gần 20 năm qua luôn được các cháu yêu quý, phụ huynh tin yêu và mến phục.

Cô giáo Lê Thị Hoa - chủ tịch công đoàn cơ sở gương mẫu, gần gũi
Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Sao Mai thăm hỏi, trao quà cho đoàn viên, người lao động ốm đau đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: ĐVCC.

Cùng làm việc trong mái nhà chung Trường Mầm non Sao Mai, cô giáo Trần Thị Thu Lý cho hay, cô giáo Hoa là một tấm gương tự học, tự rèn luyện rất cần mẫn, chăm chỉ như con ong tìm mật. Ở cương vị là Phó Hiệu trưởng cũng là Chủ tịch công đoàn cơ sở, cô luôn học hỏi và kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước. Đồng thời không ngại gian khó để tìm tòi, học hỏi nhằm tìm ra lối riêng trong quản lý vừa mềm mỏng nhưng vững vàng, vừa chín chắn nhưng không quá khuôn phép.

“Cô đã tạo cho đội ngũ giáo viên chúng tôi thấy được sự tôn trọng và khích lệ trong từng việc làm cụ thể; để giáo viên, đoàn viên luôn cố gắng trong các hoạt động và sẵn sàng chia sẻ về chuyên môn, hoạt động công đoàn với người quản lý của mình một cách dễ dàng, tích cực”, cô Lý nói.

Cùng với chuyên môn vững vàng, với tình yêu nghề, mến trẻ và tích cực tự học, tự rèn luyện trau dồi năng lực cô giáo Lê Thị Hoa đã 6 năm liền đạt giáo viên dạy giỏi xuất sắc cấp tỉnh; 04 lần đạt chiến sỹ thi đua cơ sở; 02 lần đạt chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; đạt Giấy khen của LĐLĐ thành phố Đông Hà; Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Quảng Trị. Và đặc biệt 4 năm liền được tặng Giấy khen đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cô giáo Lê Thị Hoa - chủ tịch công đoàn cơ sở gương mẫu, gần gũi
Trao tặng "Góc học tập yêu thương” cho con đoàn viên
Trường Mầm non Sao Mai. Ảnh: ĐVCC.

Cô Phạm Thị Lan Chi - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sao Mai chia sẻ rằng, có lẽ không cần nhiều lời, chỉ cần thấy ánh mắt vui tươi của con trẻ sà vào lòng hay tiếng bập bẹ “Cô…cô" của các con khi vừa thấy cô Hoa.

“Tôi thấy rằng, cô Hoa là một người luôn gần gũi, thương yêu con trẻ và được phụ huynh mến mộ và cũng là người đồng nghiệp luôn được các giáo viên trong trường yêu thương. Bởi vậy, khi ở cương vị là Phó Hiệu trưởng mà mỗi lần thấy cô, các em nhỏ không ngại bá cổ, ôm vai với cô rất thân thiết”, cô Lan chia sẻ thêm.

Dẫn lối cho các hoạt động công đoàn cơ sở

Không chỉ giỏi về chuyên môn, cô giáo Lê Thị Hoa còn là một cán bộ công đoàn tận tâm hết mình. Với cương vị là chủ tịch công đoàn cơ sở, cô đã trăn trở, suy nghĩ cùng Ban Chấp hành công đoàn xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức các hoạt động luôn đổi mới sáng tạo, có hiệu quả thiết thực.

Điển hình như, phong trào nuôi heo đất trao yêu thương, số tiền thu được công đoàn trao cho các đoàn viên ốm đau dài ngày, đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường; phong trào hiến máu nhân đạo, với ý nghĩa “Một giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại”; chương trình “Áo dài yêu thương” được tập thể đoàn viên, người lao động nhà trường hưởng ứng tích cực, số lượng áo dài ủng hộ đến công đoàn cấp trên để trao cho các đoàn viên tạo sự đoàn kết, chia sẻ trong nữ đoàn viên công đoàn.

Cô giáo Lê Thị Hoa - chủ tịch công đoàn cơ sở gương mẫu, gần gũi
Chương trình “Nồi cháo yêu thương” do Công đoàn cơ sở Trường Mầm non Sao Mai thực hiện tại Bệnh viên Đa khoa thành phố Đông Hà. Ảnh: TRƯỜNG SƠN.

