Đổi tên trường đại học, vấn đề không chỉ là tên gọi
Văn hóa - Xã hội - 08/12/2022 20:24 QUỐC THẮNG
Quyết định 1512/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phép Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đổi tên thành “Đại học Bách khoa Hà Nội”, tức “đẩy” chữ “trường” ra khỏi tên gọi, đã làm cho nhiều người thắc mắc, băn khoăn.
Việc đổi tên gọi được xem như là một bước chuyển để Trường Đại học Bách khoa thực hiện chiến lược đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị, nâng tầm, tạo thuận lợi trong hợp tác quốc tế. Nếu muốn cấu trúc lại các khoa, viện thành các trường trực thuộc với quy mô lớn hơn, trường buộc phải đổi tên. Vì theo Khoản 3 và 4, Điều 4 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 thì chỉ có đại học mới có các trường đại học thành viên. Dẫu biết rằng, cách phân biệt giữa thuật ngữ “đại học” và “trường đại học” ở ta vẫn còn những nhập nhằng, khó hiểu. Và dẫu biết rằng, trong Luật trên, hai thuật ngữ này cũng không được xác định trong cùng một cách thức định nghĩa.
Đại học Bách khoa Hà Nội. Ảnh: danviet.vn |
Việc đổi tên trường là chuyện thường tình trên thế giới. Nghiên cứu “Is a name change a game change? The impact of college-to-university conversions” (Economics of Education Review, Elsevier, vol. 88-C) của Riley K. Acton, cho biết: Ở Mỹ, trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2016, có 122 trường cao đẳng - tức gần 25% trong số những trường có tên gọi là college - đã đổi tên là university (đại học). Đó là chiến lược của cơ sở đào tạo. Nghiên cứu cho thấy những kết quả tốt về nguồn thu và tuyển sinh sau chuyển đổi nhưng cũng cảnh báo những tác động tiêu cực của hiện tượng đó đối với các cơ sở đào tạo cùng loại hình mà không chuyển đổi.
Việc “gom” các trường thành một cụm cũng là chuyện thường tình trên thế giới. Ở Pháp, ai cũng biết mô hình “Cộng đồng đại học” - COMUE (trước đây là “Cụm đại học” - PRES) tập hợp các trường đại học dựa trên vùng địa lý nhằm phát huy sức mạnh, phù hợp tiêu chuẩn ranking, nâng thứ hạng cạnh tranh, kiến tạo bản sắc và đào tạo liên ngành.
Nhưng tại sao, dư luận lại bàn tán chuyện đổi tên trường của Trường Đại học Bách khoa?
Về mặt thuật ngữ, ai làm công tác dịch thuật đều vướng phải cách gọi “không giống ai” của chúng ta khiến cho đối tác nước ngoài rất khó hiểu trong cơ cấu tổ chức: thế nào là “trường đại học” (university) trong “đại học” (cũng là university)? Cho nên, đã có những nhầm lẫn dạng như: Đại học Quốc gia TP.HCM (Vietnam National University, Ho Chi Minh City) nằm trong Trường Đại học Quốc tế (International University) trong lúc thực tế thì ngược lại.
Không thể chối cãi những hạn chế của mô hình “đại học trong đại học”. Không thể quên những sự kiện chứng minh cho sự bất cập, lỏng lẻo về mặt thiết chế dẫn đến việc xóa bỏ trường đại học đại cương năm 1998, việc tách Trường Đại học Sư phạm ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc đưa một số trường thành viên ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2001.
Và “đại học” chỉ là thuật ngữ chỉ một cấp học (bên cạnh tiểu học, trung học) trong khi cơ sở đào tạo là một thiết chế. Mà đã là một thiết chế thì phải lựa chọn các danh từ để định danh: trường, viện, học viện, trung tâm, … Điều đó cho thấy định danh đã phản ánh đúng tính chất của cơ cấu tổ chức: “đại học” không “trường” đã là cách làm mờ nhạt yếu tố thiết chế của cơ sở đào tạo xét cả về học thuật lẫn quản trị.
Nhưng trong giáo dục đại học, áp dụng một mô hình mới là rất cần thiết để kiến thiết tinh thần đại học. Đi theo một mô hình nhất định sẽ hạn chế tính sáng tạo và nhiều trường hợp có thể đánh mất cơ hội phát triển. Chuyển đổi mô hình đại học không chỉ là vấn đề tên gọi mà đặt ra cho chúng ta nhiều nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức và tính hiệu quả của nó. Chuyển đổi tên gọi, có nghĩa là khởi đầu cho những dự tính về mô hình. Chuyển đổi tên gọi, có nghĩa là bắt đầu cho một tuyên ngôn sứ mệnh và tầm nhìn mới.
Bản tuyên ngôn của một tổ chức được xem là thể thức để trình bày một cách thuyết phục lý do tồn tại của tổ chức đó cả về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị. Trong ý nghĩa đó, lại chưa thể lấy lịch sử hay hiện trạng của các mô hình có cùng tên gọi đã thấy để đánh giá chiến lược của Đại học Bách khoa. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi mới là điều mà chúng ta chờ đợi và kỳ vọng ở Đại học Bách khoa.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Bắt hiệu trưởng quỳ, bẻ tay cô giáo và nỗi đau ngành Giáo dục Rồi câu chuyện phụ huynh ở Hà Tĩnh cầm dao vào trường bắt hiệu trưởng quỳ 6 phút hay thầy giáo bẻ tay cô đưa ... |
Tăng lương cơ sở - giáo viên vui tới mức nào? Sau 3 lần lùi thời điểm chính thức cải cách tiền lương, cho đến nay, đã hơn 3 năm người lao động chưa được tăng ... |
Châu Á dừng bước ở World Cup: Bài học “Tây du” Hai đại diện châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc đã dừng bước ở vòng 16 đội World Cup 2022 tối qua. Mỗi đội ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y