Vật giá leo thang, nhiều công nhân muốn bỏ phố về quê
Đời sống - 13/03/2022 15:47 MẠNH ĐẠI
Bám trụ thành phố hơn 10 năm, gia đình chị Trang có ý định về quê khi vật giá leo thang, lương thưởng "giậm chân tại chỗ". Ảnh: Sỹ Bắc |
Đồng lương ít ỏi
Học hết lớp 12, để các em được đi học tiếp, chị Trang khăn gói vào TP. Biên Hòa (Đồng Nai) làm công nhân. Bốn năm sau, chị Trang gặp anh Cường, người cùng quê. Họ quen nhau chưa đầy một năm thì làm đám cưới.
“Cưới xong, vợ chồng tính ở lại TP. Biên Hòa làm công nhân một thời gian, dành dụm ít vốn rồi về quê cất cái nhà, làm nông như mọi người. Mấy năm trước, vợ chồng cũng từng bàn nhau về quê, rồi chần chừ ở lại làm công nhân tới bây giờ”, chị Trang kể.
Căn phòng nhỏ chưa đầy 15m2, được thuê với giá 1,8 triệu đồng/tháng trên đường Nguyễn Thông (P. An Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) là nơi ở của vợ chồng chị Trang và 2 con gái nhỏ. Căn phòng khá chật chội nhưng được chủ nhà thiết kế đầy đủ chức năng như khu bếp, nhà vệ sinh, gác lửng … Thuê phòng, vợ chồng chị Trang không cần phải sửa sang gì thêm, chỉ mua sắm đồ dùng, rồi chuyển vào ở.
Làm cùng công ty với vợ, với thâm niên hơn 10 năm, mức lương cơ bản của anh Nam là 6 triệu đồng/tháng. Với việc tăng ca liên tục (12 giờ mỗi ngày), cộng tiền phụ cấp mỗi tháng, anh Nam có mức thu nhập gần 10 triệu đồng. Năm 2021 dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Đồng Nai và toàn khu vực Đông Nam Bộ. Các nhà trẻ, trường học đều đóng cửa, chị Trang đành xin nghỉ làm để ở nhà trông con.
“Trước tôi làm công nhân tại một công ty may mặc trong KCN Amata (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) lương cơ bản là hơn 4 triệu đồng/tháng. Cả tăng ca, phụ cấp mỗi tháng thu nhập của tôi cũng được 5 đến 6 triệu đồng. Nhưng năm ngoái dịch Covid-19 bùng phát, con trẻ không có chỗ gửi, tôi phải ở nhà trông các cháu rồi nghỉ làm luôn tới bây giờ”, nữ công nhân 26 tuổi chia sẻ.
Chị Trang nhẩm tính, mỗi tháng vợ chồng chị phải chi 2,2 triệu đồng tiền nhà và điện, nước, tiền 2 đứa nhỏ đi học hết 2,6 triệu đồng, tiền xăng xe và điện thoại của 2 vợ chồng hết gần 1 triệu đồng. Nếu tháng nào thành viên trong gia đình đau ốm hay đám tiệc nhiều, vợ chồng chị Trang có thể chi tiêu âm vào tiền tiết kiệm.
“Hơn năm trước, chỉ cần 500 đến 700 nghìn đồng đi chợ, vợ chồng, con cái có thể ăn trong một tuần. Nhưng giờ rau, củ, quả tăng giá, giá thịt heo, gà, cá … cũng tăng giá, phải chi hơn 1 triệu đồng mới đủ. Gần đây, giá xăng tăng, giá các mặt hàng cũng dần tăng theo. Trong khi, lương cơ bản vẫn “giậm chân tại chỗ”, cứ đà này đi chợ là hết đồng lương”, chị Trang lo lắng.
Làm công nhân cả chục năm, vốn liếng của hai vợ chồng không quá 300 triệu đồng. Dù chưa biết về quê sẽ làm công việc gì nhưng vợ chồng chị Trang đã dự tính, nếu vật giá tiếp tục leo thang, thu nhập của hai vợ chồng vẫn “giậm chân tại chỗ”, chắc sẽ sớm bỏ phố về quê.
“Sinh sống ở đây hơn 10 năm rồi, chẳng ai muốn thay đổi, chuyển đi đâu hay về quê sống cả. Nhưng cực chẳng đã, cứ đà làm chỉ đủ chi tiêu, không tiết kiệm được gì, chắc vợ chồng tôi sẽ sớm về quê. Về đó chưa có việc thì ai thuê gì làm nấy, ở quê khó kiếm tiền nhưng được cái chi tiêu không nhiều, con cái đi học đỡ tốn,… rồi từ từ tính”, anh Cường tiếp lời vợ.
