Những đốm lửa trong lòng phố
Cà phê tối - 20/12/2020 17:40 Mỹ Mỹ
Không thể dùng cái ác để tiêu diệt cái ác Tất Thành Cang - từ Thủ Thiêm đến Tân Thuận Cô tiếp viên hàng không xinh đẹp và gã tài Mercedes phá tan 3 gia đình |
Nhiều người lao động mưu sinh trong đêm giữa đợt rét đậm ở Hà Nội. Ảnh: D.K |
Người Hà Nội chờ lạnh điển hình tới độ, đợt rét đậm này chúng tôi hay trêu nhau: Anh em chưa đi làm “người Hà Nội co ro trong gió lạnh đầu mùa” à? Đó là cái title báo bọn tôi thường dùng mỗi độ lạnh về. Và năm nào cũng như năm nào, hình ảnh sẽ là những cặp đôi siết chặt lấy nhau đi giữa phố phường giá rét; từng người ra đường quần áo phồng to, đôi mắt chăm chăm nhìn đèn tín hiệu giao thông; hay như cái chủ đề bài viết này là hình ảnh những người lao động ban đêm đốt những đốm lửa giữa vỉa hè để sưởi ấm.
Hà Nội gồng gánh nuôi kế sinh nhai của biết bao con người. Cả ngày lẫn đêm, cả mùa hè nóng bỏng da tới mùa đông giá buốt. Và lực lượng lao động tự do ban đêm thường chẳng mấy người để ý. Những mỗi độ rét như này, hình ảnh họ giơ đôi bàn tay gầy guộc hơ hơ trước ngọn lửa được nhen lên ở vỉa hè hiển hiện rõ nhất.
Họ như những con người vô hình trong thành phố nhiều triệu dân này. Trời lạnh, người Thủ đô cũng nhanh chóng dồn nguồn lực áo ấm lên vùng cao. Dịch tới, các phương án hỗ trợ tới những vùng xa xôi khó khăn cũng rất nhanh. Còn, những người bên lề đường (và cả phần nào bên lề sự đô hội của Thủ đô nữa) họ không phải là nhóm được tập trung nguồn lực hỗ trợ. Hay nói thẳng ra sự tồn tại của họ cũng không được hoan nghênh.
Năm nay là một năm khó khăn. Lực lượng lao động dồn lên Hà Nội “kiếm Tết” có thể sẽ đông hơn. Họ làm những công việc tự do như thợ nề, tài xế xe ôm công nghệ,... hàng trăm công việc không tên mà dân thành thị cần có người đụng chân đụng tay giúp trong chốc lát.
Tôi vẫn nhớ mùa đông cách đây đúng 10 năm: 2010. Đó là năm Hà Nội đang kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tôi ra xóm chài Bãi Giữa xem người dân ở đó chống chọi với cái lạnh ra sao. Những ngôi nhà được dựng lên từ thùng phuy và những tấm gỗ mỏng. Nước sông Hồng dâng thì nhà dâng, nước xuống nhà xuống. Những thân phận trong ngôi nhà cũng chìm nổi, lênh đênh như vậy.
Họ không được thừa nhận chính thức. Từ những ngày đó, những bếp lửa từ củi nhặt nhạnh khắp phố (họ đa phần là nghề nhặt rác) là “vũ khí” để họ chống chọi với mùa đông. Những đứa trẻ ở đó chứng kiến không biết bao nhiêu cây đào cây quất được người Thủ đô vận chuyển qua cây cầu Long Biên. Nhưng đào quất với xóm chài Bãi Giữa mãi chỉ là niềm mơ ước hồn nhiên của những đứa trẻ. Bố mẹ chúng phải lao động đêm 30 và sáng mồng 1. Bởi đó là thời điểm người Hà Nội xả rác nhiều nhất, dễ kiếm thêm chút rác tha về tổ ấm nhất.
Tất nhiên, sẽ có người bảo nếu biết là người bị xếp bên lề, là đáng không đáng nhìn nhận hỗ trợ thì họ có quyền lựa chọn ở quê, không phải lên Hà Nội vật lộn làm gì. Nhưng cuộc đời đâu có đơn giản thế. Cái thiếu nhất của người quê không phải là đồ ăn thức uống. “Nuôi cá và trồng thêm rau” luôn đảm bảo lương thực thực phẩm. Cái khó nhất ở quê là tiền mặt.
Mà có 100 lý do để phải tiêu tiền. Bao nhiêu lý do cần tiền là ngần ấy điều có thể lý giải về sự lăn xả của người ngoại tỉnh lên Hà Nội trong cái rét như cắt da này. Họ cần tiền, mà tiền thì chỉ có nhiều ở thành phố lớn.
Mưu cầu hạnh phúc là nguyện vọng chân chính của mỗi công dân. Việc dịch chuyển luồng lao động do dịch bệnh hay đơn giản do Tết cũng không có gì quá lạ. Nhưng cần hơn những sự đồng hành cùng những người đang mưu sinh ngày ngày dưới cái lạnh cắt da này.
Đó có thể là sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội. Hoặc đó là những manh áo ấm từ tủ đồ đang thừa mứa của người thành thị. Hay đơn giản chỉ là một sự thừa nhận, rằng giữa Thủ đô chúng ta vẫn đang có những đốm lửa của những người nghèo đang nỗ lực mưu sinh giữa ngày đông tháng giá.
Họ không vô hình mà họ đang tồn tại và cố gắng hàng ngày để mưu cầu hạnh phúc.
Từ 1/1/2021, lương của chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản vợ: Cần hiểu đúng Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, nhiều người chia sẻ các thông tin hoặc các bài viết như: “Từ ngày 01/01/2021, tiền ... |
Không thể dùng cái ác để tiêu diệt cái ác Liên tiếp trong những tuần vừa qua, đã xảy ra 2 vụ tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng ở 2 địa ... |
Thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu là niềm khích lệ tinh thần vô cùng lớn Chỉ còn chừa đầy 2 tháng nữa là đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong thời điểm này, với nhiều người lao động thì ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh