Chủ nhật 19/05/2024 00:25

Hoa tầm xuân ngái ngủ

Đời sống - TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN XUÂN HÙNG

Đây là lần đầu tiên Mây đặt chân lên con dốc cũ. Ngước mắt nhìn thấy thấp thoáng ngôi nhà ngói đỏ phía trên đỉnh đồi. Lưng chừng con dốc leo một quãng dài nữa mới đến cổng nhà. Dọc ven đường, dây tầm xuân leo phủ bờ rào.

Mây tần ngần đứng trước cổng nhà, tay chạm vào hai cánh cổng làm bằng tre đan cùng sợi dây xích và chiếc ổ khóa đã có phần rỉ sét. Mây tự hỏi, nếu bây giờ Lâm từ trong nhà bước ra, hai người đối diện nhau, Mây có đủ can đảm bước vào?

Có thể Mây sẽ bước vào. Rồi sao nữa? Lâm sẽ nhìn cô đắm đuối hay dửng dưng như chén trà nguội. Mắt Lâm nhìn cô ươn ướt hay chỉ có lời nói rõ ràng từng âm tiết như chào đón vị khách không mời mà đến.

Nhưng rút cục Lâm không có nhà. Mây quay lưng, một mình trở lại, men theo triền dốc. Cô không để ý những hòn sỏi lạo xạo dưới gót giày bởi mải mê nhìn những ngọn tầm xuân. Mùa này ở đây không thiếu nắng, thứ nắng nhạt mang hơi lạnh tê buốt của vùng cao vào buổi sáng. Vậy mà bờ tầm xuân như ngái ngủ, chúng tràn trề búp, nhỏ xinh như khuy áo nhưng tuyệt nhiên không có một nụ hoa nào hé nở. Mây dừng lại lưng chừng dốc, một giây phút ngắn ngủi cô buông tiếng thở dài rồi bước tiếp.

Hoa tầm xuân ngái ngủ
Hoa tầm xuân ngái ngủ - Minh họa: DZUNG

*

Năm nào đó, Lâm hẹn Mây cũng ở con dốc này. Hai đứa còn quá trẻ. Ngồi trên vạt cỏ xanh dậy mùi sương đêm, Lâm vuốt tóc Mây rồi thủ thỉ:

- Anh sẽ biến ngọn đồi này thành trang trại. Để rồi em xem, trước hết anh sẽ chặn dòng suối lại, lắp một tua bin nhỏ để phát điện. Rồi anh sẽ chia khu vườn dưới chân đồi thành từng ô nhỏ. Chỗ anh trồng cỏ để chăn nuôi bò, dê, chỗ thì trồng các loại rau củ. Không, anh không làm giàu, chỉ muốn đủ sống và quan trọng là gìn giữ được môi trường…

Mây tựa vào vai Lâm. Cô hiểu nỗi khát khao kia bởi Lâm mới nhận giấy báo trúng tuyển vào trường Đại học Nông - Lâm. Cũng lạ, nhiều người thấy Lâm học giỏi, nghĩ chắc anh ấy phải chọn những trường danh giá như Y khoa, Bách khoa, ít ra cũng Tổng hợp. Vậy mà Lâm lại chọn ngành Nông - Lâm. Lâm bảo Mây, mình sinh ra ở miền núi, đất đai rộng rãi, khí hậu mát mẻ, mắc mớ chi phải chọn những nghề giam mình vào phòng thí nghiệm, nghiên cứu hoặc làm những công việc nhàm chán, sáng đi chiều về.

Trăng đêm vừa mất hút vào đám mây, Lâm nghiêng đầu hôn nhẹ tóc Mây. Cô thoáng rùng mình rồi hỏi Lâm:

- Anh có dành chỗ để trồng hoa không?

- Nhất định rồi. Lâm đáp ngay. Anh sẽ trồng hoa thật nhiều. Hoa gì nhỉ, cẩm tú cầu rất đẹp, anh sẽ trồng dọc lối đi. Mimosa hoa vàng, lá bạc anh cũng thích, sẽ trồng ở vành đai ngoài cùng dưới chân đồi. Còn đoạn đường từ chân đồi lên đỉnh, nơi sau này anh làm nhà ở sẽ là hai bờ rào với những bụi tầm xuân.

- Ui, đừng trồng tầm xuân, xui lắm. Anh không nghe người ta nói à, nụ tầm xuân nở ra xanh biếc. Em đã có chồng anh tiếc lắm thay. Vận vào là gỡ không ra đó. Mây nói, vừa làm ra vẻ hiểu biết, vừa làm ra vẻ hờn dỗi.

