Lương của công nhân tại các KCN chưa tiệm cận được mức sống tối thiểu
Đời sống - 10/03/2022 07:00 TRẦN THỊ NGUYỆT- Phó Chủ tịch Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An
Trải lòng của những nữ chiến sĩ áo trắng trong ngày 8/3 Nghệ An: Những bông hoa đẹp nhất dành tặng nữ cán bộ, nhân viên y tế Cầu nối đưa công nhân lao động đến với Đảng |
Đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh Nghệ An, Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An thăm hỏi, nắm bắt tình hình lương, thu nhập cũng như các kiến nghị của NLĐ. Ảnh: MAI LIỄU |
Công nhân làm thêm mới đủ chi tiêu tối thiểu
Theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP ngày 15/11/2019, mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến nay đang áp dụng như sau: Vùng 1 là 4,420 triệu đồng/tháng, vùng 2 là 3,920 triệu đồng/tháng, vùng 3 là 3,430 triệu đồng/tháng, vùng 4 là 3,070 triệu đồng/tháng. Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được dùng làm cơ sở để doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận về lương. Đồng thời, mức lương tối thiểu vùng còn là căn cứ để chi trả nhiều chế độ khác cho NLĐ, cho nên khi lương tối thiểu vùng thấp dẫn đến tổng thu nhập của NLĐ sẽ thấp.
Bà Nguyễn Thị Loan - Phó Trưởng Phòng Quản lý doanh nghiệp và Lao động, Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An cho biết: “Lương công nhân ở Nghệ An thuộc vùng 3, vùng 4. Các doanh nghiệp ở đây chi trả lương không thấp hơn mức tối thiểu vùng, có doanh nghiệp trả cao hơn lương tối thiểu vùng nhưng nhìn chung là tiền lương còn thấp. Doanh nghiệp cho rằng họ cũng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, sản xuất đình trệ, chi phí phòng, chống dịch tốn kém nên chưa thể tăng lương trong giai đoạn này”.
Cụ thể, 70% doanh nghiệp trả lương theo lương tối thiểu vùng, 30% doanh nghiệp trả cao hơn lương tối thiểu vùng từ 100 đến 600 nghìn đồng/tháng, ngoài ra, doanh nghiệp trả thêm các loại phụ cấp như: chuyên cần, thâm niên, xăng xe, nhà ở,… Tổng thu nhập bình quân gồm lương và các phụ cấp chưa tính làm thêm là từ 4,4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Tổng thu nhập bình quân bao gồm cả làm thêm từ 5 triệu đồng đến 7,5 triệu đồng.
Công nhân Khu công nghiệp Bắc Vinh vội vàng đi chợ tạm sau giờ tan ca. Ảnh: MAI LIỄU |
Với mức thu nhập bao gồm tiền làm thêm, công nhân chỉ đủ để chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu như: Lương thực, thực phẩm, chi trả tiền thuê nhà ở, đi lại, nuôi con,... nên đời sống còn rất khó khăn. Điều này cũng là một yếu tố tác động rất lớn đến tinh thần của công nhân.
Giờ tan ca, tôi theo chân công nhân lao động ra chợ tạm trước cổng Công ty TNHH Matrix (KCN Bắc Vinh), có thể thấy rõ sự lưỡng lự, chắt chiu trong mua sắm cũng như những thiệt thòi của công nhân lao động. Các quầy hàng bán thực phẩm được bày bên lề đường, đồ ăn bán cho công nhân lao động có giá rẻ nhưng phần lớn không được tươi ngon.
