Thứ sáu 29/03/2024 00:59

Giá nhà ở TP. HCM tăng cao: Giấc mơ "an cư, lạc nghiệp" của người lao động khó thành

Đời sống - MẠNH ĐẠI

Mong muốn an cư tại trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nhiều gia đình công nhân lao động nhập cư cố gắng bám trụ, tiết kiệm tiền… nhưng giấc mơ khó thành khi mà giá nhà đất liên tục tăng cao.
Giá nhà đất liên tục tăng cao, khiến cơ hội an cư của dân nhập cư tại TP.HCM ngày một ít đi. Ảnh: Sỹ Bắc
Giá nhà đất liên tục tăng cao, khiến cơ hội an cư của dân nhập cư tại TP. HCM ngày một ít đi. Ảnh: Sỹ Bắc

Kế hoạch tiết kiệm để mua nhà bị... "phá sản"

Quan điểm “an cư, lạc nghiệp” in sâu trong tâm trí người Việt, nhất là đối với những người nhập cư từ tỉnh lẻ đến nơi phố thị. Với họ, có một căn nhà mang ý nghĩa ổn định, đảm bảo sự vững chắc cho tương lai sau này.

Vì lẽ đó, họ không ngại khó khăn, tiết kiệm chi tiêu, chỉ mong sớm có một căn nhà của riêng mình. Nhưng với tình hình thị trường bất động sản (BĐS) tại TP. HCM tăng trưởng "nóng" trong nhiều năm qua, giấc mơ an cư dần trở nên khó thành hiện thực.

Mong muốn có một căn nhà sinh sống tại thành phố mang tên Bác, vợ chồng chị Thương (quê Bình Định) đã nhiều năm nay chấp nhận thuê phòng trọ chật chội để tiết kiệm chi phí. Với mức thu nhập của hai vợ chồng hơn 20 triệu đồng/tháng, trừ chi phí sinh hoạt gia đình, tiền học của cậu con trai 3 tuổi, vợ chồng chị Thương vẫn cố gắng để dành 10 triệu/tháng với mong ước sẽ có một căn nhà ở trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

Thế nhưng, sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, giá xăng dầu tăng cao khiến mọi chi phí sinh hoạt tăng đáng kể. Trong khi thu nhập của vợ chồng hằng năm chỉ tăng bình quân 5%.

Chưa dừng lại ở đó, giá bán sơ cấp thị trường BĐS TP. HCM tiếp tục tăng mạnh, khiến giấc mơ an cư của vợ chồng chị Thương ngày một khó thành.

“Ra trường 6 năm thì vợ chồng tôi làm đám cưới, cả hai vợ chồng đều muốn bám trụ lại thành phố sinh sống. Bởi về quê vợ chồng tôi cũng chưa biết làm gì. Nhưng gần đây, chí phí sinh hoạt ngày một tăng, rồi tiền học của con nhỏ,… kế hoạch tiết kiệm của gia đình phải thay đổi. Trong khi, giá nhà ở tại TP. HCM tăng quá nhanh, với tài chính của vợ chồng hiện tại, thực sự chúng tôi chưa dám nghĩ tới việc mua nhà lúc này”, chị Thương tâm sự.

Cùng cảnh “tha phương cầu thực”, vợ chồng anh Vũ - chị Mơ (quê Nghệ An) cũng chưa dám mơ mua nhà tại TP. HCM, dù thu nhập của 2 vợ chồng gần 30 triệu đồng/tháng.

“Hơn 5 năm nay, vợ chồng tôi chấp nhận thuê căn phòng trọ nhỏ rộng hơn 10 mét vuông, có gác lửng để tiết kiệm tiền sau này mua nhà. Nhưng chi phí tại thành thị quá đắt đỏ, chưa kể lúc con cái đau ốm. Cả hai vợ chồng đều mong muốn có một căn nhà riêng để gia đình sinh sống cho bớt ngột ngạt nhưng thu nhập vừa đủ trang trải cuộc sống, tiền mua nhà không biết lấy ở đâu. Có lẽ mấy năm nữa khi hai đứa con khôn lớn,vợ chồng tôi sẽ về quê”, anh Vũ thở dài nói.

