Hãy làm đi, đừng đổ thừa hành khách!
Kinh tế - Chính sách - 29/01/2022 11:40 VÕ ĐỨC PHÚC
Chiều 25 tháng Chạp (27/1/2022), Ga quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất đông đúc hành khách. Vì lo sợ lây nhiễm Covid-19 nên nhiều người mặc thêm đồ bảo hộ khi ra sân bay. Ảnh: Quỳnh Trần (VnExpress) |
Không còn khái niệm giữ khoảng cách hay giãn cách gì nữa. Khách đi lại quá đông khiến người ta quên mất dịch vẫn còn là mối nguy cơ đáng lo ngại. Mọi năm, dịp Tết khách đi lại quá đông là bình thường nhưng trong mùa dịch mà hành khách đi lại đông đúc lại là điều đáng mừng nhưng cần đảm bảo an toàn phòng dịch cho hành khách đi máy bay thay vì mang nỗi bức xúc đến cho họ.
Đó là trách nhiệm của Cục Hàng không và Cảng vụ Hàng không miền Nam phải làm. Nhưng thật đáng tiếc là năm nào những cơ quan có trách nhiệm này cũng đổ thừa cho khách đi máy bay chứ chưa thấy có giải pháp nào có thể giải quyết cái gốc của vấn đề ùn ứ đi lại dịp Tết ở Sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo số liệu báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, từ ngày 17 đến ngày 22/1 có 6.400 chuyến bay nội địa và gần 800.000 khách, kế hoạch từ ngày 23/1 đến ngày 16/2, tổng ghế cung ứng 2,85 triệu ghế và 13.400 chuyến bay, tăng hơn dịp Tết Nguyên đán năm 2021, tăng slot (giờ cất hạ cánh) nhưng không tăng cách nào để hành khách đi máy bay được thoải mái, cảm giác được an toàn phòng dịch. Người đi máy bay vẫn một cảm giác bất an, bực bội và ngán ngẩm.
Cục Hàng không thì bảo rằng tình trạng hành khách chờ đợi đông tại Sân bay Tân Sơn Nhất là do chưa nắm được thông tin bỏ xét nghiệm Covid-19 và thời tiết xấu tại Hà Nội. Đại diện lãnh đạo Cảng vụ Hàng không miền Nam thì đổ thừa do ảnh hưởng thời tiết cộng với việc nhiều người dân đến sân bay quá sớm trước giờ bay 3-5 tiếng đồng hồ, tập trung đông nên xảy ra ùn ứ.
Dịp Tết ai cũng bận nhiều việc, ai cũng nhiều nỗi lo cần giải quyết, không ai rảnh để tới sân bay sớm trước 3-5 tiếng cả, nếu như Sân bay Tân Sơn Nhất làm tốt các khâu trong quá trình làm thủ tục cho khách đi máy bay. Năm nào cũng xảy ra tình trạng này nhưng khổ lắm cứ nói mãi rồi cũng chỉ loanh quanh “cái rọ” Tân Sơn Nhất như kiểu "gà què ăn quẩn cối xay".
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn thị sát Sân bay Tân Sơn Nhất để đánh giá tình hình đi lại của hành khách dịp Tết đã nói rằng, "Tân Sơn Nhất cần có thêm giải pháp tình huống để giải tỏa khách trong khung giờ cao điểm".
Vậy hãy làm đi, đừng nói nhiều, cũng đừng đổ lỗi do hành khách!
Từ ngày 29/10, hành khách đi máy bay chỉ cần khai báo y tế điện tử Theo quy định mới, hành khách đi máy bay chỉ cần khai báo y tế điện tử, cơ quan chức năng sẽ trích xuất dữ ... |
Tấm vé của lòng trắc ẩn Nghe tin hai con gái bị tai nạn giao thông, một cháu nằm viện, một cháu qua đời, anh Hải tức tốc bắt xe từ ... |
Người đang cần đi máy bay nên lưu ý những gì để phòng chống Covid-19? Trước tình hình có thêm các ca nhiễm Covid-19 mới, người dân cần đi phương tiện công cộng như máy bay, tàu hỏa.... cần phải ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?