Thứ sáu 03/05/2024 20:26

Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Đời sống - TRẦN LƯU

Thu nhập bấp bênh, việc làm không ổn định, nhiều người lao động thấp thỏm nỗi lo cơm áo gạo tiền trong những ngày mà đâu đâu cũng nói đến thưởng Tết.
Thưởng Tết 500 tỷ đồng và bí quyết đàm phán của công đoàn

Những cái Tết buồn!

3 năm trước, gia đình chị Trần Thị Tuyết (SN 1987, ấp Xẻo Trâm, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) quyết định khóa cửa, bỏ lại căn nhà ở dưới quê rồi dắt díu nhau lên Bình Dương mưu sinh.

Hồi đó, căn nhà "Mái ấm tình thương" của gia đình chị vừa khánh thành được 1 năm. Ngoài tiền hỗ trợ của Hội Phụ nữ xã, vợ chồng chị vay ngân hàng thêm 20 triệu đồng cất nhà. Những tưởng “an cư” thì sẽ “lạc nghiệp”, nào ngờ căn nhà trở thành gánh nặng. Vốn không ruộng vườn canh tác, không có việc làm nên việc trả nợ ngân hàng với gia đình chị là bất khả thi.

Muôn nỗi lo Tết của người lao động

Vợ chồng chị Tuyết chưa biết tương lai ngày mai sẽ như thế nào?. Ảnh: Tr.L.

Lên Bình Dương, vợ chồng chị xin vào làm việc tại một doanh nghiệp gỗ trên địa bàn huyện Phú Giáo. Niềm vui không kéo dài vì 3 tháng sau, dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, đường sá phong tỏa. Vợ chồng chị bị mất việc làm, phải sống nương tựa vào sự hỗ trợ của chính quyền, công đoàn và các nhà hảo tâm.

Đến khi dịch bệnh lắng xuống thì lại gặp lúc kinh tế khó khăn, suy thoái, những người công nhân như chị liên tục bị cắt việc, giãn việc. Trong lúc đó chị mang thai đứa con trai nhưng cuộc sống đủ bề thiếu thốn. Hôm nào được đi làm thì có bữa no, gặp hôm thất nghiệp chỉ ăn mì gói cầm cự qua ngày. Cứ vậy, người mẹ mang thể trạng yếu ớt, còn thai nhi trong bụng bị thiếu hụt dinh dưỡng. Ngày đứa con vừa hạ sinh đã mắc bệnh viêm màng não, rồi nhiều căn bệnh khác, qua đời vào tháng 10/2023.

Ngày vợ chồng chị đưa con về quê chôn cất, căn nhà nhỏ sau nhiều năm bỏ hoang đã trở nên ẩm mốc, trở thành nơi trú ngụ của chuột, gián… Chị kiệt sức nằm bệt xuống đất.

Muôn nỗi lo Tết của người lao động
Cuộc đời những người công nhân như chị Tuyết là những cuộc ly hương đầy nước mắt. Ảnh: Tr.L.

Vì nhà nghèo quá, hai người con gái của chị Tuyết phải bỏ học giữa chừng theo cha mẹ lên Bình Dương làm việc chung trong xưởng gỗ, phụ giúp những việc lặt vặt.

Gần đây, dù gặp khó khăn do ít đơn hàng nhưng công ty nơi chị Tuyết làm việc vẫn cố gắng duy trì để công nhân có thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, do sức khỏe không đảm bảo, chị Tuyết không thể tiếp tục, phải xin nghỉ việc, cùng 2 đứa con gái trở về quê.

“Mấy bữa nay, tui ra trước cổng trường xã Hòa An để bán bánh cho học sinh, mỗi ngày kiếm được khoảng 50.000 đồng. Hai đứa con chưa biết làm gì. Bà con lối xóm có thuê gì thì làm đó, ai cho được gì thì cho. Hiện mức thu nhập của chồng tui trên Bình Dương khoảng 8 triệu đồng, nói chung vẫn duy trì được 4 miệng ăn. Chồng tui từ nhỏ đã mắc chứng khù khờ, nên Tết này, tui phải lên Bình Dương đón ổng về quê, rồi sau Tết đưa trở lại lên đó”, chị Tuyết tâm sự.

Bà Trần Thị Mau, 65 tuổi, một người dân cố cựu ở ấp Xẻo Trâm, kể: “Ở xứ này bây giờ chỉ còn người già và trẻ con, vì phụ nữ, thanh niên, trai tráng đều đã đi lên miền Đông làm công nhân hết rồi. Họ đi, vì buộc phải đi bởi vùng quê nghèo khó không có việc làm, không đất đai canh tác, thì chỉ có nước… chờ chết”.

Bà Mau cũng có con trai út lên TP. HCM làm công nhân may mặc để lại cháu nhỏ cho bà nội chăm sóc. Mỗi tháng anh này gửi về cho bà Mau khoảng 5 triệu đồng để nuôi cháu. Mấy tháng gần đây, công ty bị cắt việc, nên thu nhập giảm đi, tiền gửi về cho bà Mau cũng ít dần.