Những người dân nhập cư chấp nhận ở phòng trọ trật trội, cần kiệm … với mong muốn có một căn nhà của riêng mình. Ảnh: Sỹ Bắc

Những người dân nhập cư chấp nhận ở phòng trọ chật chội với mong muốn dành dụm tiền để có một căn nhà của riêng mình. Ảnh: Sỹ Bắc

Hầu như không có dự án giá “mềm”

Theo báo cáo tổng quan thị trường BĐS TP. HCM quý 4/2021 của Savills Việt Nam, thị trường nhà ở tại TP. HCM ghi nhận riêng với dòng sản phẩm căn hộ, các dự án ở phân khúc trung bình đang có giá bán lên đến 56,5 triệu đồng/mét vuông. Trong khi đó, phân khúc nhà giá rẻ hầu như không có dự án nào mới được đưa ra thị trường.

Thị trường tại các khu vực lân cận, ghi nhận giá bán căn hộ trung bình ở TP. Thuận An (Bình Dương) hiện đạt 40,8 triệu đồng/ mét vuông thông thủy và con số này ở TP. Dĩ An (Bình Dương) là 37 triệu đồng/mét vuông thông thủy. Trong khi đó, giá bán trung bình của căn hộ hạng C tại TP. Thủ Đức (TP. HCM) là 41,8 triệu đồng/mét vuông thông thủy.

Ghi nhận của phóng viên, giá nhà đất tại TP. HCM đang trên đà tăng mạnh đầu năm 2022. Cụ thể như: đất nền ở Khu dân cư Đông Thủ Thiêm, phường Bình Trưng Đông (Q.2 cũ) có giá từ 70 triệu đến hơn 76 triệu đồng/mét vuông. Đất nền ở các dự án Nam Long, Kiến Á, Phú Nhuận ở phường Phước Long B (Q.9 cũ) đường 12m có giá từ 62 đến 65 triệu đồng/mét vuông. Riêng nhà phố tại các quận vùng ven như: Q.Gò Vấp, Q.12, Q.Bình Tân, Q.8 và TP. Thủ Đức giá cũng tăng từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng/căn.

Anh Lợi, một môi giới bất động sản tại thị trường TP. HCM nhiều năm cho biết, có nhiều vợ chồng cầm trong tay 1 tỷ đồng nhưng vẫn không tìm được nhà. Căn hộ được xem là lựa chọn thích hợp nhất đối với tài chính eo hẹp của công nhân lao động ở thời điểm hiện tại. Nhưng tại TP. HCM mức giá căn hộ trung bình đang ở mức quá cao, trên 40 triệu đồng/mét vuông.

Với mức thu nhập của cán bộ, viên chức, người lao động dưới 15 triệu/tháng, rất khó để mua nhà ở thời điểm này. Bởi chi phí sinh hoạt, giáo dục và y tế… đã "bào mòn" gần hết thu nhập của họ. Việc bảo đảm khoản vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng để mua nhà là không khả thi.

Cụ thể, một căn hộ hạng C tại TP. Thủ Đức đang có giá trên 2,5 tỷ đồng/căn. Với tài chính cá nhân ở mức 1 tỷ đồng, người mua nhà cần vay thêm ít nhất 1,5 tỷ đồng từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng tương đương. Với kỳ hạn vay là 25 năm, tiền lãi vay phải trả mỗi tháng cho khoản nợ 1,5 tỷ đồng tại ngân hàng sẽ ở mức 17 đến 18 triệu đồng/tháng. Như vậy, khả năng mua nhà của cán bộ, viên chức, người lao động đã quá khó, đối với người có mức thu nhập trung bình và thấp thì giấc mơ càng xa vời.

Chia sẻ với báo giới, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho biết, đang có sự lệch pha về cung cầu lẫn các phân khúc nhà ở tại TP. HCM. Giai đoạn 2016 - 2020, TP. HCM phát triển 15.000 căn nhà ở xã hội, chỉ đạt 75% kế hoạch.

Đồng thời ông Châu cũng cho biết, năm 2021, TP. HCM hầu như không có căn hộ giá dưới 30 triệu đồng/mét vuông. Nhiều dự án dự kiến bán với giá "mềm", dưới 35 triệu đồng/mét vuông, song do mất cân đối cung cầu nên sau đó lại đẩy giá lên quá cao.