Cùng với đó, các hoạt động khuyến học, tương trợ lẫn nhau, quỹ tiết kiệm xoay vòng, nuôi heo đất trao yêu thương là các mô hình được đoàn viên, người lao động vui vẻ hưởng ứng, phát huy được tinh thần tương thân tương ái từ chính trong tập thể nhà trường.

Nhiều năm công tác tại Trường Mầm non Sao Mai, cô giáo Ngô Thị Huế cho biết, cô giáo Hoa luôn quan tâm đến đoàn viên cũng như gia đình các chị em trong trường. Khi có ốm đau hoạn nạn, cô luôn là người đi đầu đến tận nhà đoàn viên, người lao động để động viên, thăm hỏi sức khỏe những lúc ốm đau. Có những lúc giáo viên trong trường đau ốm phải nằm viện dài ngày, cô Hoa còn nhận chăm sóc con của đồng nghiệp.

“Được sự quan tâm của công đoàn đến với mỗi đoàn viên, người lao động, chúng tôi luôn cảm thấy ấm áp và được sẻ chia những lúc khó khăn, hoạn nạn”, cô giáo Huế nói.

Cô giáo Lê Thị Hoa - chủ tịch công đoàn cơ sở gương mẫu, gần gũi
Chương trình “Áo dài yêu thương” được tập thể đoàn viên, người lao động
Trường Mầm non Sao Mai hưởng ứng. Ảnh: ĐVCC.

Với tấm lòng nhân ái của mình, cô giáo Hoa đã khéo léo trong việc vận động, quyên góp, ủng hộ và làm từ thiện một cách giản dị như: Nồi cháo yêu thương cho bệnh nhân ở Bệnh viện Đa khoa thành phố Đông Hà; bữa cơm mùa lũ lụt cho người dân vùng lũ; tấm áo mới cho đoàn viên khó khăn, nhân dịp Tết đến Xuân về; tổ chức làm dưa món và trao tặng đến đoàn viên của đơn vị mình... Đó là những hoạt động rất giản dị, thiết thực nhưng ấm lòng người trong hoạt động công đoàn.

Từ những việc làm ý nghĩa, thiết thực trong những năm qua, Công đoàn Trường Mầm non Sao Mai luôn đi đầu trong các phong trào, hoạt động công đoàn và đạt được nhiều thành tích nổi bật đáng ghi nhận.

Cô giáo Lê Thị Hoa - chủ tịch công đoàn cơ sở gương mẫu, gần gũi
Công đoàn Trường Mầm non Sao Mai được LĐLĐ tỉnh Quảng Trị trao Bằng khen vì có nhiều thành tích trong phong trao thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Ảnh: ĐVCC.

Đồng chí Hoàng Kim Hà - Chủ tịch LĐLĐ thành phố Đông Hà cho hay, cô giáo Hoa luôn là gương cán bộ công đoàn mẫu mực, tận tâm với công việc, yêu nghề mến trẻ. Đặc biệt, trong hoạt động công đoàn, cô luôn là người đi đầu trong các hoạt động, đưa công đoàn cơ sở hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong nhiều năm liền và được công đoàn cấp trên ghi nhận, khen thưởng.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Cô nuôi “thầm lặng” của những đứa trẻ vùng cao Cô nuôi “thầm lặng” của những đứa trẻ vùng cao

Không thành tích nổi trội, không vị trí thi đua, không cầu tiến quá nhiều… chỉ có trách nhiệm và sự cống hiến thầm lặng, ...

Lao động sáng tạo Lao động sáng tạo 'để bà con mình bớt khổ'

Nền y tế ngày càng hiện đại đã giúp ích con người rất nhiều. Song với những địa phương còn khó khăn thì việc người ...

Làn gió lành đối với những người “săn thần chết” Làn gió lành đối với những người “săn thần chết”

Gắn bó với công việc nguy hiểm, nặng nhọc, dù nhận được nhiều sự quan tâm nhưng thời gian qua, người lao động làm việc ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công ty Thủy điện Quảng Trị và câu chuyện “đất lạ hóa quê hương”…

Đời sống -

Công ty Thủy điện Quảng Trị và câu chuyện “đất lạ hóa quê hương”…

Họ đến từ nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc, sống và làm việc dưới “mái nhà chung” là Công ty Thủy điện Quảng Trị. Nơi đầu nguồn sông Rào Quán, những người làm điện cho công trình có những chuyện đời, chuyện nghề đan xen. Họ gắn bó và coi công ty là nhà, Hướng Hóa là quê hương thứ hai. Có lẽ, nói như nhà thơ Chế Lan Viên: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”…