Lâm cốc nhẹ vào đầu Mây, cười nói theo kiểu trêu chọc:

- Ngốc lắm nàng ơi. Tầm xuân xanh biếc là cây họ đậu, hoa nở có màu xanh. Tầm xuân anh trồng cùng họ với hoa hồng, là hoa hồng dại, cánh mỏng. Nhưng mùa xuân bờ rào quấn quýt dây tầm xuân đồng loạt nở hoa thì thôi khỏi nói, ngắm không rời mắt nổi.

- Vậy em đặt luôn tên trang trại hay ngọn đồi này là Tầm Xuân anh nhé.

*

Hai đứa học chung trường cấp III. Năm Lâm vào đại học thì Mây học năm cuối cấp. Mây vừa tốt nghiệp thì nhận được tin, cả gia đình sang Mỹ theo diện H.O. Dự định vào đại học của Mây bỗng dở dang. Mẹ của Mây suốt cả tháng trời dọn dẹp nhà cửa, vừa lau nước mắt vừa tháo ra rồi đóng lại gói các loại áo quần. Ba của Mây thì từ tốn nói với con gái:

- Ba mẹ cũng biết chuyện con với Lâm. Ba nghĩ chắc tuổi trẻ thì tình cảm cũng vu vơ, không quá sâu đậm. Lâm còn học mấy năm nữa mà con ở lại một thân một mình, ba mẹ cũng chẳng yên tâm. Thôi thì hai đứa tạm chia tay, sau này còn duyên thì còn gặp lại.

Còn duyên? Năm đó Mây mới tròn tuổi mười tám. Khi nghe tin Mây cùng gia đình xuất ngoại, Lâm lại hẹn cô ở con dốc cũ.

- Chừng nào em đi. Lâm nói, giọng nghèn nghẹn.

- Ba mẹ em bảo ăn cái Tết này xong ra giêng là đi.

Những ngọn cỏ cứ bứt lên, ngắt ra rồi thả xuống. Câu chuyện không đầu không cuối, xoay quanh ngày tháng thơ mộng đã qua, tương lai thì dường như đã khép lại cánh cửa hy vọng.

- Thôi em phải làm tròn chữ hiếu. Em cũng cố tin vào duyên phận. Mây nói, giọng cố ra vẻ bình thản. Lâm có biết đâu, Mây vừa nói vừa quay sang hướng khác bứt một ngọn cỏ. Hai giọt sương lăn tròn trên vai áo Mây, lăn vào đám cỏ xanh đang rối bời bởi sương đêm.

Tết năm đó, ba mẹ Mây đi chào Tết khắp lượt, từ bà con nội ngoại đến bạn bè. Mây chẳng đi đâu xa, chỉ ở trông nhà và đợi Lâm đến chở đi chơi. Cũng vẫn những chỗ hai đứa thường tới, thung lũng Hoa Vàng, suối Tóc Tiên, đồi thông Mơ Mộng… Ngày thường không sao, giờ sắp đi rồi Mây mới hay, mỗi bước chân như sợi dây nhỏ cứ xiết chặt tâm hồn cô, từng vòng, từng vòng một. Mây biết, rồi đây những vòng dây vô hình đó còn trì níu mãi, chừng nào cô còn nhớ đến Lâm.

*

Năm đầu, Mây sang đó phải học tiếng Anh rồi mới thi vào đại học. Thỉnh thoảng cô gọi điện cho Lâm. Hồi đó chưa có smarphone như bây giờ nên phải dùng điện thoại bàn với cuộc gọi quốc tế. Mà múi giờ cứ lệch nhau, bên này buổi sáng thì bên kia buổi tối. Gọi, nói chuyện, rồi thổn thức. Lâm biết Mây đã chọn học ngành công nghệ sinh học chuyên về nuôi cấy mô thực vật, một ngành mà Lâm ít nhiều có hiểu biết.

Rồi từ lúc nào không hay, hai người xem nhau như là bạn. Lâm chủ động kể trước về bạn gái mới quen. Cô ấy cũng học cùng trường nhưng sau nhiều khóa, là bác sĩ thú y. Mây cũng kể về bạn trai mới quen, anh ấy quốc tịch Mỹ nhưng là người Việt Nam, làm nghề kinh doanh máy móc, thiết bị chuyên ngành đủ loại. Lâm hỏi, bao giờ em về Việt Nam. Mây bảo, năm sau em sẽ về sớm, đi cùng chồng về thăm bà con chòm xóm luôn thể.

Mây về Việt Nam, đi thẳng từ sân bay về nhà cậu ruột. Cô muốn dành bất ngờ cho Lâm nên không gọi báo trước, đợi một hai hôm gặp luôn. Tình cờ cô gặp Hằng, bạn gái chung lớp cấp III ngày trước. Hai đứa chuyện trò vui vẻ sau bao năm xa cách, Mây ướm hỏi gia cảnh của Lâm bây giờ:

- Trang trại anh Lâm sao rồi ta? Vợ chồng anh Lâm chắc hạnh phúc nhỉ?

