Công ty Dệt Hòa Khánh trả nợ bảo hiểm xã hội, người lao động "mừng rớt nước mắt"
Pháp luật lao động - 18/04/2024 11:48 PHAN NGUYÊN
Người lao động ký đơn khởi kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh |
Tổng số tiền 1,350 tỷ đồng được Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng chuyển nộp cho BHXH TP Đà Nẵng trong hai ngày, 16 và 17/4/2024.
Bà Phạm Thị Hiền - Phó Trưởng phòng Phụ trách Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ, BHXH TP Đà Nẵng xác nhận với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn về thông tin trên.
Tuy nhiên, bà Hiền cho biết doanh nghiệp này vẫn còn nợ trên 70 triệu đồng, phần lớn là lãi chậm đóng BHXH. Bởi, tính đến hết tháng 04/2024, Công ty CP Dệt Hoà Khánh - Đà Nẵng còn nợ tiền đóng các loại bảo hiểm là trên 1,420 tỷ đồng (gồm cả lãi chậm đóng).
Mặc dù vậy, đây là động thái cho thấy việc doanh nghiệp đã nỗ lực thực hiện đúng cam kết về nghĩa vụ trả nợ BHXH, theo tinh thần công văn gửi BHXH TP Đà Nẵng cách đây 1 tuần (10/4/2024).
Người lao động đến trụ sở Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng ký đơn khởi kiện. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
Số tiền lãi chậm đóng sẽ được doanh nghiệp cam kết thanh toán chậm nhất vào ngày 29/4/2024.
Bà Phạm Thị Hiền - Phó Trưởng phòng Phụ trách Phòng Quản lý Thu - Sổ, Thẻ, BHXH TP Đà Nẵng cho biết, có được kết quả trên là nhờ vào cuộc quyết liệt của các cấp Công đoàn TP Đà Nẵng, sự đồng hành của Tạp chí Lao động và Công đoàn, cùng cơ quan BHXH đôn đốc để người lao động không bị thiệt thòi quyền lợi.
Trước đó, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có những bài viết phản ánh tình hình nợ lương, nợ BHXH và các chế độ liên quan đối với người lao động của Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng.
Đến ngày 10/4/2024, ông Nguyễn Chánh - Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt Hòa Khánh ký công văn gửi BHXH TP Đà Nẵng về việc thanh toán nợ BHXH chậm chất vào ngày 16/4, đồng thời mong muốn cơ quan này giúp đỡ, tạo điều kiện cho Công ty được thanh toán với lịch trình nêu trên.
Người lao động tập trung trước cổng Công ty CP Dệt Hòa Khánh đòi nợ lương, bảo hiểm xã hội sáng 1/4. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
Sau khi nghe tin doanh nghiệp đã nộp gần hết nợ BHXH, anh Huỳnh Thuyền - người có 30 năm làm công nhân sửa chữa máy nhuộm tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng cho biết: “Không chỉ riêng mình mà tất cả mọi người đều mừng rớt nước mắt, mấy tháng nay lo mất ăn mất ngủ, nhiều người vay nóng để sống qua ngày”.
Thời gian tới, nhiều người lao động sẽ đi làm chế độ bảo hiểm thất nghiệp, một số người đi giám định sức khỏe để chờ nhận lương hưu, trong khi những lao động có việc sẽ chốt sổ bảo hiểm để tiếp tục tham gia BHXH tại công ty mới.
“Vấn đề lo nhất của chúng tôi đã được giải quyết rồi, mừng lắm! Chúng tôi cảm ơn công đoàn đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ người lao động, không quản ngại đi lên đi xuống, đối thoại 4 - 5 lần, hỗ trợ tiền và còn chuẩn bị mọi hồ sơ thủ tục cho chúng tôi khởi kiện Công ty. Cảm ơn Tạp chí Lao động và Công đoàn đã thông tin kịp thời, chính xác, có tâm, luôn hướng về người lao động, đồng hành cùng chúng tôi trong suốt chặng đường này” – anh Huỳnh Thuyền chia sẻ.
Chị Hương - người có 20 năm làm việc tại Công ty CP dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng bày tỏ: “Không có Công đoàn thì chắc tụi tui cũng bỏ luôn, chứ biết đường mô mà đòi”.
Đồng chí Lê Thị Ngọc Oanh - Phó Chủ tịch Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng (bên phải) hướng dẫn người lao động ký đơn khởi kiện. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
Trước đó, sáng 12/4, 88 người lao động đã đến trụ sở Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng ký đơn khởi kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng về vấn đề nợ lương, BHXH.
Đồng chí Lê Thị Ngọc Oanh - Phó Chủ tịch Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, thời gian qua công đoàn đã khẩn trương hoàn tất hồ sơ khởi kiện Công ty CP Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng đòi lương, BHXH và các chế độ liên quan cho người lao động.
“Chúng tôi rất mừng cho người lao động vì công ty đã thanh toán nợ BHXH. Tuy nhiên, vấn đề nợ lương và phụ cấp thâm niên hiện vẫn chưa được giải quyết nên công đoàn vẫn chuyển đơn qua tòa án khởi kiện như kế hoạch ban đầu, tuy nhiên bây giờ chỉ đòi nợ lương và phụ cấp thâm niên thôi” – Lê Thị Ngọc Oanh cho hay.
Voice: Anh Huỳnh Thuyền chia sẻ niềm vui khi được chốt BHXH
Mời độc giả xem thêm:
|
Danh sách bài viết về việc nợ lương, BHXH tại Công ty CP Dệt Hòa Khánh:
|
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 29/11/2024 18:47
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi
Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
- Tình thương của công đoàn là động lực để công nhân ngành điện bám nghề
- Ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển bền vững và hiệu quả các khu công nghiệp
- Công đoàn SEV - niềm tin của người lao động
- Điểm danh những mẫu xe ngừng bán tại Việt Nam năm 2024
- Camera phân tích giao thông thông minh được trao giải sáng kiến an toàn