Ăn Tết với... cà phê
Người lao động - 18/02/2024 07:11 ĐÌNH ĐỐI
Cà phê là “hàn thử biểu”
Có người nói, nếu như một số tỉnh đồng bằng Nam bộ hay Bắc bộ ăn Tết với cây lúa, thì với Tây Nguyên người dân ăn Tết với cà phê. Ngẫm điều đó có lý vì đời sống thường nhật mỗi vùng miền đều ít nhiều phụ thuộc vào sản phẩm mà người ta làm ra được để sống quanh năm. Dân ở xứ cao nguyên này cũng vậy, dễ nhận ra “cái lý” ấy qua mỗi niên vụ cà phê.
Giá cà phê lên thì đời sống lên và ngược lại, giá rớt kéo theo đời sống rớt theo. Nói cách khác, giá cà phê ở đây được xem như “hàn thử biểu” phản ánh chính xác sự lên xuống của đời sống người dân từng ngày. Với dịp Tết thì sự “lên xuống” kia càng thể hiện rõ và vô cùng sinh động, nhất là khi nhìn “dân cà” mua sắm đúng vào thời điểm kết thúc mùa vụ thu hoạch trong năm, tầm từ lễ Noel đến giáp Tết cổ truyền. Đồng tiền thu vào còn nóng hôi hổi nhờ bán được thứ “quả đắng” kia, lập tức chạy ngược ra phố mua về biết bao nhiêu thứ.
Cây cà phê trĩu quả trên đồng đất Tây Nguyên. Ảnh: TGCC |
Năm nay cà phê được giá (trên dưới 70 nghìn đồng/ký nhân xô) nên người làm cà phê Tây Nguyên có điều kiện “vung tay” mua sắm nhiều hơn mọi năm. Ở Đắk Lắk, thủ phủ của cà phê nên người dân càng chi tiêu không tiếc. Nhìn vào những thứ mà họ mua sắm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 này hút nhất vẫn là vàng và tiện nghi sinh hoạt đắt tiền. Chưa nói đến những vùng cà phê trọng điểm và nổi tiếng lâu nay như thị xã Buôn Hồ, Krông Búk, Cư M’Gar, Krông Pắc, Cư Kuin sang tận Krông Ana (vùng cà phê của nông trường Việt Đức trước đây) - mà chỉ tính riêng một số địa danh cà phê mới nổi lên gần đây như vùng Krông Năng, Ea H’Leo cũng thấy mức độ mua sắm của “dân cà” chóng mặt đến mức nào.
Chủ tiệm vàng Kim Thịnh ở thị trấn Ea Toh, huyện Krông Năng cho hay: từ dạo Noel đến nay, dân ở vùng này sắm vàng nhiều lắm. Mỗi ngày tiệm này bán ra vài chục cây vàng. Mà ở cái thị trấn be bé này, giờ đã có 6 - 7 tiệm vàng và nơi nào cũng có sức mua, sức bán như thế. Tính ra cả vùng, từ dưới chân núi Dlei Ya ra trung tâm huyện, mỗi ngày không biết bao nhiêu vàng được rót vào đây?
“Mỗi ngày đêm các chủ tiệm vàng lớn ở TP. Buôn Ma Thuột như Mỹ Thành Nhân, Kim Môn, Kim Anh…được các đại lý tuyến huyện lên đặt hàng không ngớt”, chị Kim Thịnh bộc bạch thêm.
Còn những mặt hàng rượu bia, bánh kẹo… của hàng nào trên địa bàn Đắk Lắk mà không tích trữ khối lượng lớn để phục vụ “dân cà” trong mấy ngày xuân. Nhiều mặt hàng điện máy (tivi, tủ lạnh, máy giặt, dàn nhạc kraoke…) vào dịp cuối năm nay có sức hút lạ thường. Cũng dễ hiểu thôi, bởi giá cà phê đang “đỉnh” nhất trong vòng ba chục năm qua. Không chỉ hoạt động mua bán nói trên diễn ra sôi động trong dịp Tết cận kề, mà các dịch vụ taxi tải, Grap ở thời điểm này cũng trở nên bận rộn hơn. Những ông chủ dịch vụ vận tải này như An Phước, Nhất Phong, Thanh Nghĩa, Thuần Sự… đều tỏ ra hớn hở vì đội xe hàng chục chiếc của họ cứ theo “dân cà” mở hết công suất lăn bánh chở “niềm vui như Tết” về những vùng quê trù phú.
Tâm sự “dân cà”
Có thể nói, không nơi nào có đời sống sản xuất, tiêu thụ, thưởng thức cà phê lại sinh động và có sức lan tỏa sâu đậm trong cộng đồng, xã hội như ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Ở đó, nhịp sống của hàng triệu nông hộ trồng cà phê ở luôn gắn bó và chịu sự chi phối từ chuỗi giá trị gia tăng của loại cây trồng đặc sản ấy. Họ sống và “ăn nằm” với cà phê qua những thăng trầm trong đời sống sinh hoạt, sản xuất, chế biến và tiêu thụ hằng năm từ mặt hàng được xem là chiến lược này.
