Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
Thị trường lao động - 23/11/2024 16:23 Gia Hưng
Hơn 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh tại phiên giao dịch việc làm quận Long Biên |
Phiên giao dịch việc làm là cơ hội để kết nối người khuyết tật với doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy nhận thức xã hội về hòa nhập và bình đẳng trong lao động. Ảnh: N. Hải |
Nhằm tăng cơ hội việc làm cho nhóm lao động này, mới đây Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội đã phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật lần thứ 2 năm 2024.
Sự kiện không chỉ nhấn mạnh việc tăng cường cơ hội việc làm, mà còn hưởng ứng Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12.
Nỗ lực tìm việc làm của những người lao động khuyết tật
Mai Văn Hải, 25 tuổi, quê Thanh Hóa, hiện đang thuê trọ tại Long Biên, Hà Nội. Là một người khuyết tật với nhiều khó khăn trong cuộc sống, Hải từng làm nghề bán hàng rong trước khi quyết định học marketing bán hàng qua livestream đầu năm nay.
Dù đã từng tham gia phỏng vấn offline tại một công ty, nhưng do vấn đề đi lại khó khăn, Hải không được nhận. Không nản lòng, Hải quyết định học thêm các kỹ năng như chỉnh sửa video và thiết kế trên Canva. Sau sáu tháng miệt mài, Hải đã có thể sử dụng máy tính thành thạo, đặc biệt thiên về các công việc chỉnh sửa và thiết kế.
Dẫu vậy, một trở ngại lớn vẫn tồn tại: Hải chưa có máy tính riêng. Điều này khiến em không thể làm việc tại nhà như một số công việc tuyển dụng yêu cầu. Hiện tại, để đến nơi làm việc Hải sẽ phải đi taxi. Dù biết chi phí di chuyển cao, nhưng em vẫn mong muốn được làm tại một công ty để tích lũy kinh nghiệm thực tế.
Hải chia sẻ: "Em hy vọng tìm được một công ty sẵn sàng đón nhận người khuyết tật như em, để em có cơ hội rèn luyện kỹ năng, phát triển bản thân, và xây dựng sự nghiệp bền vững".
Cô Kim Oanh (áo đen) cùng con trai (áo kẻ caro) và rất đông lao động là người khuyết tật có mặt tại phiên GDVL để tìm kiếm cơ hội việc làm (Ảnh: Quang Dương). |
Tương tự, cô Kim Oanh, sống tại ngõ 26, phố Tư Đình, Long Biên, Hà Nội, cùng người con trai bị khuyết não bẩm sinh đến tìm việc làm tại phiên GDVL. Cô Oanh chia sẻ, con trai cô vừa mới hoàn thành khoá học đông y. Hai mẹ con đến phiên GDVL với nguyện vọng sẽ tìm được công việc phù hợp với năng lực và sở trường của Ngô Xuân Trường - 28 tuổi, con trai cô Oanh.
Là một người khuyết tật bẩm sinh nhưng luôn tự lập, Trường tự đi lại, tự tìm kiếm và ứng tuyển vào các công việc.
"Em Trường muốn có một công việc ổn định, bền vững để đảm bảo cho bản thân có nguồn thu nhập ổn định, đủ chi trả các chi phí chữa bệnh và dành dụm chút ít cho tương lai", cô Oanh kể.
Mức lương Trường mong muốn không cao, chỉ cần đủ trang trải cuộc sống và đáp ứng nhu cầu tối thiểu. Với nghị lực sống mạnh mẽ, Trường hy vọng sẽ gặp được một nhà tuyển dụng sẵn lòng trao cơ hội để em cống hiến và phát triển.
Voice: Chia sẻ của cô Kim Oanh, cùng con trai tìm cơ hội việc làm.
Sự đồng hành từ các doanh nghiệp
Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật năm 2024 tại Hà Nội có sự tham gia của 37 doanh nghiệp, trong đó 14 doanh nghiệp đặc biệt quan tâm tới lao động khuyết tật. Trong tổng số 1.286 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, có 516 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh lao động là người khuyết tật.
Một trong số đó là Công ty Thương mại S.COOL, đang cần tuyển từ 20-30 nhân sự cho workshop trải nghiệm làm terrarium - những hệ sinh thái mô phỏng môi trường tự nhiên trong bể kín. Anh Nguyễn Quốc Trường, Giám đốc Công ty cho biết, qua quá trình hợp tác với người lao động khuyết tật, anh nhận thấy nhiều người có năng khiếu đặc biệt trong lĩnh vực thủ công, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất các sản phẩm terrarium tinh xảo của công ty.
Anh Nguyễn Quốc Trường chia sẻ: "Chúng tôi ưu tiên tuyển dụng người điếc, khiếm thính cho workshop sắp tới. Sau đó, nếu các bạn cảm thấy phù hợp và muốn gắn bó lâu dài, chúng tôi sẵn sàng đào tạo nghề và ký hợp đồng lao động".