Đồng lương ít ỏi, công nhân chật vật vì giá cả thực phẩm tăng cao. Ảnh: Sỹ Bắc |
Vỡ mộng an cư
Ở trọ trên đường Đồng Khởi, P.Tân Hiệp (TP. Biên Hòa, Đồng Nai), anh Nam (38 tuổi, quê Gia Lai) đang là công nhân tại Công ty Toyota (KCN Biên Hòa 1, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) cũng ấp ủ ý định cùng vợ con bỏ phố về quê. Làm công nhân từ năm 22 tuổi, đến nay mức lương của anh Bình dao động từ 11 đến 12 triệu đồng/tháng, tính cả tăng ca và các khoản phụ cấp khác.
Vợ là công nhân tại một công ty giày dép trong KCN Amata (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) với mức lương gần 6 triệu đồng/tháng. Dù thu nhập của hai vợ chồng khoảng 17 đến 18 triệu đồng/tháng nhưng trừ chi tiêu hằng ngày, tiền học cho con, vợ chồng anh Nam chỉ tiết kiệm được vài triệu đồng/tháng.
“Năm 2017, vợ chồng tôi dự tính mua đất tại TP. Biên Hòa nhưng không thành. Lúc đó 2 vợ chồng có dư gần 50 triệu đồng. Đất giấy tờ tay (đất nông nghiệp, tự phân nền - PV) ở phường Long Bình, phường Trảng Dài (TP. Biên Hòa, Đồng Nai) diện tích 5x20m có giá 132 đến 200 triệu đồng/nền. Vợ chồng định xoay xở để mua nhưng không đủ tiền, khu đất chỗ đó hiện giá khoảng 700 đến 800 triệu đồng/nền”, anh Nam nhớ lại.
Gần đây, giá xăng tăng cao, chi phí sinh hoạt và thực phẩm cũng tăng theo, vợ chồng anh Nam dự tính bỏ phố về quê.
“Lúc mình có 50 triệu đồng thì giá đất hơn 150 đến 200 triệu đồng/nền, còn bây giờ mình có 100 triệu đồng thì giá đất đã 800 triệu đồng rồi. Lúc mới cưới, vợ chồng cũng bàn tính với nhau làm vài năm dành dụm mua nền đất, làm cái nhà định cư lại đây. Nhưng giá đất tăng nhanh, chi phí sinh hoạt ngày một đắt đỏ, giờ ý định đó đành gác lại. Ở quê bố mẹ tôi cho một mảnh đất vài trăm mét vuông rồi, sắp tới nếu công việc, lương thưởng vẫn thế này, vợ chồng, con cái tính về quê ở luôn”, anh Nam tâm sự.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được dùng làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận về lương. Đồng thời, mức lương tối thiểu vùng còn là căn cứ để chi trả nhiều chế độ khác cho người lao động, cho nên khi lương tối thiểu vùng thấp, dẫn đến tổng thu nhập của người lao động sẽ thấp.
Trong bối cảnh giá xăng dầu, thực phẩm, chi phí nhà ở, giáo dục và y tế cũng đồng loạt tăng theo, trong khi lương tối thiểu vùng chậm thay đổi, thu nhập của người lao động vì thế cũng “giậm chân tại chỗ”. Ngột ngạt, trầy trật, … tâm lý bỏ phố về quê dần xuất hiện nhiều trong suy nghĩ của những người công nhân.
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019, mức lương tối thiểu vùng từ năm 2020 đến nay tại Đồng Nai đang áp dụng như sau: Vùng 1 là 4.420 triệu đồng/tháng gồm các địa phương: TP. Biên Hòa, TP. Long Khánh, huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom; vùng 2 là 3.920 triệu đồng/tháng gồm các huyện: Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất; vùng 3 là 3.430 triệu đồng/tháng gồm các huyện: Tân Phú và Cẩm Mỹ. |
Giá nhà ở TP. HCM tăng cao: Giấc mơ "an cư, lạc nghiệp" của người lao động khó thành |
Lương của công nhân tại các KCN chưa tiệm cận được mức sống tối thiểu |
Giá nhà trên trời và giấc mơ dưới đất |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?