Người mất việc, lưới an sinh và những bất cập chính sách
Kinh tế - Chính sách - 01/12/2022 16:28 Quốc Thắng QUỐC THẮNG
“Khi mất việc, bạn tìm ai?”. Trong khoảng hơn 100 công nhân tôi phỏng vấn trên vỉa hè Quốc lộ 13 - Bình Dương ở thời điểm họ đón xe về quê sau cú sốc mất việc thì phần lớn câu trả lời là: “Tìm Trung tâm Dịch vụ việc làm”. Nhưng “Bạn đến để làm gì?” thì câu trả lời đều chỉ liên quan đến thủ tục hành chính trợ cấp thất nghiệp. Vậy là đã rõ, họ không xem Trung tâm Dịch vụ việc làm là nơi để có một việc làm mới và cũng ít tìm đến các sàn giao dịch điện tử trên thị trường để tìm việc. Kích thước mẫu điều tra của tôi chưa đủ lớn nhưng cho thấy một sự thật đang diễn ra. Tháng trước, khi 1.185 công nhân Công ty Tỷ Hùng ở TP.HCM mất việc, Công ty May An Phước, chi nhánh KCN Tân Bình đến treo biển tuyển công nhân trước cổng Công ty Tỷ Hùng. Cách đây hai tuần, Công ty TNHH Vina O’Shoe ở Hà Nội chủ động xin thông tin liên lạc để kết nối, tạo việc làm cho những lao động mất việc của Tỷ Hùng sau khi đọc được những bài phản ánh của báo chí. Vui đấy, nhưng để cho doanh nghiệp phải chủ động làm những việc này cho thấy vai trò mờ nhạt hoặc cách tổ chức chưa hợp lý liên quan đến khủng hoảng mất việc của chúng ta.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: thuvienphapluat.vn |
“Khi mất việc, bạn làm gì?”. Ở đâu có tỷ lệ người lao động (NLĐ) được giải quyết chế độ thất nghiệp cao và càng nhanh chóng, ở đó cho thấy hệ thống an sinh xã hội càng hoàn thiện. Nhưng, có một điều quan trọng, cần xem xét tính chất của số lượng lao động nhận trợ cấp thất nghiệp: Vì trình độ, tuổi tác nên không tìm được việc làm, vì muốn nghỉ ngơi, hay vì họ nghĩ có lợi hơn là đi làm?
Công ty TNHH May Shin Dong ở Quận 12, TP.HCM là một trong nhiều trường hợp, cho biết, tháng trước, có gần 300 công nhân vừa mất việc đến liên hệ phỏng vấn nhưng kết quả chỉ có 9 người nhận việc. Lý do khiến họ, cũng như những công nhân ở Bình Dương tôi đã nói đến trên đây, không đồng ý làm chính thức là vì nếu ký hợp đồng lao động và tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì họ không thể hưởng trợ cấp thất nghiệp. Lập luận của họ là: Trợ cấp thất nghiệp chỉ được hưởng tối đa 12 tháng, nếu tiếp tục đi làm thì quyền lợi cũng chỉ dừng lại ở 12 tháng. Đó là chưa nói đến việc, trong bối cảnh hiện nay, một việc làm mới rất có thể bị mất, và rất có thể có mức lương thấp hơn, lúc đó, trợ cấp thất nghiệp cũng sẽ thấp. Hưởng trợ cấp thất nghiệp và kiếm một việc làm thời vụ được cho là khôn ngoan.
Bất hợp lý đã hiện rõ: Trong khi nguyên tắc của BHTN là được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHTN (quy định tại Điều 41, Luật Việc làm năm 2013) nhưng việc quy định mức hưởng tối đa là 12 tháng trợ cấp thất nghiệp đang vi phạm nguyên tắc này khi giới hạn thời gian tính hưởng chỉ dưới 12 năm đóng.
Một câu hỏi khác: Chuyện gì sẽ xảy ra khi dự đoán tình hình suy giảm đơn hàng còn kéo dài đến hết quý I năm 2023 và có thể sẽ có nhiều công ty đóng cửa nằm trong danh sách nợ BHXH, BHYT, BHTN hơn 24.500 tỉ đồng tính đến tháng 6-2022? Hãy lấy ví dụ: Một lao động đã luống tuổi, khó tìm việc làm có hợp đồng, nghỉ khi doanh nghiệp nợ BHXH nên được chốt và trả sổ BHXH chậm. Họ sẽ không đáp ứng đủ điều kiện “Người đang đóng BHTN là người có tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐ làm việc đã đóng BHTN” (Thông tư 04/2013/TT-BLĐTBXH). Trong thị trường lao động, đối tượng yếu thế là trường hợp các chính sách an sinh hướng đến đầu tiên. Với trường hợp này, BHTN, với tư cách là một chính sách an sinh xã hội bảo đảm hay bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm chưa đi đúng với tinh thần của nó.
Chúng ta thường nói đến “dân số vàng” nhưng “lao động chưa vàng” do tỷ lệ qua đào tạo thấp từ các chương trình mà quên mất khía cạnh này: “lao động chưa vàng” còn có phần do chính sách an sinh. Dữ liệu, khung chính sách của đối tượng này chúng ta nắm chắc, nhưng họ có nguy cơ rơi vào “tầng mất tích” trong lưới an sinh, ít nhất là trong một giai đoạn nào đó.
Chừng nào chúng ta còn phân biệt giữa lao động chính thức và lao động phi chính thức bằng ranh giới loại hình bảo hiểm là lúc chính sách an sinh chưa hoàn thiện. Chừng nào pháp luật chưa quy định khái niệm “lao động chui”, “việc làm đen”, “lao động không khai báo”, “việc làm bất hợp pháp” đối với tất cả các công việc có thỏa thuận, mang lại thu nhập hoặc đối với người có thu nhập và khả năng chi trả ở ngưỡng phải chịu thuế thu nhập cá nhân là lúc NLĐ còn có nguy cơ thiệt thòi. Câu chuyện không thể làm trong một sớm một chiều nhưng sẽ không thể không làm.
Vậy là, lập luận hoặc là tình thế “chịu trận” của công nhân - những người đang ở trong tình huống không mong muốn nêu trên khi đi tìm ai, làm gì sau mất việc, cho thấy sự bất cập của chính sách an sinh hiện hành.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() “Không thể điều hành thị trường xăng dầu bằng biện pháp hành chính!”. Thủ tướng Phạm Minh Chính nói rõ như vậy chiều qua khi ... |
![]() Sau hàng loạt những tranh cãi, góp ý và phê phán của khán giả về việc VTV đưa các hot girl lên sóng bình luận ... |
![]() Bữa tiệc thể thao quan trọng có thể nói nhất hành tinh đã bắt đầu bày ra trước mắt. Những người hâm mộ cũng hào ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 25/03/2023 16:13
Dám nghĩ, dám làm nhưng ai dám chịu trách nhiệm?
Bộ Nội vụ vừa hoàn thành dự thảo nghị định quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Nếu được thông qua và sớm thực thi đây sẽ là cơ sở để những trì trệ lâu nay do sợ trách nhiệm sẽ dần được xóa bỏ. Nhưng liệu có dễ triển khai trên thực tế?