Ngoài ra, các công ty như Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư sản xuất Trường An, Hợp tác xã Trái Tim Hồng, Công ty Cổ phần May Nông nghiệp, Trung tâm Vì ngày mai, Công ty TNHH Thêu tranh ảnh cao cấp Hoàng Thị Khương… cũng mang đến hàng loạt vị trí như thợ may, thợ thêu, nhân viên kinh doanh với mức lương thỏa đáng cho người khuyết tật.
Các đại biểu bấm chuông khai mạc phiên GDVL lồng ghép dành cho lao động là người khuyết tật. Ảnh: N. Hải |
Tạo cơ hội để người khuyết tật tìm được công việc phù hợp
Ông Tạ Văn Thảo, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhấn mạnh: "Mục tiêu của phiên giao dịch là tạo cơ hội để người khuyết tật tìm được công việc phù hợp, tăng thu nhập và hòa nhập cộng đồng".
Theo ông Tạ Văn Thảo, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, vấn đề việc làm luôn đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt với người khuyết tật.
Hiện tại, Hà Nội có hơn 100.000 người khuyết tật, trong đó hơn 7.000 người có khả năng lao động. Tạo việc làm cho người khuyết tật không chỉ giúp cải thiện đời sống cá nhân mà còn đóng góp vào sự phục hồi và phát triển kinh tế.
Ông Thảo nhấn mạnh, việc làm sẽ giúp cộng đồng nhìn nhận người khuyết tật như những cá nhân có giá trị, có khả năng đóng góp tích cực thay vì chỉ là nhóm yếu thế cần trợ giúp.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Trịnh Xuân Dũng - Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội - cho biết: việc trợ giúp người khuyết tật có công việc ổn định là cách thiết thực nhất để họ hòa nhập xã hội và đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
Được biết, Hội Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội hiện có hơn 7.500 thành viên, trong đó hơn 30% số người khuyết tật đang ở độ tuổi lao động và mong muốn có việc làm phù hợp.
Ông Dũng kỳ vọng các phiên giao dịch việc làm sẽ mang đến cơ hội để người khuyết tật tiếp cận nhiều công việc đa dạng hơn, đồng thời mong muốn sẽ có thêm nhiều sự kiện tuyển dụng dành riêng cho người khuyết tật tại các địa bàn khác trên toàn thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, ông cũng khuyến khích người lao động khuyết tật nỗ lực vượt qua các rào cản, tự trang bị kiến thức, kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, đồng thời tuân thủ tốt nội quy và quy định tại nơi làm việc.
Phiên giao dịch việc làm không chỉ mang đến cơ hội tuyển dụng mà còn là nơi người khuyết tật được tư vấn và định hướng nghề nghiệp. Sự kiện đã khẳng định vai trò cầu nối giữa người lao động và doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội hòa nhập, nơi mọi người đều có cơ hội phát triển và cống hiến.
Thừa Thiên Huế: Hơn 7.400 việc làm được kết nối qua sàn giao dịch điện tử Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tháng giao dịch việc làm, thu hút 33 đơn vị, doanh nghiệp tham ... |
Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng ... |
Ngày hội việc làm quận Tây Hồ: Cơ hội định hướng nghề nghiệp cho người trẻ Sáng 28/9, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội phối hợp cùng UBND quận Tây Hồ tổ chức “Ngày hội giao dịch việc làm và tư vấn nghề ... |
Tin cùng chuyên mục
Thị trường lao động - 11/12/2024 14:40
Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc
Gần đây xuất hiện nhiều vụ việc mạo danh Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Trung tâm Lao động ngoài nước để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động mong muốn đi làm việc tại Hàn Quốc và Australia (Úc).
Thị trường lao động - 06/12/2024 18:33
Lao động trẻ và xu hướng “ngồi nhà” làm việc từ xa cho công ty nước ngoài
Thu nhập cao, địa điểm, thời gian linh hoạt, đang là những “điểm cộng” của hình thức làm việc từ xa được nhiều người lựa chọn. Việc ứng tuyển dễ dàng thông qua các nền tảng tìm việc quốc tế như Upwork hay Fiverr, thay vì ứng tuyển vào các công ty nội địa.
Thị trường lao động - 01/12/2024 14:13
Vĩnh Phúc: Nhu cầu lao động tăng mạnh trong các khu, cụm công nghiệp
Từ năm 2025 trở đi, tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến cần tuyển 20.000 - 25.000 lao động mỗi năm để đáp ứng nhu cầu phát triển các khu, cụm công nghiệp. Nhu cầu này tập trung vào 3 nhóm ngành chính: điện tử, thiết bị điện; dệt may, da giày; cơ khí, sản xuất kim loại.
Thị trường lao động - 27/11/2024 05:46
Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi
Vượt lên hoàn cảnh khó khăn, nhiều lao động Việt Nam đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) không chỉ thay đổi cuộc sống của chính mình mà còn là minh chứng sống động cho tiềm năng và ý chí vươn lên mạnh mẽ của người Việt Nam trên đất khách.
- Những chuyến xe nghĩa tình của Công đoàn May 10
- Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng lao động đi Hàn Quốc và Úc
- Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang
- Bí quyết của đơn vị dẫn đầu cả nước về phát triển đoàn viên
- Volkswagen Việt Nam khai trương showroom kiểu mới, đầu tiên tại Đông Nam Á