Cô nuôi “thầm lặng” của những đứa trẻ vùng cao
Đời sống - 13/06/2024 10:54 LÊ THỊ TƯ HẢI
Chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên - giỏi việc ngân hàng, đảm việc an sinh LĐLĐ Gio Linh nỗ lực phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi |
Sinh ra và lớn lên ở miền Tây tỉnh Quảng Trị, bố mẹ đều là người dân tộc thiểu số, với tất cả sự nỗ lực vươn lên trong học tập, chị Hồ Thị Đoàn được đền đáp lại tấm bằng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, chuyên ngành sư phạm tiểu học.
Và rồi cơ duyên nào đó lại đưa đẩy cô gái nhỏ bé ấy trở thành cô nuôi của đàn con nhỏ tại Trường Mầm non Húc.
Tham gia vào tổ chức Công đoàn ở Trường Mầm non Húc hơn ba năm nay, cô luôn thể hiện được bản thân mình là người chu toàn, chỉnh chu trong công việc, cởi mở thân thiện với đồng nghiệp, bạn bè.
Không phải là cô giáo, không trực tiếp đứng lớp giảng dạy, nhưng cô vẫn luôn được các cháu nhỏ ở điểm trường Tà Cu - Trường Mầm non Húc biết đến và rất yêu mến như người mẹ thứ hai, luôn chăm từng bữa ăn cho đàn con.
Cô nuôi Hồ Thị Đoàn như là người mẹ thứ hai chăm sóc đàn con tại điểm trường Tà Cu, Trường Mầm non Húc. Ảnh: ĐVCC. |
Với thực tế hiện nay, mức lương của cô nuôi đang làm việc tại các trường học không cao, các chế độ phụ cấp được hưởng còn hạn chế nhưng với sự nỗ lực và tình yêu nghề, yêu trẻ đã giúp họ say sưa góp sức mình với sự nghiệp trồng người.
Ngoài ra, cô còn tham gia sôi nổi, nhiệt tình trong mọi hoạt động của công đoàn và nhà trường, với tin thần vui tươi và cống hiến hết mình.
Đối với cô nuôi Hồ Thị Đoàn, bản thành tích của cô là hồ sơ hằng ngày với những món ăn, những thực đơn, là những con số chỉ số lượng, trọng lượng của các món thực phẩm do cô tự viết lên, để làm sao đó mang lại cho các em học sinh có những bữa ăn ngon nhất có thể.
Cũng làm trong ngành Giáo dục nhưng bạn đồng hành hằng ngày của cô không phải là những giáo án, những chữ cái, những bài giảng mà chỉ đơn giản là dao, thớt, bát, nĩa… làm sao được sạch sẽ, tươm tất, gọn gàng…
Mọi thứ chế biến, lưu trữ phải đúng quy định, tất cả luôn đặt mục tiêu an toàn thực phẩm lên đầu. Phải chăng vì thế mà người ta thường ví cô nuôi là “nghề thầm lặng”.
Cô nuôi Hồ Thị Đoàn cho biết, điểm trường Tà Cu thuộc Trường Mầm non Húc gần như là điểm xa cuối cùng của xã Húc, nếu đi từ thị trấn thì khoảng cách chừng là 20km. Công việc hằng ngày của cô là nhận thực phẩm một cách kịp thời để có thể chế biến cho các con đầy đủ hai bữa/ngày.
Với hành trang là chiếc xe số cũ kĩ, cùng với cái sọt nhựa được buộc chặt phía sau đuôi xe, cùng với vài ba cái túi nilon có thể linh hoạt treo xung quanh thành xe, đó là tất cả hành trang trong một ngày làm việc tất bật của cô Đoàn.
Tư trang đơn giản nhưng đoạn đường lại khó hơn, thách thức hơn. Đoạn dễ thì không sao, chứ hễ đoạn đá nhiều thì yêu cầu tay lái phải cứng để đến được trường; chưa kể những ngày mưa bão, bùn đất trôi trên núi cao về gây trơn trượt, thế nhưng chưa bao giờ các con ở đây lại chịu thiệt thòi về bữa ăn.
Điều kiện cơ sở vật chất tạm bợ, đường xá khó khăn… nhưng không thể làm khó cô nuôi Đoàn. Ảnh: ĐVCC. |
Ngoài sự chăm chỉ, không ngại việc khó khăn thì điều đáng quý nhất ở cô đó chính là tình cảm, tình yêu đối với con trẻ, nhà trường và công việc. Nếu không có tình yêu như vậy thì nhiều người cô nuôi khác sẽ không thể tiếp tục gắn bó với công việc vất vả này lâu dài được.
Không chỉ hoàn thành các món ăn đúng bữa cho các em học sinh, cô còn luôn tinh tế quan sát trong và sau bữa ăn để ghi nhận thực tế, đánh giá lại tình hình của các con. Từ đó tìm cách cải tiến cách nấu, tăng cường hoặc điều chỉnh gia vị sao cho phù hợp.
Đồng thời, từ thực đơn cố định được nhà trường phê duyệt áp dụng theo tuần, theo tháng... của các em học sinh, cô đã chế biến các bữa ăn hằng ngày vừa ngon, hấp dẫn giúp trẻ ăn hết suất ăn của mình. Ngoài đánh giá bữa ăn của trẻ qua quan sát trực tiếp, cô còn tăng cường tương tác, lắng nghe trao đổi từ giáo viên phụ trách lớp, các em học sinh và phụ huynh về sở thích, yêu cầu, đặc điểm của mỗi trẻ để phục vụ bữa ăn tốt nhất cho các em học sinh trong trường.
“Vốn dĩ cuộc sống các em vùng cao đã thiếu thốn, thiệt thòi, bản thân tôi cũng là một người dân tộc Vân Kiều, hơn ai hết tôi rất hiểu và đồng cảm cùng các em. Tôi chỉ mong muốn cuộc sống của các em sẽ được chia sẻ nhiều hơn, những bữa ăn của các em có nhiều thịt, cá hơn thay vì những nắm cơm, với chén muối tiêu hay búp măng rừng”, cô Đoàn nói.
Cô Đoàn tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình trong mọi hoạt động của công đoàn và nhà trường. Ảnh: ĐVCC. |
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Húc cho hay, đối với nhà trường, cô Đoàn là nhân viên cấp dưỡng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và cô cũng là một đoàn viên ưu tú, luôn nhiệt tình tham gia đầy đủ các phong trào do công đoàn tổ chức.
“Ở điểm trường làm việc, cô Đoàn là một cô nuôi, người mẹ thứ hai tận tâm và luôn trách nhiệm với đàn con của mình. Nghề cô nuôi tuy lương còn thấp, điều kiện làm việc còn khó khăn; hơn nữa là những tháng nghỉ hè, cô nuôi phải nghỉ không lương, tưởng chừng cô sẽ tìm đến những công việc khác tốt hơn nhưng các cô luôn tìm cho mình những công việc ngắn hạn để duy trì thu nhập, chờ đợi thời điểm vào năm học để tiếp tục công việc của mình. Đó là một sự cố gắng thầm lặng mà rất đáng để chúng ta cùng đồng cảm và trân quý nhau hơn”, đồng chí Tuyết Nhung chia sẻ.
Tấm gương sáng của cô nuôi Hồ Thị Đoàn không chứng minh bằng thành thích, các giấy chứng nhận, bằng khen mà là ở khí chất, sự kiên cường và không ngại gian khó vẫn luôn bám rừng, bám bản, vượt qua mọi trở ngại để bám lấy nghề, cống hiến hết mình cho ngôi trường giữa núi rừng xa xôi.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY |
Chị Nguyễn Thị Hồng Nguyên - giỏi việc ngân hàng, đảm việc an sinh Công đoàn cơ sở thành viên Agribank Triệu Phong là một điểm sáng trên “bản đồ” Công đoàn Agribank Quảng Trị. Nơi đây, không chỉ ... |
LĐLĐ Gio Linh nỗ lực phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở vững mạnh là nhiệm vụ trọng ... |
Thầy giáo Ngô Duy Hưng - người cõng sách lên núi Sau ba lần lỗi hẹn, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được thầy giáo Ngô Duy Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường TH và THCS ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.