Kinh tế - Chính sách - 24/03/2023 13:08
Tiếp viên vô tình, Vietnam Airlines có vô can?
4 tiếp viên Vietnam Airlines nhận vận chuyển hàng hóa mà trong đó là hơn 11kg ma túy đã được trả tự do vì chưa đủ cơ sở xử lý hình sự, vụ án chấn động này đã được khởi tố và chắc chắn chưa kết thúc. Các cô “vô tình” nhưng liệu Vietnam Airlines có vô can khi tiếp viên, phi công của họ nhiều lần vi phạm cả quy định ngành lẫn luật pháp sở tại?

Kinh tế - Chính sách - 15/03/2023 14:52
Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo
Nghị quyết 30 của Chính phủ vừa ban hành ngày 4/3 hứa hẹn có nhiều điểm mới cho việc đấu thầu vật tư y tế, nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn mà cả nước đang đối mặt. Tuy nhiên, mừng nhưng vẫn lo!

Kinh tế - Chính sách - 13/03/2023 12:08
Rút bảo hiểm xã hội một lần - đóng chặt, mở toang hay he hé?
Trong khi các cơ quan quản lý đang lo ngại và tìm cách hạn chế người lao động nghỉ việc rút bảo hiểm xã hội một lần vì e ngại tương lai thì người lao động khó khăn lại mong rút càng nhiều, càng nhanh, càng dễ càng tốt! Dường như nghịch lý này sớm cần một điểm chung để “gặp” nhau nhằm đảm bảo quyền lợi hài hòa, nghĩa vụ sẻ chia cho tất cả các bên.

Kinh tế - Chính sách - 11/03/2023 15:03
Một biện pháp tình thế kịp thời và cấp thiết
Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia trước kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải đề nghị lực lượng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hỗ trợ cho công tác đăng kiểm, giúp giảm áp lực cho ngành Đăng kiểm vào thời điểm hiện tại.

Kinh tế - Chính sách - 10/03/2023 13:02
Ai mới cần giải cứu?
Sau bất động sản, ngành Ô tô lại đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước để kích cầu! Nhưng đâu mới là nơi cần giải cứu cấp bách nhất để bớt dần những tiếng kêu tương tự?
Văn hóa - Xã hội

Sướng trên mạng, khổ ngoài đời

Thua 2 trận, âm 7 bàn và cái khó của huấn luyện viên Troussier

Sim rác tràn lan, nhà mạng không thể vô can

Những bằng đại học vô dụng
Môi trường - Sức khỏe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Nữ nhân viên công chứng bị đánh: Cú đạp của sự bất lực!

Bệnh viện kêu cứu và an toàn của bệnh nhân

Công lý cần được thực thi một cách trọn vẹn
Tin nổi bật LAODONGCONGDOAN.VN

Kinh tế - Chính sách - 15/03/2023 14:52
Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo

Kinh tế - Chính sách - 13/03/2023 12:08