Bức ảnh cháu bé vùng dịch
Cà phê tối - 31/05/2021 14:00 Vũ Hùng
Mạnh tay với “ném đá” trên mạng Những sáng kiến hay vì người lao động Chính phủ khẩn trương, doanh nghiệp nhiệt tình, đồng lòng chống dịch |
Cháu bé 3 tuổi ngoan ngoãn ăn cơm trong khu cách ly tập trung. Ảnh: Sống Foundation |
Con ngồi một mình. Với một hộp cơm suất dành cho người cách ly. Không cha mẹ, không ông bà, không bảo mẫu, không người thân. Không ai cả!
Con ngồi một mình. Các nhân viên y tế, các tình nguyện viên chắc chắn đưa hộp cơm cho con xong thì còn phải vội vã đôn đáo đi đưa tiếp cho những người khác. Còn cả núi việc đợi họ trong thời buổi ‘chống dịch như chống giặc’ gian nan này.
Con ngồi một mình. Dùng tay bốc miếng thức ăn đưa lên miệng. Hộp cơm đã mở nhưng đôi đũa vẫn nằm nguyên trong bao giấy bọc. Chiếc thìa nhựa chỏng chơ trên nắp hộp. Tuổi ấy, con chắc hẳn chưa tự xé được bao giấy nilon bọc đũa được chế tạo khá là dai bền. Tuổi ấy, chắc con chưa thể tự mình xúc cơm và thức ăn, nếu như trước khi bị cách ly con chưa được mẹ cha dạy cho cách tự mình ăn cơm.
Con ngồi một mình. Nhưng không phải chỉ có mình con phải ngồi thế đâu. Theo một thống kê ngay trong tuần qua, hiện có 6% trẻ em trên cả nước, trong đó có hơn 4.000 cháu trong độ tuổi 0 - 16 tuổi đang nằm trong diện phải cách ly F1.
Con số khảo sát trên được vị đại diện Bộ LĐ - TBXH công bố sáng 29/5, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Một con số như xát muối vào gan ruột tất cả những ai thực sự quan tâm đến trẻ nhỏ, đến con em của 9,1 triệu người lao động và 19,9% người kinh doanh trên cả nước đang bị ảnh hưởng nặng nề tới đời sống do tình hình dịch bệnh.
Do vậy, cũng tại Hội nghị ngày 29/5, Bộ LĐ - TBXH đề nghị các địa phương cần chăm lo đến đời sống các cháu hơn nữa, nhất là khi bố mẹ các cháu phải đi cách ly riêng.
Đêm qua, ngồi xem bức ảnh cháu bé 3 tuổi ngồi ăn cơm một mình và nhiều bức ảnh chụp các cháu nhỏ khác đang bị cách ly, tôi bỗng nghĩ về đợt lũ lụt năm ngoái trong miền Trung. Suốt những tháng ngày đau thương và vất vả ấy của bà con miền Trung, có một số người trên MXH, trên facebook của mình, vẫn chỉ hết ngày này sang ngày khác đăng ảnh đang trưng diện, du lịch, hoa lá cành đủ cả.
Có ông bạn tôi, cấp Vụ hẳn hoi, đúng dịp lũ lụt ấy đang có chuyến công tác Tây Bắc dài ngày. Thế là ở trên facebook ông ta, hết dòng trạng thái khoe rượu nếp cẩm, cơm nương, thịt hoẵng ngon, lại đến ảnh múa xoè, nhảy sạp bên bếp lửa hồng. Không 1 dòng trạng thái nào, không 1 bức ảnh nào dù chỉ là chia sẻ về, có nói tới tình hình bão lụt và thân phận bà con đang vật lộn, lóp ngóp, ngập chìm trong lũ lụt. Không hề có!
Tất nhiên, ai đều có việc của người nấy mà, văn minh thời đại là thế, không uỷ mị dân tuý, có phải thế không ạ? Tất nhiên, ông bạn tôi làm những việc ấy sau giờ hoặc giữa giờ làm việc của chuyến công tác Tây Bắc của ông. Ông có quyền như thế, phải không ạ? Và facebook là “ngôi nhà riêng” của mỗi facebooker, họ muốn làm gì trong đó là quyền cá nhân họ.