- Vợ chồng nào, mày điên à? Anh Lâm về thành phố xin làm ở một Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng. Trang trại thì vẫn đấy, ở trên đồi nhưng chỉ ngôi nhà ngói nhỏ thôi. Anh ấy cũng chỉ mới phác thảo ra, rồi chẳng biết lý do gì mà bỏ hoang.

Mây bàng hoàng, hóa ra chuyện của Lâm chỉ là đùa thôi ư.

Tối đó, Mây gọi điện Lâm, trách anh sao nỡ lừa Mây. Hóa ra, lòng người khó dò. Lâm bảo, anh nghĩ mình khó gặp nhau, nên thôi vậy. Bịa ra câu chuyện anh có bạn gái là để em đi lấy chồng. Mà em lấy chồng rồi, giấc mơ trang trại của anh cũng chỉ là cổ tích. Rồi thì bao giờ em gặp anh? Ôi, xui quá, dạo này anh lại phụ trách một dự án nông nghiệp quan trọng ở miền Đông. Nhưng em về còn ở lại lâu, anh sẽ thu xếp cuối tuần này lên quê rồi thăm vợ chồng em luôn.

*

Sau hôm Mây ghé lên đồi, nơi có trang trại của Lâm chừng năm bữa thì Lâm về. Vẫn gương mặt chữ điền cương nghị nhưng đượm buồn. Nhìn qua đã thấy phong sương hơn thời trai trẻ.

- Chồng đâu mà em gặp anh một mình. Lâm hỏi.

- À, chồng em đang đi chơi cùng nhóm bạn cũ. Anh ấy nói sẽ gặp anh sau. Mây trả lời.

Hai người ngồi rất lâu trong quán cà phê ở ven đường quốc lộ. Từ đây nhìn về hướng núi là bắt gặp một thung lũng đầy hoa dã quỳ. Mùa khô ở vùng cao này cũng chính là mùa đông nên người ta còn gọi dã quỳ là hoa báo đông. Hoa vàng ngợp mắt, lúc nào có gió thổi là nhìn thấy cả thảm hoa vàng xao động như những ngọn sóng nối nhau không dứt.

Mây hỏi nhiều chuyện. Mới biết ngay sau khi tốt nghiệp Lâm đã bắt tay thực hiện giấc mơ trang trại. Nhưng rồi ba mẹ Lâm bỗng mắc trọng bệnh, tài sản trong nhà cứ thế ra đi. Tiền của cứ đổ vào thuốc men, đường sữa toàn loại đắt tiền và những chuyến bay ra tận các bệnh viện trung ương. Rốt cục người không cứu được mà vốn để làm ăn cũng không còn. Trang trại của Lâm rồi cũng chỉ là những nét vẽ trên giấy. Lâm không từ bỏ giấc mơ nhưng anh phải đi làm, chắt chiu tiền bạc và mơ ngày trở lại ngôi nhà ngói đỏ trên đồi cao. Chỉ có một việc anh đã làm được đó là trồng những bụi tầm xuân dọc ven con dốc từ dưới chân lên đỉnh đồi.

Sau hôm gặp lại nhau, Lâm về thành phố giải quyết công việc và hẹn Mây vào cuối tuần trở lại. Đó là những ngày mà lúc nào rảnh rỗi Mây cũng dành ít thời gian đến thăm ngọn đồi Tầm Xuân. Vẫn con dốc và bờ cây tầm xuân có gai. Thi thoảng Mây dừng lại, ngắt một nụ tầm xuân bóc ra xem. Từng cánh hoa cuộn tròn trong búp, mỏng như cánh con chuồn chuồn. Những nụ tầm xuân như muốn nói với Mây về một giấc ngủ chưa tròn giấc.

*

Lâm lên lại vào cuối tuần. Vẫn câu hỏi cũ:

- Chồng đâu mà em lại đi một mình.

Mây cười cười không đáp.

Hai người lại chỗ ngồi ở quán cà phê nhìn ra thung lũng. Mây vừa kể chuyện vừa lấy tay chọc vào ly nước vẽ những đường ngoằn ngoèo trên mặt bàn. Những vệt nước khô đi nhìn trông giống những dây tầm xuân đan vào nhau. Chuyện không kể cũng thành ra kể, nói ít mà Lâm hiểu nhiều. Hóa ra, Mây cũng như Lâm, nén lòng mình để kể Lâm nghe một câu chuyện tình không có thật. Một anh chàng người Mỹ gốc Việt chuyên nghề kinh doanh thiết bị máy móc là do Mây tưởng tượng ra.

- Thế bao giờ em qua lại bên kia? Lâm hỏi như người mộng du, vừa hạnh phúc vừa lo âu.

