Nữ cán bộ công đoàn “đa năng”:

Nữ cán bộ công đoàn “đa năng” - Bài 1: Căng mình nghĩ cho quyền lợi người lao động

Kỹ năng cán bộ công đoàn - AN NHIÊN

Chị Lê Thị Ngọc Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng là người rất gần gũi, sâu sát với công nhân, người lao động.
Lan tỏa hình ảnh, con người Đà Nẵng qua những tấm gương CNVC, người lao động

Hơn 20 năm làm công đoàn, chị Lê Thị Ngọc Oanh (SN 1980) luôn tâm niệm rằng: “Dù ở cương vị nào cũng phải hết mình vì nhiệm vụ, nỗ lực để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, người lao động và xây dựng, phát triển tổ chức Công đoàn vững mạnh...”.

Vị “luật sư” của công nhân, người lao động

Đến bây giờ, hàng trăm công nhân từng làm việc tại Công ty TNHH MTV TBO Vina (KCN Hòa Khánh) vẫn biết ơn chị Lê Thị Ngọc Oanh và các cán bộ công đoàn thành phố bởi họ đã đấu tranh để đòi lại gần 14 tỷ đồng tiền nợ lương, bảo hiểm xã hội. Vụ việc đó không chỉ tăng uy tín của tổ chức Công đoàn đối với công nhân lao động mà còn trở thành vụ việc điển hình, được các địa phương học tập.

Còn với chị Lê Thị Ngọc Oanh, đây là vụ việc phức tạp mà chị đã dũng cảm nhận nhiệm vụ để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng nhớ lại, năm 2018, Công ty TNHH MTV TBO Vina làm ăn thua lỗ nên cho công nhân lao động nghỉ dài ngày, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội với số tiền gần 14 tỷ đồng.

Bài 1:  Người chuyên đi "gỡ" khó khăn pháp lý cho công nhân, người lao động

Chị Lê Thị Ngọc Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng

Từ tháng 7/2018 đến tháng 4/2019, người lao động nhiều lần tụ tập tại trụ sở công ty cũng như một số cơ quan hành chính Nhà nước. Nhận được chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố về phối hợp, giải quyết các vấn đề liên quan đến tình hình người lao động, chị Oanh cùng với Công đoàn Khu công nghệ cao và Các khu công nghiệp (KCNC & CKCN) Đà Nẵng, các cơ quan liên quan bắt tay vào việc.

“Đây là vấn đề lớn, nhạy cảm, cần phải giải quyết kịp thời để không chỉ ổn định đời sống cho công nhân, người lao động của công ty mà còn bảo đảm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn”, chị Oanh nói.

Với sự phối hợp nhịp nhàng, các đơn vị liên quan nhanh chóng ổn định tình hình, LĐLĐ TP Đà Nẵng đã đề xuất UBND Thành phố trợ cấp 270 triệu đồng cho người lao động đang mang thai và nghỉ thai sản nhưng chưa được giải quyết chế độ; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp doanh nghiệp còn nợ để giúp toàn bộ người lao động được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp; tư vấn cách giải quyết các chế độ thai sản cho lao động nữ và hướng dẫn một số thủ tục liên quan.

Tuy nhiên, chị Oanh nói đó chỉ là các giải pháp tạm thời, trước mắt, chưa phải là căn cơ, lâu dài. Tham vấn nhiều nơi, nhiều đêm dài trăn trở, suy nghĩ để tìm kiếm phương án tối ưu để thực hiện nhưng có lúc chị Oanh và các đồng nghiệp như rơi vào bế tắc. Trong khi đó, người lao động đang ngày đêm trông ngóng tiền lương và mong muốn doanh nghiệp trả nợ bảo hiểm xã hội.

Rất nhiều phương án được chị Oanh cùng Công đoàn KCNC & CKCN Đà Nẵng đưa ra để tính toán thiệt hơn. Cuối cùng, phương án yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lao động để đòi tiền lương và bảo hiểm cho người lao động được lựa chọn, bởi đây là phương án dễ thực hiện, thời gian thực hiện ngắn hơn, người lao động chủ động hơn cho từng hồ sơ của mình.

Mở được hướng đi, những tháng ngày đó, chị Oanh hết sức bận rộn khi phải cùng đơn vị tổ chức các buổi tư vấn, đối thoại, giải đáp thắc mắc, chuẩn bị sẵn các hồ sơ, mẫu đơn khởi kiện.