Giá nhà trên trời và giấc mơ dưới đất Giá nhà trên trời và giấc mơ dưới đất

Bất chấp hàng loạt chỉ đạo cùng yêu cầu xử lý, chấn chỉnh những bất cập liên quan đến vụ đấu giá đất Thủ Thiêm ...

Xung đột Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho thị trường Bất động sản Việt Nam Xung đột Nga - Ukraine: Kịch bản nào cho thị trường Bất động sản Việt Nam

Dư chấn từ cuộc xung đột Nga - Ukraine đã gây ra căng thẳng cho nền kinh tế, tài chính toàn cầu. Trong vòng xoáy ...

Bình Dương kiến nghị vay 10.000 tỷ đồng để xây dựng thêm 1 triệu căn nhà cho công nhân Bình Dương kiến nghị vay 10.000 tỷ đồng để xây dựng thêm 1 triệu căn nhà cho công nhân

Để tạo điều kiện sống tốt hơn cho người lao động về vấn đề nhà ở, tỉnh dự kiến những năm tới sẽ xây dựng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Chàng trai 14 năm tình nguyện vá đường

Đời sống -

Chàng trai 14 năm tình nguyện vá đường

Làm việc tốt có nhiều cách nhưng chọn cách đi vá đường như Phạm Văn Hiếu chắc không nhiều. 14 năm qua cứ gặp đoạn đường nào bị hỏng là Hiếu vá đường để người tham gia giao thông đi lại được an toàn.

Tăng lương tối thiểu 200.000 - 280.000 đồng để đảm bảo mức sống tối thiểu

Đời sống -

Tăng lương tối thiểu 200.000 - 280.000 đồng để đảm bảo mức sống tối thiểu

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành để áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Cần đảm bảo công bằng khi tăng lương hưu

Đời sống -

Cần đảm bảo công bằng khi tăng lương hưu

Với mức đề xuất tăng lương hưu 8% từ 1/7/2024 của ngành Bảo hiểm xã hội, cán bộ hưu trí bày tỏ nhiều tâm tư, mong muốn có một mức tăng thỏa đáng để cho họ đỡ thiệt thòi.

Công bố giải thưởng tuần 1 cuộc thi video clip "Chuyện đời tôi"

Đời sống -

Công bố giải thưởng tuần 1 cuộc thi video clip "Chuyện đời tôi"

Video chủ đề bữa cơm gia đình của TikToker Trâm Mốc thu hút hơn 63 nghìn lượt xem, nhận giải thưởng tuần 1 cuộc thi "Chuyện đời tôi".

Nếu lương hưu tăng 15%, cuộc sống của hưu trí có nhàn hơn?

Người lao động -

Nếu lương hưu tăng 15%, cuộc sống của hưu trí có nhàn hơn?

Đề xuất lương hưu tăng 15% từ ngày 1/7/2024 là thông tin đang được những người hưu trí đón nhận với nhiều tâm trạng khác nhau.

Doanh nghiệp dồi dào đơn hàng, người lao động phấn khởi tăng ca

Đời sống -

Doanh nghiệp dồi dào đơn hàng, người lao động phấn khởi tăng ca

Từ cuối năm 2023 đến nay, nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã phục hồi đơn hàng, người lao động phấn khởi khi được tăng ca, cải thiện thu nhập.

Bản tin công nhân: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương

Bản tin công nhân ngày 28/3/2024 gồm những nội dung chính sau: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương; Nhà trọ công nhân - người ưu tiên giá rẻ, người chọn an ninh; Hòa Bình: Thêm khu công nghiệp, cơ hội việc làm cho hành nghìn người...

Đề xuất hai phương án mới nhất về rút bảo hiểm xã hội một lần Tôi công nhân

Đề xuất hai phương án mới nhất về rút bảo hiểm xã hội một lần

Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã có báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi), sẽ cho ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Trong đó đưa ra 2 phương án về rút BHXH một lần.

Talk Công đoàn: Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại

Đồng chí Vàng A Lả - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La chia sẻ trên Talk Công đoàn về việc kêu gọi các nguồn lực để chăm lo cho đoàn viên và người lao động.