- Cuối tháng này em qua... Thu xếp công việc, gom góp tài chính và mọi thứ ổn thỏa xong em sẽ về lại Việt Nam. Mây trả lời, ngần ngừ mấy giây rồi nói tiếp:

- Và lần này thì ở lại đây luôn.

Lâm ngỡ ngàng, dường như chưa tin vào tai mình. Lâm nói rồi chợt nhận ra mình là kẻ ngu ngốc nhất trần đời.

- Ôi, vậy thì hay quá. Em về đây ở nhà cậu. Anh thấy nhà cậu em cũng rộng rãi, con cháu thì đi xa cả.

Một cơn gió thổi qua thung lũng. Thảm hoa vàng lay động, hình như trong màu sắc còn có âm thanh. Những tiếng chuông ẩn trong mỗi cánh dã quỳ như rung lên trong gió. Mây vén tóc, quay mặt nhìn ra thảm hoa vàng rồi quay sang nhìn thẳng vào Lâm nói, giọng khẽ khàng nhưng rất rõ từng tiếng một.

- Em sẽ về ở trên ngọn đồi Tầm Xuân.

*

Hai năm sau.

Một đám cưới gọn nhẹ. Vui nhất là người cậu, cứ bảo mọi người, giờ tôi có đứa cháu gái ở gần nhà rồi nhé. Cháu tôi giỏi lắm, tốt nghiệp đại học ở Mỹ mà vẫn về đây làm nông nghiệp mới siêu chớ. Mà tôi quên, cái này không phải dạng vừa đâu, nó là “nông nghiệp thông minh” đấy.

Ngôi nhà ngói đỏ đã vôi ve lại trông mới hẳn. Cánh cổng bằng tre đan đã thay bằng cánh cổng sắt với họa tiết là những dây leo quấn quít. Khu vườn thì đúng như phác thảo, chỉ khác là có thêm các nhà kính để trồng các loại rau, củ quả ngoại nhập. Phía thấp hơn, ngoài cùng là hàng dài bao quanh hoa cẩm tú cầu, bông nào nở ra cũng to bằng quả bóng. Từ đỉnh đồi, mở hai cánh cổng là nhìn thấy lối đi dẫn xuống chân đồi. Hai bên vẫn còn nguyên những bụi tầm xuân xanh tốt, dây leo vịn vào bờ rào lan ra tận đồng cỏ chăn nuôi ở phía trong.

Một hôm nào đó gần Tết, hai vợ chồng cùng xuống phố sắm sửa. Chàng trai dừng lại giữa con dốc hỏi cô gái:

- Gần Tết rồi mà sao tầm xuân chưa nở em nhỉ?

Cô gái đáp:

- Chắc năm nay gần Tết thời tiết trở lạnh đột ngột nên tầm xuân còn ngái ngủ.

Chàng trai cười đáp đầy ngụ ý:

- Chắc vậy, mai này nở ra đồng loạt thì đẹp phải biết.

Cô gái thoáng đỏ mặt, thẹn thùng kéo tà áo với hàng khuy giữa đã căng ra:

- Em biết rồi, giữa năm nay anh phải thức đêm pha sữa thì sáng nào chẳng vậy.

Những dây tầm xuân ửng màu lá xanh trong nắng sớm. Cả ngàn búp hoa cuộn lại trong cơn ngái ngủ./.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Đời sống -

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền - Người giúp ước mơ đi xa…

Gắn bó với trường 20 năm qua, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy môn ngữ văn vẫn bâng khuâng, tha thiết với nghề dạy học như những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất này.

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Người lao động -

5 lý do đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu từ 1/7

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa đề xuất Chính phủ ban hành nghị định điều chỉnh tăng 6% lương tối thiểu, từ 1/7/2024.

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Người lao động -

Ngôi trường nhân văn ở chốn thâm sơn

Nếu dùng từ gì đó ngắn nhất để đánh giá những việc làm của Công đoàn Trường Tiểu học Thanh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) trong những năm qua, có lẽ tôi sẽ dùng hai chữ “Nhân văn và nhân văn”.

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đời sống -

Có tâm lý rút bảo hiểm xã hội một lần cho an toàn?

Đây là vấn đề được cán bộ công đoàn nêu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) diễn ra tại Hà Nội, chiều 13/5/2024.

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Đời sống -

Công nhân với vòng luẩn quẩn rút bảo hiểm xã hội một lần

Rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần nhưng chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt trong 2 tháng, nữ công nhân chỉ biết than trời.

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Đời sống -

Công nhân làm xuyên lễ được tăng lương, tăng tiền ăn

Khối lượng công việc tương đương ngày thường trong khi tiền lương được chi trả lại cao hơn là lý do khiến nhiều công nhân hăng hái đăng ký đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.