Đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần, NLĐ có được truy lĩnh bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Sổ tay pháp luật - 06/05/2024 11:42 Văn Quân
Đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm những ai? |
Ảnh minh hoạ. |
Hiện nay, người lao động bắt buộc phải tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, có thể thấy BHXH và BHTN là hai chế độ hoàn toàn khác nhau và không triệt tiêu lẫn nhau.
Chính vì thế mà người lao động đã hưởng BHXH một lần không ảnh hưởng đến việc người lao động truy lĩnh BHTN.
Người lao động đã hưởng BHXH một lần vẫn được truy lĩnh BHTN khi đảm bảo đủ 4 điều kiện sau: + Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. + Trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên. + Đã nộp đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. + Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm việc làm. |
Vì vậy để hưởng nốt quá trình đóng BHTN sau khi rút BHXH một lần thì người lao động cần phải đi làm và tiếp tục đóng bảo hiểm trở lại.
Sau đó, khi người lao động nghỉ việc, quyền lợi về BHTN của người lao động sẽ được tính trên tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng (bao gồm cả thời gian đóng BHXH trước đây trước khi rút BHXH một lần).
Thủ tục truy lĩnh BHTN sau khi rút BHXH một lần sẽ phức tạp hơn do cơ quan bảo hiểm thu hồi lại sổ bảo hiểm.
Video: Luật sư Đặng Văn Thanh - Công ty Luật Bảo Tín, Đoàn Luật sư TP Hà Nội
Chuyên gia giải đáp về việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp Chương trình giao lưu trực tuyến của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam giải đáp nhiều vấn đề "nóng" như bảo hiểm thất nghiệp, ... |
Thêm trường hợp được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 15/2/2024 Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), khoản 4 điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH đã bổ sung thêm một trường hợp được tính bảo ... |
Đề xuất bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm những ai? Trong dự thảo tờ trình gửi Chính phủ về Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề ... |
Tin cùng chuyên mục
Sổ tay pháp luật - 01/12/2024 08:43
Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?
Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Sổ tay pháp luật - 30/11/2024 18:28
Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.