Đến ngày 10/6/2019, gần 200 người lao động tiến hành gửi hồ sơ khởi kiện. Với chuyên môn ngành Luật, chị Oanh hiểu rõ mọi ngọn nguồn nên trực tiếp hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ, hỗ trợ viết đơn cho công nhân, đồng thời thu thập thông tin tiền lương, chứng cứ tiền lương, số nợ bảo hiểm xã hội cũng như các văn bản có liên quan từ cơ quan quản lý Nhà nước, ngân hàng để hỗ trợ người lao động khởi kiện tại Tòa án Nhân dân quận Liên Chiểu.

Bài 1:  Người chuyên đi "gỡ" khó khăn pháp lý cho công nhân, người lao động

Chị Lê Thị Ngọc Oanh tiếp nhận hồ sơ để chuẩn bị khởi kiện ra tòa án, đòi quyền lợi cho người lao động.

Chị Oanh trở thành “luật sư” của người lao động, đứng ra bào chữa trong thời gian tòa án đưa vụ án lao động ra xét xử. Sau gần nửa tháng theo sát vụ kiện với những lập luận sắc bén và những đồng cảm với công nhân của nữ cán bộ công đoàn, Tòa án Nhân dân quận Liên Chiểu tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc Công ty TNHH MTV TBO Vina phải trả tiền lương cộng với các khoản phụ cấp còn nợ cho người lao động; đồng thời phải trả tiền nợ bảo hiểm xã hội của người lao động.

“Nhìn những người lao động mừng rỡ khi được thắng kiện, mình cảm thấy hạnh phúc vì những ngày vất vả đã mang lại trái ngọt. Thành quả này cũng giúp cho bản thân tự tin hơn, có thêm kiến thức, kinh nghiệm để sẵn sàng hỗ trợ người lao động khi có cần đến mình”, chị Oanh chia sẻ.

Hiện nay chị Oanh còn tiếp tục hỗ trợ các thủ tục pháp lý, chuyển đơn khởi kiện của 74 người lao động tham gia hòa giải không thành sang Tòa án Nhân dân quận Liên Chiểu để toà thụ lý vụ việc, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi họ cho rằng đã bị Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc.

Người hòa giải viên sâu sát, chuẩn mực

Tốt nghiệp chuyên ngành Luật, Trường Đại học Khoa học (Đại học Huế) năm 2002, chị Oanh về làm việc tại Tổng Công ty Xây dựng miền Trung, thế nhưng sau đó chị lại có duyên với ngành Công đoàn.

Năm 2011, sau một thời gian công tác tại Công đoàn ngành Xây dựng, chị được luân chuyển về Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động thuộc LĐLĐ TP. Đà Nẵng và được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ban năm 2013.

Một thời gian sau, chị được điều động về làm Phó Chủ tịch Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng, cho đến tháng 5/2024, được điều động, bổ nhiệm làm Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng.

“Đến với công đoàn là một cái duyên và được tạo điều kiện để phát huy sở trường, kiến thức đã học trên ghế giảng đường nên mình phải nỗ lực để chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đúng như chức năng, nhiệm vụ Luật Công đoàn đã quy định”, chị Lê Thị Ngọc Oanh chia sẻ.

Bài 1:  Người chuyên đi "gỡ" khó khăn pháp lý cho công nhân, người lao động

Chị Lê Thị Ngọc Oanh (trái) làm luật sư bào chữa, buộc Công ty TNHH MTV TBO Vina trả lương, thanh toán bảo hiểm cho công nhân, người lao động.

Với kiến thức pháp luật đã được tích lũy trong những năm học đại học cũng như thời gian học Thạc sĩ Luật chuyên ngành kinh tế, cộng với “vốn liếng” trong thực tế công việc, chị Oanh đã nỗ lực cùng các đồng nghiệp trong cơ quan tích cực tư vấn pháp luật, giải đáp các thắc mắc liên quan đến chế độ, chính sách cho người lao động; tiếp thu các kiến nghị của người lao động phản ánh về đời sống, việc làm, đóng góp đề xuất sửa đổi các chính sách chưa phù hợp; tích cực hướng dẫn đánh giá, xếp loại chất lượng các bản thỏa ước tập thể. Bên cạnh đó, chị Oanh đã hỗ trợ thảo đơn khởi kiện, đơn hòa giải, khiếu nại cho người lao động.

Đặc biệt, chị Oanh tích cực hỗ trợ các cấp công đoàn khi cần tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật, các chính sách liên quan tới người lao động để công đoàn các cấp tiến hành giải quyết các vụ việc tại cơ sở.

Theo chị Oanh, mỗi giai đoạn, tranh chấp lao động của người lao động và chủ doanh nghiệp phát triển theo một xu hướng khác nhau. Trước đây, khi xảy ra tranh chấp hay dẫn đến tập trung đông người, ngừng việc tập thể thì nay thường xảy ra tranh chấp cá nhân hay nhóm người lao động có quyền lợi giống nhau, đòi hỏi cán bộ công đoàn, nhất là những người trực tiếp thực hiện công tác tư vấn pháp luật phải nhanh nhạy, linh hoạt hơn.

Do đó, trong quá trình làm nhiệm vụ tại Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động cũng như Công đoàn KCNC&CKCN Đà Nẵng, khi người lao động đến nhờ tư vấn liên quan đến tranh chấp giữa cá nhân và doanh nghiệp, bản thân chị Oanh phải tìm phương án tối ưu nhất để bảo đảm quyền lợi cho người lao động với mục tiêu quyền lợi của người lao động được phục hồi nhanh nhất trên tinh thần hài hòa lợi ích giữa các bên.

Với phương pháp đó, thời gian qua, chị Lê Thị Ngọc Oanh đã tiến hành hòa giải, giúp hàng trăm công nhân lao động đòi lại được các quyền lợi lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà các công ty cố tình chây ỳ, không trả mà không phải giải quyết vụ việc tranh chấp bằng bản có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Anh Phan Văn Sáng - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Thanh Khê (Đà Nẵng), chia sẻ: “Khi gặp những vướng mắc liên quan đến chế độ, chính sách, chúng tôi hay nhờ chị Oanh hỗ trợ. Bởi lẽ, chuyên ngành của chị là luật, có nhiều kinh nghiệm trong công tác tư vấn pháp luật. Đặc biệt, chị rất nhiệt tình hỗ trợ đồng nghiệp công đoàn trong toàn hệ thống thành phố”.

Chị Hoàng Thị Thanh Lan, cán bộ Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Daiwa Việt Nam nhận xét, chị Oanh là người nhiệt tình, năng nổ và hỗ trợ rất nhiều cho cơ sở, nhất là trong các việc liên quan đến chế độ, chính sách của người lao động. Chính vì vậy, nhiều cán bộ cơ sở, đoàn viên, người lao động luôn xem chị Oanh là chỗ dựa pháp lý khi họ cần.

Có nhiều trường hợp, chị Oanh đại diện công đoàn phối hợp với Toà án để hoà giải, giải quyết vụ việc trước khi toà thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng.

Đơn cử, năm 2021, anh N.Đ.T., công nhân Công ty CP D.K Đà Nẵng có trụ sở tại Khu công nghiệp Hòa Khánh bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định. Anh T. được hướng dẫn làm đơn khởi kiện, yêu cầu công ty thanh toán 1,5 tháng tiền lương theo quy định và yêu cầu bồi thường 2 tháng tiền lương khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Hay như trường hợp của anh P.T.L., sau gần 20 năm làm việc cho Công ty TNHH SX & TM T.A thì xin chấm dứt hợp đồng lao động và hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, phía công ty không thực hiện nghĩa vụ trợ cấp thôi việc theo quy định. Trường hợp này, xác định nếu Tòa án thụ lý đến khi xét xử cũng như thi hành án sẽ rất mất thời gian, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Sau khi hướng dẫn người lao động nộp đơn, chị Oanh "âm thầm” hỗ trợ người lao động từ phía sau để vụ án được tiến hành hoà giải trước khi thụ lý, hạn chế các vụ án tranh chấp lao động được giải quyết bằng bản án của Toà án theo thủ tục tố tụng. Đây cũng là phương án hiệu quả trong giải quyết tranh chấp lao động mà chị đã áp dụng trong thực tiễn công tác, nhờ đó, quyền lợi của người lao động được phục hồi một nhanh chóng.

