“Bán lúa non” bảo hiểm xã hội và những khoảng trống an sinh
Kinh tế - Chính sách - 22/12/2022 15:37 Quốc Thắng QUỐC THẮNG
Cụm từ “bán lúa non” - vốn dùng để chỉ tình thế trước đây, vào cữ giáp hạt, do túng thiếu, nông dân phải đành lòng bán đi thửa ruộng khi lúa đang kỳ trổ bông với giá rẻ để sống qua những ngày ngặt nghèo - đã trở thành quen thuộc để chỉ những tình thế tương tự cho công nhân lao động ngày nay.
Còn nhớ, vào những năm 2005 - 2006, với chương trình cổ phần hóa, chúng ta đã gặp tình trạng éo le của người lao động (NLĐ) “bán lúa non” cổ phần của mình để trang trải cuộc sống. Cũng lúc đó, chúng ta đã chỉ ra nguyên nhân, đi tìm giải pháp và đã có những đơn vị mạnh dạn bảo lãnh cho NLĐ vay vốn ngân hàng để họ không phải “bán lúa non” cổ phần của mình. Những tình huống rối rắm như: NLĐ bán cổ phần “lúa non” bằng giấy tay, “bán thâm niên”, … nay lặp lại với tính chất tương tự khi NLĐ “bán lúa non” BHXH: cầm cố, thế chấp dưới hình thức uỷ quyền.
![]() |
NLĐ ngồi chờ làm thủ tục rút BHXH một lần tại Bảo hiểm xã hội TP Thủ Đức vào ngày 7/12/2022. Ảnh: VnExpress. |
Trong 5 năm qua, tính trung bình mỗi năm có khoảng 800.000 người rút BHXH một lần; và năm sau cao hơn năm trước đến khoảng 11,6%. Con số đó lại càng báo động hơn khi tỷ lệ tái tham gia rất thấp, chỉ ở mức 3,5 % số người rút. Và con số đó lại càng báo động hơn khi phần lớn người rút là lao động nữ ở độ tuổi dưới 35.
Làm gì để hạn chế NLĐ “bán lúa non” BHXH?
Giải pháp bên trong được xem là căn cơ và không nên quên rằng điều luật ưu việt và hoàn hảo nhất là tạo ra các điều kiện cho chủ thể lựa chọn. Luật đưa ra là để chủ thể tuân thủ nhưng không có nghĩa là tước đoạt quyền lựa chọn của họ. Thu hẹp điều kiện rút BHXH một lần hay giảm bớt quyền lợi khi rút chưa phải là cách tối ưu.
Còn nhớ, với hiện tượng “bán lúa non” cổ phần trước đây, khi có kiến nghị NLĐ không được chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp họ nghỉ hưu hoặc chuyển khỏi doanh nghiệp thì lập tức bị phản ứng: dù đó là tinh thần giữ cho NLĐ nhưng vi phạm về quyền sở hữu, NLĐ được tự quyết định bán cổ phần của họ đang sở hữu.
Còn nhớ, năm 2015, khi Điều 60, Luật BHXH về việc hạn chế NLĐ được hưởng BHXH một lần bị phản ứng, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa từng phát biểu tại nghị trường: “Người làm luật phải suy nghĩ vì sao dân biết nhận lương hưu sẽ có lợi hơn nhưng vẫn chọn hưởng một lần?”. Đó là một câu hỏi rất có ý nghĩa không chỉ cho việc làm luật mà còn cho việc xây dựng một thiết chế an sinh.
Ai cũng biết, thực chất, rút BHXH là rút của để dành, nhưng họ vẫn “bán”, vẫn cầm cố, vẫn rút. Khi bàn về tình trạng này, nguyên nhân NLĐ bị đẩy vào những tình thế cấp bách làm cho chúng ta quên đi những câu hỏi quan trọng: Có phải tất cả 800.000 người mỗi năm đều rút do tình thế cấp bách mà tuyệt nhiên không phải do tính toán của họ: rút thì có lợi hơn là tiếp tục đóng? Có phải tất cả 800.000 người mỗi năm đều rút sau khi đã tìm hiểu một cách kỹ càng về quyền lợi của mình giữa tiếp tục đóng hay rút? Có phải tất cả 800.000 người đó đều đã được cơ quan BHXH làm truyền thông để họ hiểu rõ những lựa chọn của mình?
Những câu hỏi đó không thể được trả lời một cách đại khái rằng do NLĐ rơi vào tình thế éo le, và xa hơn là dịch bệnh, mất việc, giảm giờ làm... Những câu hỏi đó cũng buộc hệ thống quản trị phải nhận thức lại về chính sách bảo hiểm hiện tại của chúng ta.
Vậy nên, những câu hỏi đó là thực tế sống động nhất để chúng ta bàn thảo về những giải pháp cấp bách, không những “giữ chân” những người đang đóng BHXH mà còn thu hút số 63% lao động còn lại đang ở trong khoảng trống an sinh.
Chỉ khi đó chúng ta mới có quyền hy vọng về một cấu trúc của BHXH hấp dẫn hơn khi mô hình hiện tại đang được thiết kế khá đơn sơ và thiếu linh hoạt: đóng bây giờ - hưởng mai sau, đóng ít hưởng ít - đóng nhiều hưởng nhiều.
Chỉ khi đó chúng ta mới có quyền hy vọng về một tương lai BHXH mà ở đó NLĐ được tối ưu hóa lợi ích ở mức cao nhất về số tiền đóng của mình. Vì BHXH là một quỹ tài chính công nhưng hoàn toàn có thể được vận hành theo hướng linh hoạt, đổi mới tư duy quản trị để tạo ra giá trị gia tăng nguồn lực.
Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể nghĩ đến việc hệ thống BHXH kết hợp một cách nhuần nhuyễn với một chính sách an sinh hay dạng thức bảo hiểm khác để thu hút NLĐ tìm đến khi họ có nhiều lựa chọn.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Một quán cà phê ở Đà Nẵng đang gây “bão” trên mạng vì thông báo “ngưng nhận khách là trẻ em dưới 12 tuổi”. Sự ... |
![]() World Cup sắp qua đi, tết Dương lịch cùng tết Nguyên đán sắp đến và những khó khăn của nhiều doanh nghiệp (DN), vất vả ... |
![]() Chuyện ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Đất Quảng đang dậy sóng dư luận lẽ ra đã không thành ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 28/03/2023 14:53
Chất lượng sống 15 mét vuông
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu mà người dân có thể đăng ký thường trú hợp pháp. Dự thảo Nghị quyết bao gồm cả việc cho thuê, mượn, ở nhờ. Theo đó, để đăng ký thường trú nội thành, mỗi người dân cần có không gian sống là 15 mét vuông mặt sàn; còn với ngoại thành, con số này là 8 mét vuông.