Người mang lớp học "đặc biệt" đến với trẻ tự kỷ

Đời sống -

Người mang lớp học "đặc biệt" đến với trẻ tự kỷ

Với đồng nghiệp và các em học sinh ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Minh, cô giáo Nguyễn Thị Tình luôn là tấm gương nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết, tận tâm với nghề và cô cũng chính là người mang lớp học “đặc biệt” đến với trẻ tự kỷ ở tỉnh Quảng Trị

Chị Nguyễn Thị Hiền: Cán bộ công đoàn có tâm với doanh nghiệp và hoạt động công đoàn

Đời sống -

Chị Nguyễn Thị Hiền: Cán bộ công đoàn có tâm với doanh nghiệp và hoạt động công đoàn

Là chủ tịch công đoàn cơ sở của một đơn vị kinh tế tư nhân có đầy đủ các tổ chức chính trị, đoàn thể như Công ty TNHH Thương mại Số 1 ở thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đồng chí Nguyễn Thị Hiền đã có nhiều đóng góp vào sự hình thành, ổn định và phát triển của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, ở đó các mối quan hệ lao động hài hòa được xây dựng trên nền tảng của tình thương yêu.

Trại hè cho con đoàn viên, NLĐ mồ côi ở Nghệ An: Để các em không hề đơn độc

Đời sống -

Trại hè cho con đoàn viên, NLĐ mồ côi ở Nghệ An: Để các em không hề đơn độc

Đó là ý tưởng cốt lõi của Chương trình trại hè “Kết nối yêu thương” dành cho gần 200 con đoàn viên, người lao động (NLĐ) mồ côi được LĐLĐ tỉnh Nghệ An chỉ đạo Nhà Văn hóa lao động tỉnh phối hợp với Hệ thống giáo dục Khai Minh Đức tổ chức thực hiện trong hai ngày 22 và 23/6/2024 tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An).

Người khởi nghiệp Từ Phong

Đời sống -

Người khởi nghiệp Từ Phong

Khi chưa biết anh, tôi đã nghe Giám đốc Công ty MTV Từ Phong (huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị) với tên Từ Linh Nhân còn có biệt danh nhiều người gọi nửa đùa nửa thật là “Vua dầu lạc”, thậm chí là “Vua dầu lạc miền Trung”.

“Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị

Đời sống -

“Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị

Đến Công ty Điện lực Quảng Trị, hỏi về anh Lê Công Hiếu (42 tuổi, Phó Trưởng phòng Công nghệ thông tin) ai ai cũng biết. Gần 20 năm công tác, hàng chục sáng kiến, sáng tạo của anh được công nhận, áp dụng trong rộng rãi tại Điện lực Quảng Trị, đến Tổng Công ty Điện lực Miền Trung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, làm lợi hàng tỷ đồng/năm, giúp đồng nghiệp làm việc an toàn và hơn thế nữa…

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên

Đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào? Tôi công nhân

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khoá" phát triển đoàn viên

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 22/6/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 Infographic

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024

Lương cơ sở sau ngày 1/7/2024 sẽ tăng khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Dự kiến Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk Video

Sẵn sàng cho ngày hội lớn của người lao động Đắk Lắk

Ngày hội Việc làm tỉnh Đắk Lắk năm 2024 đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp đón trên 1.000 người lao động, đại biểu, quan khách tham dự. Chương trình do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk, Tạp chí Lao động Công đoàn phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tổ chức, chính thức diễn ra lúc 8 giờ ngày 14/6 tại số 9, đường 10 tháng 3 (đường Vành Đai).

Đọc thêm

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương

Đời sống -

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh khi nói cải cách tiền lương thì phải đạt được mục tiêu tăng lương. Đây là mục tiêu của Đảng và mong muốn của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...