Thể lệ cuộc thi về Fanpage công đoàn cơ sở ngành Dệt May Việt Nam Infographic

Thể lệ cuộc thi về Fanpage công đoàn cơ sở ngành Dệt May Việt Nam

Công đoàn Dệt May Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi xây dựng và quản trị Fanpage Công đoàn cơ sở năm 2024.
Bản tin công nhân: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh

Bản tin công nhân ngày 27/3 gồm những nội dung chính sau: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh; Vì sao thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng? Trả lương “chín chữ số” mỗi tháng, doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm nhân lực...

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ thúc đẩy hợp tác vì người lao động Video

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ thúc đẩy hợp tác vì người lao động

Chiều ngày (19/3), tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, đã diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ nhằm thúc đẩy hợp tác vì người lao động.

Đọc thêm

Trợ cấp cho người có công với cách mạng sẽ tăng từ 1/7/2024

Đời sống -

Trợ cấp cho người có công với cách mạng sẽ tăng từ 1/7/2024

Người có công với cách mạng sẽ được tăng trợ cấp khi cải cách tiền lương thực hiện toàn diện từ ngày 1/7/2024.

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH: Bộ Tài chính đề nghị tính toán lại mức phù hợp

Người lao động -

Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH: Bộ Tài chính đề nghị tính toán lại mức phù hợp

Bộ Tài chính đề nghị Bộ LĐ-TB&XH xem lại đề xuất tăng lương hưu, các khoản trợ cấp vì kinh phí tăng lên vượt khả năng cân đối của ngân sách.

Cô gái Khmer với hành trình “làm hoa rót mật cho đời”

Đời sống -

Cô gái Khmer với hành trình “làm hoa rót mật cho đời”

Cầm cố hết tài sản để mong có được “mật ngọt”, nhưng những gì chị Chal Thi nhận được lại là “quả đắng”. Trong lúc ấy, chị đã không buông xuôi, ngày ngày cần mẫn như con ong “làm hoa rót mật cho đời”.

Trà Vinh: Tạo điều kiện cho người đi lao động nước ngoài

Thị trường lao động -

Trà Vinh: Tạo điều kiện cho người đi lao động nước ngoài

Tỉnh Trà Vinh có nhiều chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho những người đi lao động ở nước ngoài. Qua đó, không chỉ giải quyết công ăn việc cho người dân, mà còn giúp họ vươn lên khấm khá, xây dựng quê hương phát triển…

Giáo viên băn khoăn khi cải cách lương bỏ phụ cấp thâm niên

Đời sống -

Giáo viên băn khoăn khi cải cách lương bỏ phụ cấp thâm niên

Bắt đầu từ 01/7/2024, lương giáo viên sẽ thay đổi theo nguyên tắc cùng mức độ phức tạp công việc sẽ có mức lương như nhau, không còn chế độ phụ cấp thâm niên. Chính vì thế, không ít giáo viên bày tỏ những băn khoăn.

Nhọc nhằn nghề "bảo mẫu" cho những mảnh đời bất hạnh

Đời sống -

Nhọc nhằn nghề "bảo mẫu" cho những mảnh đời bất hạnh

Được ví như “bảo mẫu”, các nhân viên công tác xã hội Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lâm Đồng cần mẫn mỗi ngày, trao yêu thương cho những mảnh đời bất hạnh. Họ cũng rất mong có thêm chính sách ưu đãi xứng đáng.

Những lao động vất vả mưu sinh ở lò than

Đời sống -

Những lao động vất vả mưu sinh ở lò than

Người ta hay ví von rằng: “Những người phụ nữ làm than ở Xuân Hòa nổi lửa, mang sự ấm áp đến mọi nhà nhưng bản thân mình luôn lem luốc”.

Vụ ngừng việc tập thể ở Đồng Nai: Tất cả công nhân đã trở lại làm việc

Đời sống -

Vụ ngừng việc tập thể ở Đồng Nai: Tất cả công nhân đã trở lại làm việc

Hơn 1.700 công nhân Công ty TNHH Timber Industries đã trở lại làm việc bình thường sau ngừng việc tập thể.

“Tôi được sống thêm lần nữa!”

Đời sống -

“Tôi được sống thêm lần nữa!”

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo, cô giáo Tường được công đoàn kêu gọi hỗ trợ kinh phí ghép thận.

Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Đời sống -

Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Khi những hạn chế về hạ tầng, thu hút đầu tư... dần được khắc phục đã giúp người lao động an tâm làm việc trên chính quê hương của mình.