Kinh tế - Chính sách - 25/03/2023 16:13
Dám nghĩ, dám làm nhưng ai dám chịu trách nhiệm?
Bộ Nội vụ vừa hoàn thành dự thảo nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Nếu được thông qua và sớm thực thi đây sẽ là cơ sở để những trì trệ lâu nay do sợ trách nhiệm sẽ dần được xóa bỏ. Nhưng liệu có dễ triển khai trên thực tế?

Kinh tế - Chính sách - 24/03/2023 13:08
Tiếp viên vô tình, Vietnam Airlines có vô can?
4 tiếp viên Vietnam Airlines nhận vận chuyển hàng hóa mà trong đó là hơn 11kg ma túy đã được trả tự do vì chưa đủ cơ sở xử lý hình sự, vụ án chấn động này đã được khởi tố và chắc chắn chưa kết thúc. Các cô “vô tình” nhưng liệu Vietnam Airlines có vô can khi tiếp viên, phi công của họ nhiều lần vi phạm cả quy định ngành lẫn luật pháp sở tại?

Kinh tế - Chính sách - 15/03/2023 14:52
Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo
Nghị quyết 30 của Chính phủ vừa ban hành ngày 4/3 hứa hẹn có nhiều điểm mới cho việc đấu thầu vật tư y tế, nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn mà cả nước đang đối mặt. Tuy nhiên, mừng nhưng vẫn lo!

Kinh tế - Chính sách - 13/03/2023 12:08
Rút bảo hiểm xã hội một lần - đóng chặt, mở toang hay he hé?
Trong khi các cơ quan quản lý đang lo ngại và tìm cách hạn chế người lao động nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội một lần vì e ngại tương lai thì người lao động khó khăn lại mong rút càng nhiều, càng nhanh, càng dễ càng tốt! Dường như nghịch lý này sớm cần một điểm chung để “gặp” nhau nhằm đảm bảo quyền lợi hài hòa, nghĩa vụ sẻ chia cho tất cả các bên.

Kinh tế - Chính sách - 11/03/2023 15:03
Một biện pháp tình thế kịp thời và cấp thiết
Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia trước kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải đề nghị lực lượng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hỗ trợ cho công tác đăng kiểm, giúp giảm áp lực cho ngành Đăng kiểm vào thời điểm hiện tại.
Văn hóa - Xã hội

Sướng trên mạng, khổ ngoài đời

Thua 2 trận, âm 7 bàn và cái khó của huấn luyện viên Troussier

Sim rác tràn lan, nhà mạng không thể vô can

Những bằng đại học vô dụng
Môi trường - Sức khỏe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Nữ nhân viên công chứng bị đánh: Cú đạp của sự bất lực!

Bệnh viện kêu cứu và an toàn của bệnh nhân