Ông Võ Thảo (khối 9, phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột) cũng như hầu hết người làm cà phê hiện nay cho rằng, “hàn thử biểu” kia đang phản ánh đời sống của cộng đồng sản xuất, mua bán loại “trái đắng” này theo nhịp điệu khác - ấy là đời sống năm nay có phần khởi sắc nhưng chưa hẳn đã bền vững vì giá cả thất thường. Vì thế, dù cà phê đang ở mức cao, nhưng việc đầu tư cho vườn cây không phải ai cũng hết mình ra sức. Tâm lý chung là họ đầu tư chừng mực, một phần do vật tư đầu vào (phân bón, thuốc thang, điện nước, công cán) khá đắt đỏ; phần còn lo những niên vụ tới, giá cả có được như hiện tại hay không - nên hầu hết “dân cà” ở đây chăm bẵm loại cây trồng kia là để giữ vườn, giữ rẫy nhằm chờ cơ hội mới, hoặc tìm tòi hướng phát triển phù hợp hơn, chứ không còn là lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội như ba bốn thập niên trước.
Phơi cà phê. Ảnh: TGCC |
Ví như vào những năm 1993 - 1995, được coi là “thời hoàng kim” của cà phê Việt Nam, nhất là ở Tây Nguyên, đã có hàng vạn nông hộ khấm khá lên nhờ loại cây trồng này. Ông Hà Xuân Định (thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar) nhớ lại: Thời đó, dân làm cà phê đầu tư một, thu mười nên giá trị kinh tế mang lại quả thật to lớn. Một tấn cà phê có giá 40 - 42 triệu đồng vào thời điểm trên đã tạo nên cuộc sống sung túc, đủ đầy cho mọi người. Theo đó, góp phần kích thích mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và đáng kể cho nhiều địa phương có thêm điều kiện để xây dựng và mở mang cơ sở hạ tầng (điện - đường - trường - trạm) ở vùng nông thôn lẫn thành thị.
Tại một số vùng trọng điểm cà phê như Việt Đức, Ea Sim, Trung Hòa, Ea H’Nin (huyện Cư Kuin); xã Ea Phê, thị trấn Phước An (Krông Pắc); Cư Dlei M’nông, Ea Pốk, Quảng Phú (Cư M’gar); Ea Nam, Ea H’leo, Ea Sin (Ea H’leo); Ea Toh, Dlei Ya, Ea Phúk (Krông Năng); Pơng Drang (Krông Búk); Hòa Thuận, Hòa Thắng (TP. Buôn Ma Thuột)… đời sống của người làm cà phê được đánh giá là không thua kém gì so với vùng nông thôn Nhật Bản vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước.
Ông Định tâm tư, năm nay “dân cà” ăn Tết hẳn là đủ đầy và sung túc; duy có điều, không biết người làm cà phê cũng như những cá nhân, đơn vị, tổ chức có liên quan có quan tâm hay không - rằng niềm vui ấy làm sao phải được tiếp tục kéo dài và bền vững thì người nông dân, cũng như tập hợp người lao động trong chuỗi ngành hàng quan trọng này mới thật sự yên tâm đầu tư sản xuất, chế biến và xuất khẩu nhằm khẳng định lại ngôi vị cho cây cà phê như thuở ấy.
Tâm tư của “dân cà” được ông Nguyễn Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột chia sẻ: Phải thừa nhận rằng, cà phê ở đây thật sự đóng vai trò, sứ mệnh quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong nhiều năm qua. Song, đến nay điều đó có phần hạn chế và hơn thế là đang mất dần vị thế trong bức tranh nông nghiệp ở Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung, do cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác có giá trị kinh tế hấp dẫn hơn.
Ông Minh hy vọng với đề án tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của Cà phê Việt Nam theo phương châm: “Năng suất - Chất lượng - Giá trị - Gia tăng”, đến năm 2030 sẽ mở ra điều kiện, cơ hội cho loại cây trồng đặc sản này trở lại vị thế vốn có với mục tiêu đặt ra là hàng năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt khoảng 6 tỷ USD. Theo đó, đề án cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết là chú trọng nâng cao đời sống cho người trồng cà phê cũng như “hệ sinh thái” liên quan đến loại cây trồng chiến lược này cho vùng trọng điểm Tây Nguyên - thủ phủ cà phê Việt Nam.
Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê Dự án Vision Zero Fund (ILO VZF) đã tích cực phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc chia sẻ thông tin, tham vấn ... |
Học hỏi, đưa những cải tiến vào sản xuất Cùng với các ngành, các cấp chính quyền Lâm Đồng, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tổ chức nhiều hoạt động cải thiện ... |
Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê Thời gian qua, nhờ những khóa đào tạo, tập huấn của Liên minh Cà phê Phụ nữ Quốc tế sử dụng chương trình WIND, những ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/11/2024 08:01
Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
Hơn 90% bệnh nhân và người nhà bệnh nhân hài lòng. Đây là kết quả cho những nỗ lực đổi mới, đồng lòng trong phong cách phục vụ của cán bộ nhân viên ngành Y.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?