Nhiều lần muốn gọi con để hỏi han về tiền bạc, nhưng sợ con lo lắng, thêm gánh nặng, bà Mau bèn đạp xe đi thu mua phế liệu, rồi bán lại cho các vựa lớn để kiếm lời. Bà nói: “Mình còn sức khỏe, mần được gì thì mần để phụ giúp con nuôi cháu. Tết này con tui nó nói sẽ về thăm nhà. Nghèo thì nghèo, miễn sao gia đình vui vẻ là được”.

Tại các tình miền Đông Nam Bộ, làn sóng mất việc, giảm việc do thiếu đơn hàng vẫn đang diễn ra tại nhiều doanh nghiệp. Nhiều công nhân lao động dù chưa mất việc nhưng vì phải làm việc cầm chừng, đã chủ động xin nghỉ để kiếm cách khác sinh nhai.

Hai tháng trước, Phạm Thị Tuyên (33 tuổi) đã phải nộp đơn xin nghỉ việc tại một doanh nghiệp thuộc Khu chế xuất Linh Trung I (TP Thủ Đức, TP HCM) – nơi chị đã gắn bó và làm việc 12 năm.

Chị kể, do thiếu đơn hàng, công ty liên tục cắt giảm lao động. Dù may mắn không bị mất việc nhưng chị không còn được tăng ca, dẫn đến thu nhập bấp bênh, không đủ trang trải cuộc sống. Sau nhiều lần đắn đo, chị đã nộp đơn xin nghỉ việc để đi học nghề làm tóc.

Muôn nỗi lo Tết của người lao động
Chị Phạm Thị Tuyên (phải) đang trong giai đoạn học nghề làm tóc, dự kiến dịp Tết Nguyên đán sẽ về quê mở tiệm. Ảnh: T.H.

“Em rất nuối tiếc khi phải nghỉ việc ở công ty nhưng không còn cách nào khác. Hiện tại, tình hình công ty đang rất khó khăn, những người còn trụ lại được còn không sống nổi, huống gì những người đã mất việc. Thôi thì phải tự lo cho bản thân, tự tính đường khác để sinh sống. Hiện tại, em đang trong thời gian học việc nghề tóc, dự kiến dịp Tết sẽ về quê mở tiệm làm tóc”, chị nói.

“Tết này, với em có lẽ là cái Tết buồn nhất vì không lương, không thưởng, công việc cũng không còn. Nhưng em tin tưởng mình sẽ thành công trên hướng đi mới”, chị bộc bạch.

Kỳ vọng thị trường lao động cuối năm

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý 3/2023 đã có hơn 118.000 lao động bị mất việc, tập trung chủ yếu ở TP. HCM, Bình Dương.

Hai địa phương này chiếm quá nửa trong tổng số lao động mất việc trên cả nước, do các địa phương này có nhiều lao động thuộc ngành Dệt may và Da giày vốn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Theo LĐLĐ TP. HCM, hiện có hơn 80 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, trong đó có nhiều nhà máy dệt may, da giày, muốn tuyển khoảng 20.000 lao động dịp cuối năm.

Riêng tại Đồng Nai, trong năm 2023, toàn tỉnh có hơn 2.500 doanh nghiệp, văn phòng kinh doanh giải thể, tạm ngưng kinh doanh; hơn 60.000 lao động làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Muôn nỗi lo Tết của người lao động
Người lao động tìm hiểu thông tin tuyển dụng trên địa bàn TP. HCM. Ảnh: Tr.L.

Điều đáng mừng là sau thời gian dài trầm lắng, thị trường lao động tại TP. HCM và các tỉnh lân cận đã nhộn nhịp trở lại vào những tháng cuối năm, khi nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng và đang tuyển dụng lao động. Một số doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng sản xuất cũng bắt đầu tuyển dụng và đào tạo nhân lực để phục vụ vị trí làm việc khi nhà máy đi vào hoạt động.

Như tại Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu công nghệ cao, TP. Thủ Đức, TP. HCM) đã liên tục tuyển hàng trăm lao động mỗi tháng để bù vào số lao động nghỉ việc. Ông Lưu Kim Hồng - Chủ tịch Công đoàn Công ty thông tin, hiện doanh nghiệp có hơn 5.000 lao động; thu nhập người có tay nghề là trên 10 triệu đồng/tháng, lao động mới vào làm, tính cả phụ cấp, tăng ca thì được khoảng 8-9 triệu đồng/tháng.

Ông Hồng cho hay, vào cuối năm 2022, do công ty gặp khó khăn nên giảm gần 30% số lao động. Đến đầu năm 2023, đơn hàng ổn định trở lại, công ty tuyển lao động liên tục cho đến nay, trung bình mỗi tháng tuyển 600-700 người.

Muôn nỗi lo Tết của người lao động
Người lao động tham gia một phiên giao dịch việc làm ở TP. HCM. Ảnh: Tr.L.