Nói về bao nhiêu điều đã làm được cho công nhân lao động, chị Oanh tiết lộ, trước hết chị luôn phát huy thế mạnh của mình với vai trò là hoà giải viên Công đoàn để hòa giải tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động.

“Khi hòa giải thành, mọi quyền lợi của người lao động sẽ được bảo đảm nhanh nhất nên chúng tôi luôn chú trọng và ưu tiên chọn phương án này. Tuy nhiên, khi hai bên không có tiếng nói chung, hoặc doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không quan tâm đến người lao động, chúng tôi sẽ hướng dẫn người lao động khởi kiện ra tòa. Đây cũng là cách để cho các doanh nghiệp xem xét lại mình, để họ thực hiện tốt hơn các chính sách cho người lao động”, chị Oanh chia sẻ.

Không chỉ phát huy chuyên môn, năng lực, sở trường để làm chỗ dựa pháp lý cho công nhân, người lao động, chị Lê Thị Ngọc Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP Đà Nẵng còn xông xáo trên nhiều lĩnh vực khác, từ vận động thành lập tổ chức Công đoàn đến tích cực tham gia các hoạt động chăm lo cho người lao động và các phong trào của ngành.

Mời độc giả đón đọc tác phẩm: Nữ cán bộ công đoàn “đa năng” - Bài cuối: Tận tâm, mẫn cán

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động TP. Đà Nẵng lần thứ III - năm 2024.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Bảng lương cán bộ, công chức từ ngày 1/7/2024 Bảng lương cán bộ, công chức từ ngày 1/7/2024

Chi tiết bảng lương công chức khi mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.

Cán bộ công đoàn vừa mừng vừa lo khi lương cơ sở tăng từ 1/7 Cán bộ công đoàn vừa mừng vừa lo khi lương cơ sở tăng từ 1/7

Ngày 1/7/2024 sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với cán bộ công chức, viên chức khi mức lương cơ sở được điều ...

Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động

Việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 là biện pháp quan trọng mà Chính ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn

Đầu tháng 10/2024, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp giảng chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số” cho cán bộ công đoàn.

Chuyển đổi số cho cán bộ Công đoàn: Muốn thực thi nhanh thì phải chấp nhận rủi ro!

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Chuyển đổi số cho cán bộ Công đoàn: Muốn thực thi nhanh thì phải chấp nhận rủi ro!

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thực thi nhanh trong quá trình chuyển đổi số sẽ mang lại kết quả nhanh, mang lại nhiều giá trị hơn là sự hoàn hảo nhưng sẽ có rủi ro.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không thấy có vấn đề thì cũng chẳng cần chuyển đổi số"

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Không thấy có vấn đề thì cũng chẳng cần chuyển đổi số"

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, nếu cán bộ, công chức kém, làm sai nhiều; người lao động trong doanh nghiệp bị "bắt nạt"... thì khi đó mới cần tính đến chuyện chuyển đổi số.

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công

LĐLĐ thành phố Cần Thơ vừa tổ chức Hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng công tác nữ công trong tình mới.

Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì không gian xanh thành phố Tam Kỳ

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Nữ cán bộ Công đoàn hết lòng vì không gian xanh thành phố Tam Kỳ

Chị là kỹ sư lâm sinh Lê Thị Thịnh - Đội phó Đội Công viên cây xanh, Ủy viên Ban Chấp hành, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn cơ sở Công ty CP Dịch vụ công ích đô thị Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, người một lòng nhiệt huyết với những khoảng không gian xanh của TP. Tam Kỳ nhiều năm qua.

Lê Minh Ngọc - cán bộ công đoàn cống hiến hết mình vì đoàn viên, người lao động

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Lê Minh Ngọc - cán bộ công đoàn cống hiến hết mình vì đoàn viên, người lao động

Đồng chí Lê Minh Ngọc - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Dụng cụ du lịch Jinquan Việt Nam là cán bộ công đoàn duy nhất của tỉnh Quảng Trị được Tổng LĐLĐ Việt Nam biểu dương, trao tặng danh hiệu chủ tịch công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

"Giá bất động sản hư hư ảo ảo" Cà phê tối

"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"

"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.

"Giá bất động sản hư hư ảo ảo" Cà phê tối

"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"

"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.

Talk Công đoàn: Lựa chọn hoạt động phù hợp với từng nhóm lao động nữ Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Lựa chọn hoạt động phù hợp với từng nhóm lao động nữ

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang chia sẻ kinh nghiệm tổ chức hoạt động chăm lo hiệu quả cho đoàn viên, người lao động; đặc biệt là lao động nữ.