Nhưng tôi vẫn cứ mong thi thoảng họ hãy mở rộng cửa “ngôi nhà riêng” ấy của mình để nhìn ra ngoài đời kia, nơi còn bao cảnh đời bất hạnh, nơi còn bao người đang khổ sở lúc vì thiên tai, khi vì dịch bệnh, trong đó có nhiều trẻ em.
Chắc chắn khi đọc đến đây có bạn sẽ hùng hồn lý lẽ, rằng việc nào ra việc ấy chứ, rằng ai cũng có chức trách và công việc của mình rồi, ai có thể đi bao đồng hết mọi việc...
Dạ vâng. Tôi cũng hiểu như thế. Hiểu lắm. Ai cũng có việc của mình để mà lo hoàn thành, thành công và thành đạt. Rồi không phải ai cũng có thể trực tiếp giúp cho các cháu bé kia một điều gì đó, như tôi chẳng hạn. Tôi cũng chỉ có thể gửi chút quà tới các cháu qua 1 nhóm hảo tâm thân thuộc bao năm nay, chứ cũng không thể tới tận nơi các cháu vùng lũ lụt năm ngoái và vùng cách ly năm nay được.
Nhưng, (lại “nhưng”), tôi chỉ dám mong mỏi một điều, rằng ở đời này, đôi khi chỉ quên mình đi một chút, để nghĩ về người khác, và mọi người luôn nghĩ về nhau, thì xã hội ta sẽ luôn luôn được ấm áp tình người.
Một ánh mắt âu yếm, một cái xoa đầu dịu dàng, một lời thăm hỏi ân cần, một dòng tin bức ảnh chia sẻ trên facebook, thậm chí chỉ là một giây phút xót xa, lo lắng trong ý nghĩ và từ nơi sâu thẳm của trái tim chúng ta thôi, với các cháu trẻ em, đặc biệt là trẻ em vùng thiên tai, vùng dịch bệnh, trẻ em con cái của những người lao động nghèo khó, cũng là cả một món quà tinh thần quý giá rồi.
Rồi tất cả những việc làm đó, cũng có khi và cũng có thể, lại “để gió cuốn đi” như lời một câu hát trong nhạc Trịnh, nhưng, nó vẫn mãi là tấm lòng, là sự tử tế được lưu giữ bền lâu trong trí não và tâm hồn tuổi thơ.
Hay nói to tát hơn tý chút, nó là bổn phận của người lớn trước trẻ nhỏ, là đạo của các bậc phụ huynh, là trách nhiệm của các cấp các ngành, của toàn dân, của Đảng và Chính phủ, của toàn xã hội, vì một thế hệ “trẻ em hôm nay, đất nước ngày mai”.
Đức Đại Lai Lạt Ma có câu: “Chỉ khi bạn biết thông cảm và yêu thương người khác thì bạn mới có được sự bình yên và hạnh phúc mà bạn đang tìm kiếm”. |
Vâng, bình yên và hạnh phúc, chúc các bạn ai cũng được thế trong một ngày mới, tuần mới và mai là tháng mới - tháng có ngày mồng Một tháng 6 - Tết của thiếu nhi!
Mạnh tay với “ném đá” trên mạng Bà Phương Hằng đã cam kết với Sở TT&TT TP.HCM sẽ ngừng livestream. Trước đó, các livestream của bà đã đánh trúng tâm lý ... |
Người lao động tham gia Công đoàn: Nhiều phúc lợi và quyền lợi chính đáng được bảo vệ Người lao động gia nhập công đoàn, trở thành đoàn viên là vô cùng chính đáng và cần thiết. Bởi khi đã trở thành đoàn ... |
Thêm 35 ca nhiễm mới, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin cho 100.000 công nhân ở Bắc Giang Đẩy nhanh tiến độ của chiến dịch tiêm vắc xin cho công nhân ở Bắc Giang, hoàn tất việc tiêm 100.000 liều trong vòng 10 ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y