Bà Lê Thị Kim Liên - Phụ trách Nhân sự Công ty CP Thực phẩm Cholimex Food (huyện Bình Chánh, TP. HCM) cho biết, từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 150 lao động phổ thông và nhiều vị trí để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, theo kế hoạch trong năm 2024, Công ty sẽ mở thêm nhà máy ở huyện Bến Lức, tỉnh Long An nên nhu cầu tuyển dụng nhân sự là rất lớn, với 300 lao động phổ thông trong quý 1 và 50 vị trí chuyên môn khác.

“Gần đây, người lao động tại các thành phố lớn đang có xu hướng chuyển dịch về quê, vì họ được ở gần nhà, chi phí mức sống lại thấp. Nên việc mở rộng quy mô sản xuất tại các địa phương này sẽ không lo chuyện thiếu lao động”, bà Liên nói.

Các cấp công đoàn đã và đang tích cực vào cuộc để chăm lo, hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán.

Đồng chí Trần Đoàn Trung - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP. HCM cho biết, đơn vị sẽ tổ chức Chương trình "Tết sum vầy - Xuân tri ân" để chăm lo cho 13.000 gia đình đoàn viên, người lao động khó khăn, trong đó ưu tiên những người làm việc tại các doanh nghiệp bị cắt giảm giờ làm, mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng.

LĐLĐ TP. HCM đề nghị các công đoàn cấp trên khảo sát, lập danh sách đoàn viên thuộc đối tượng được chăm lo trước ngày 15/12.

Tại Bình Dương, tổ chức Công đoàn đang chuẩn bị kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán 2024. Mức chi quà Tết tương đương năm ngoái. Theo đó, mỗi đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn sẽ nhận được 500.000 đồng.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo tỉnh sẽ đến thăm, chúc Tết, tặng quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mỗi suất quà trị giá 1,3 triệu đồng. Ngoài ra còn tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2024”, chương trình “Hành trình Tết Công đoàn - Xuân 2024”...

Vừa qua, Sở LĐ-TB&XH TP. HCM đã gửi văn bản đến hơn 3.000 doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố để thu thập phương án lương, thưởng tết. Các doanh nghiệp có phương án thưởng Tết được yêu cầu gửi báo cáo tới Sở trước ngày 22/12.

Ngoài ra, Phòng LĐ-TB&XH 24 quận, huyện, TP Thủ Đức và 2 ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất cũng sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp để khảo sát phương án lương thưởng Tết, nắm bắt quan hệ lao động trước Tết. Mỗi đơn vị sẽ thị sát tại ít nhất 20 doanh nghiệp nên sẽ có khoảng 300 doanh nghiệp được kiểm tra trực tiếp.

Đến nay, số ít doanh nghiệp đã thực hiện việc công bố lương, thưởng Tết Dương lịch 2024, trong đó cơ bản có chiều hướng giảm so với năm trước.

"Tết này tôi có nhà mới”

"Tôi không thể tin nổi khi mình được các anh chị công đoàn lựa chọn tặng tiền để xây nhà. Tết này tôi có nhà ...

Nỗ lực thương lượng thưởng Tết cho người lao động Nỗ lực thương lượng thưởng Tết cho người lao động

Dù tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có khởi sắc hay khó khăn, công đoàn cơ sở vẫn nỗ lực đàm phán, ...

Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động

Thưởng Tết là khoản tiền mà người lao động trông đợi sau một năm làm việc.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Bản tin công nhân: Sập bẫy "việc nhẹ lương cao", 5 lao động Việt bị đưa sang Lào làm lừa đảo Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Sập bẫy "việc nhẹ lương cao", 5 lao động Việt bị đưa sang Lào làm lừa đảo

Bản tin công nhân ngày 3/5 gồm những nội dung: Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 73.200 người lao động; Sập bẫy "việc nhẹ lương cao", 5 lao động Việt bị đưa sang Lào làm lừa đảo; Cần thêm 60.000-80.000 lao động, Bình Dương tuyển dụng vẫn khó; TP HCM: Công nhân thuê trọ chật vật chống chọi nắng nóng...

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Infographic

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Căn cứ chương trình hoạt động năm 2024 của 02 tổ chức, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ Việt Nam thống nhất phối hợp hoạt động thực hiện năm 2024 như sau:
Bản tin công nhân: Sau lễ, người lao động lên kế hoạch chi tiêu hợp lý Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Sau lễ, người lao động lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

Bản tin công nhân ngày 2/5 gồm những nội dung: Sau lễ, người lao động lên kế hoạch chi tiêu hợp lý; Lễ Quốc khánh 2/9 được nghỉ 4 ngày liên tiếp; Đang thất nghiệp có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Người dừng đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được rút BHXH 1 lần Video

Người dừng đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được rút BHXH 1 lần

Đọc thêm

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Đời sống -

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Thế nhưng, nhiều thầy cô băn khoăn với mức lương sau cải cách.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Đời sống -

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Đời sống -

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Thăm nhà máy Super Horse trong một ngày nắng rát, giữa tiếng máy móc, dây chuyền sản xuất khô khốc và ồn ào, chúng tôi tìm thấy những điều thân thương nhất trong đời sống công nhân lao động vốn rất hiếm gặp ở thời công nghiệp hóa.