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 Infographic

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024

8 nhiệm vụ trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong quý IV năm 2024 cụ thể như sau:
Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng

Những mất mát, bệnh tật, khó khăn, vất vả không làm chị Lê Thị Thu – Công nhân Công ty Yakjin Việt Nam – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ chùn bước. Chị Thu đã hóa giải những khó khăn thành động lực làm tốt vai trò làm cha, làm mẹ. Với sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là công đoàn các cấp, chị Thu tìm thấy niềm vui trong công việc, hăng say lao động, sáng tạo phát triển bản thân.

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả Video

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả

Mới đây, lớp cán bộ chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương đã có buổi khảo sát thực tế về mô hình quản trị hiệu quả tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

Đọc thêm

Trang bị kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo vào truyền thông công đoàn

Công đoàn -

Trang bị kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo vào truyền thông công đoàn

Năm 2024, Công đoàn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam tập trung nâng cao kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo trong truyền thông cho cán bộ công đoàn.

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Công đoàn -

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Giúp cán bộ công đoàn hiểu rõ, hiểu sâu về tiền lương trong doanh nghiệp để thương lượng tập thể là mục tiêu mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ra tại lớp tập huấn đang được tổ chức ở Đà Nẵng.

Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động

"Đối thoại tại doanh nghiệp mới là vấn đề then chốt trong việc nâng cao phúc lợi cho người lao động và thúc đẩy tăng năng suất lao động. Từ đó, xây dựng được quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc.", đồng chí Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ như vậy khi trao đổi về những thành quả mà đơn vị này gặt hái được trong thời gian gần đây.

Cán bộ công đoàn cần hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Cán bộ công đoàn cần hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca

Đây là mục tiêu hướng đến của hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn về chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vừa qua.

Người cán bộ công đoàn "nâng cánh" ước mơ cho công nhân lao động

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Người cán bộ công đoàn "nâng cánh" ước mơ cho công nhân lao động

Đồng chí Nguyễn Tiến Hậu - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế, không chỉ có nhiều sáng kiến mà còn luôn bồi đắp, chấp cánh ước mơ cho công nhân lao động, đồng chí là một trong những gương điển hình trong hoạt động công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm: “Cần xây dựng, củng cố niềm tin giữa công đoàn với giới chủ”

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm: “Cần xây dựng, củng cố niềm tin giữa công đoàn với giới chủ”

Đó là một trong những bài học kinh nghiệm được đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đúc rút sau quá trình đàm phán, thương lượng để đi đến việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI, diễn ra hồi tháng 7 vừa qua.

Kinh nghiệm thực tiễn đưa tổ chức Công đoàn vào doanh nghiệp

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Kinh nghiệm thực tiễn đưa tổ chức Công đoàn vào doanh nghiệp

Xác định nhiệm vụ thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên tại các doanh nghiệp là nhiệm vụ cốt lõi để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, vì vậy các cấp công đoàn trong tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng thực hiện, triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thu hút công nhân lao động đến với công đoàn.

Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở

Thực hiện Nghị quyết 02, của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động được đổi mới, có hiệu quả theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Chú trọng xây dựng đội ngũ công đoàn cơ sở ngoài nhà nước để đáp ứng tình hình mới

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Chú trọng xây dựng đội ngũ công đoàn cơ sở ngoài nhà nước để đáp ứng tình hình mới

Để tổ chức Công đoàn được hoạt động hiệu quả từ cơ sở, những năm qua, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã giành hàng tỷ đồng để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ công đoàn cơ sở ngoài khu vực ngoài nhà nước. Nhờ đó, cán bộ công đoàn cơ sở có đủ năng lực, phẩm chất và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Quan hệ mật thiết giữa lực lượng lao động với sự phát triển kinh tế Bình Dương

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Quan hệ mật thiết giữa lực lượng lao động với sự phát triển kinh tế Bình Dương

Phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc phỏng vấn ngắn với đồng chí Trần Ngọc Vân - Phó chủ tịch Công đoàn Các Khu công nghiệp (KCN) Bình Dương về sự phát triển của lực lượng lao động, gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Xin mời quý đọc giả cùng theo dõi.