Chị Phan Thị Huyền, công nhân Công ty TNHH Matrix, quê ở Yên Thành chia sẻ: “Bình quân thu nhập của tôi bao gồm cả tiền làm thêm là khoảng 5 triệu đồng đến 5,5 triệu đồng/tháng. Tôi phải chỉ tiêu rất dè dặt, mỗi lần đi chợ tiêu khoảng 20 đến 50 nghìn đồng để mua ít thịt hoặc quả trứng, đậu phụ, mớ rau. Bởi tiền lương còn phải dùng chi trả tiền thuê phòng trọ 500 nghìn đồng/tháng, tiền gửi về quê nuôi con ăn học,... Hầu hết chúng tôi khi đi làm về thì trời đã gần tối nên việc đi chợ, nấu ăn cũng chỉ qua loa, rồi ngủ sớm để mai còn làm việc".
Đến một khu nhà trọ trong KCN Bắc Vinh, qua trao đổi với công nhân lao động, họ cũng chỉ có mức ăn bình quân từ 10 nghìn đồng đến 13 nghìn đồng/suất. Bữa ăn của công nhân lao động, chủ yếu là canh, cà, đậu phụ, trứng, cá kho hoặc ít thịt; thực đơn nghèo nàn, không đủ dinh dưỡng.
Bữa ăn của công nhân lao động đạm bạc, qua loa, "thắt lưng buộc bụng". Ảnh: MAI LIỄU |
Tại dãy trọ, tôi gặp bà Nguyễn Thị Huyền (60 tuổi, quê huyện Kỳ Sơn) đang bế đứa cháu nhỏ 10 tháng tuổi. Mẹ bé là chị Nguyễn Thị Lan (SN 1990), đang làm công nhân cho một công ty may mặc tại KCN Bắc Vinh.
Bà Huyền chia sẻ: "Mẹ nó đi làm từ 7 giờ đến 18 giờ mới về. Làm việc quần quật như thế nhưng lương cũng chỉ khoảng 5,5 triệu đồng đến 6 triệu đồng/tháng. Trong khi phải gồng gánh các chi phí nuôi 2 bà cháu ăn uống, mua sữa cho con, tiền bỉm, tiền nhà trọ, tiền điện, nước... Đợt nào công ty không tăng ca thì cuộc sống vô cùng khó khăn, chật vật".
Tại KCN VSIP, tôi gặp một gia đình gồm hai vợ chồng công nhân làm việc trong KCN đang nuôi hai con nhỏ, cả nhà chỉ thuê một phòng trọ rộng hơn chục mét vuông, giá 1,5 triệu đồng/tháng, rất chật chội.
Hai vợ chồng họ chia sẻ: “Mức thu nhập của hai vợ chồng dao động từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng/tháng, tính cả làm thêm giờ. Riêng tiền nuôi hai đứa con (một đứa 4 tuổi, một đứa 2 tuổi) lên tới 5 đến 6 triệu đồng. Con đầu phải gửi cho ông bà ngoại nuôi giúp. Thu nhập phải chia một phần tiền thuê nhà, một phần cho chi phí sinh hoạt, phần còn lại gửi về cho ông bà ngoại nên chẳng tích góp được bao nhiêu. Mà chi phi đó là trong điều kiện các thành viên trong gia đình đều khỏe mạnh, nếu chẳng may một người bị ốm đau thì cuộc sống gia đình sẽ đảo lộn".
Rất đông công nhân lao động Nghệ An chọn sống tại các phòng trọ chật hẹp, xuống cấp để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Ảnh: MAI LIỄU |
Bà Nguyễn Thị Bình, chủ dãy trọ số 394, đường Đặng Thai Mai (TP. Vinh) cho biết: "Công nhân ở trọ cuộc sống rất chật vật,·lương thấp rồi gặp dịch Covid-19 nên càng khó khăn. Hằng tuần, ngày Chủ nhật, công nhân phải về quê xin gạo, rau, thịt,… từ gia đình để dành nấu ăn dần. Nhiều trường hợp sau khi sinh con, không có chỗ gửi trẻ nên họ rời KCN về quê nuôi con nhỏ. Công nhân ở đây rất chăm làm thêm và sống rất tiết kiệm”.
Từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước xảy ra 28 cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, riêng Nghệ An có 4 cuộc ngừng việc. Hầu hết các cuộc ngừng việc nguyên nhân chủ yếu là do tiền lương, tiền công, thu nhập thấp, chất lượng bữa ăn ca chưa tốt... Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An cũng đã nắm bắt các vướng mắc, kiến nghị của người lao động. Đa số công nhân tại KCN đều mong muốn Nhà nước điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng.
Thu nhập thấp, thu hút lao động gặp nhiều khó khăn
Theo thống kê của Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An, hiện nay, số lao động làm việc trong KCN có sự biến động rất lớn, chỉ đạt 50 đến 65%. Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại, số F0 tăng nhanh, công nhân bất an về dịch bệnh. Công nhân cho rằng thu nhập thấp nên họ không muốn đi làm trong hoàn cảnh dịch bệnh. Ngoài ra, cũng có nhiều người tìm kiếm cơ hội làm việc tại các tỉnh khác, chuyển làm việc khác như: đi làm thợ xây, phụ hồ, bán hàng hoặc đi xuất khẩu lao động…
Hiện nay, doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp của Nghệ An rất khó khăn trong việc tuyển dụng lao động. Ảnh: MAI LIỄU |
Anh Phạm Văn Dũng (huyện Nghĩa Đàn) là công nhân lao động tại miền Nam trở về Nghệ An trong đợt dịch năm 2021 chia sẻ: “Hiện nay mức lương, thu nhập bình quân của NLĐ làm việc tại Nghệ An vẫn còn thấp so với nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước từ 3 đến 5 triệu đồng. Trong khi đó giá tiêu dùng, sinh hoạt phí của Nghệ An vẫn ở mức cao so với nhiều địa phương trong cả nước, như Bình Dương, Đồng Nai. Ví dụ, ở Bình Dương, tôi ăn bát phở chỉ 15.000 đồng thì về Nghệ An ăn phở đến 25.000 đồng, trong khi đó tiền thuê trọ lại đắt hơn tại Bình Dương. Tôi đã vào làm việc trong một công ty ở Nghệ An được một tuần nhưng phải nghỉ, đằng nào cũng đi thuê trọ nên tôi chọn nơi có thu nhập tốt hơn".
Bà Nguyễn Thị Loan, Phó Trưởng Phòng Quản lý doanh nghiệp và Lao động, Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An cho biết: “Hiện trong KKT đang thiếu hụt nguồn nhân lực lớn nhưng công tác tuyển dụng lại gặp nhiều khó khăn. Hầu hết số lao động từ miền Nam, miền Bắc trở về Nghệ An cũng không “mặn mà” ở lại quê hương. Trước mắt KKT cần thu hút khoảng 10.000 lao động để đáp ứng yêu cầu sản xuất cho các đơn hàng đã đặt. Trong năm 2022, số lao động cần thu hút là hơn 20.000 người; từ nay đến năm 2025 cần thu hút thêm khoảng 60.000 đến 70.000 người. Thu hút lao động đang là bài toán rất khó khăn nếu không có cải cách tiền lương tối thiểu từ Nhà nước và chính sách cải thiện thu nhập cho NLĐ từ chính các doanh nghiệp”.
Trải lòng của những nữ chiến sĩ áo trắng trong ngày 8/3 Sáng 8/3, LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị Biểu dương điển hình nữ cán bộ, nhân viên ngành Y tế tham gia ... |
Ngôi nhà 4 mặt tiền Không phải trường học, không phải bệnh viện hay công trình công cộng, kinh doanh... Kon Tum có một ngôi nhà, sân vườn với diện ... |
Nỗi lo của công nhân F0 điều trị cách ly tại khu trọ Số ca mắc Covid-19 tại các khu công nghiệp liên tục tăng cao khiến công nhân F0 lo lắng khi phải điều trị tại khu ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?