Xe ôm truyền thống và công nghệ: Những vụ ẩu đả đang trôi dần vào quá khứ

Người lao động -

Xe ôm truyền thống và công nghệ: Những vụ ẩu đả đang trôi dần vào quá khứ

Với họ, nghiệp đoàn đã trở thành ngôi nhà thứ hai, từ nghề truyền thống đến hiện đại, đã tạo được sự gắn kết, sẻ chia, động viên cùng nhau vượt khó…

Chất men say của nghề làm báo

Đời sống -

Chất men say của nghề làm báo

Nghề làm báo cũng giống như bất cứ nghề nghiệp chân chính nào, đều tạo ra giá trị đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. Không có công thức chung nào cho một công việc của nhà báo, vì mỗi người mỗi tính cách khác nhau nên thực hiện việc làm cũng khác nhau. Nói gì thì nói nhưng nhà báo trước hết phải tuân thủ tôn chỉ, mục đích và các quy định của cơ quan báo chí.

Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 1)

Đời sống -

Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 1)

Khi hay tin vui Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đang được Ban Thi đua khen thưởng Trung ương tiếp nhận hồ sơ cũng như vào làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để xem xét việc trao tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”, tôi không hề ngạc nhiên vì nghĩ đơn vị xứng đáng được như thế. Và thấy mình cần quay lại công ty để viết sâu hơn về người lao động và công đoàn của doanh nghiệp.

Làn gió lành đối với những người “săn thần chết”

Đời sống -

Làn gió lành đối với những người “săn thần chết”

Gắn bó với công việc nguy hiểm, nặng nhọc, dù nhận được nhiều sự quan tâm nhưng thời gian qua, người lao động làm việc tại các dự án rà phá, xử lý bom mìn, vật nổ tại Quảng Trị không tránh khỏi trăn trở, lo lắng. Trong bối cảnh ấy, sự ra đời của tổ chức Công đoàn trong các dự án như một làn gió mới an lành, tưới mát tâm hồn những người làm nghề được ví là “săn thần chết”.

Lao động sáng tạo 'để bà con mình bớt khổ'

Đời sống -

Lao động sáng tạo 'để bà con mình bớt khổ'

Nền y tế ngày càng hiện đại đã giúp ích con người rất nhiều. Song với những địa phương còn khó khăn thì việc người dân đi xa, tìm đến các trung tâm y tế lớn để điều trị là điều không tránh khỏi. Với mong muốn giúp bà con mình bớt khổ, nhiều bác sĩ giỏi đã từ chối những lời mời hấp dẫn để trở về quê hương làm việc. Và để hiện thực hóa ước nguyện "cứu dân", các bác sĩ cũng phải… sáng tạo ngay chính trên mảnh đất quê nhà còn gian khó.

Cô nuôi “thầm lặng” của những đứa trẻ vùng cao

Đời sống -

Cô nuôi “thầm lặng” của những đứa trẻ vùng cao

Không thành tích nổi trội, không vị trí thi đua, không cầu tiến quá nhiều… chỉ có trách nhiệm và sự cống hiến thầm lặng, tất cả những điều đó đều hội tụ ở cô nuôi nhỏ nhắn, đó là chị Hồ Thị Đoàn - đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Húc ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Không đơn độc trong “bão giông”

Đời sống -

Không đơn độc trong “bão giông”

Bạo bệnh ập đến ở tuổi 32 khiến chàng trai tuấn tú, say mê với nghề giáo gần như sụp đổ về sức khỏe và cả tinh thần. Giữa tận cùng khốn khó và bi đát, thầy giáo nghèo đã không bỏ cuộc bởi được tiếp sức trên hành trình gian nan chiến đấu với bệnh tật, tiếp tục hy vọng và cống hiến trong sự nghiệp “gieo chữ, trồng người”. Phía sau hành trình ấy là lấp lánh suối nguồn thương yêu, thấu hiểu từ nhà trường và toàn thể đồng nghiệp trong Công đoàn Trường Tiểu học Vĩnh Thủy (xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thời gian dài qua.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý"

Đời sống -

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: "Không để tăng lương dẫn đến tăng giá bất hợp lý"

Ngày 12/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành 6 tháng đầu năm, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi

Đời sống -

Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi

Sau ba lần lỗi hẹn, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được thầy giáo Ngô Duy Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường TH và THCS A Ngo (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị). Thầy Hưng đã có gần 20 năm gắn bó với học sinh miền núi. Trong đó, những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao văn hóa đọc sách, kêu gọi doanh nghiệp, cá nhân khắp cả nước xây trường, mua sắm trang thiết bị cho học sinh… đã làm nên “thương hiệu” của vị hiệu phó này.