Doanh nghiệp dồi dào đơn hàng, người lao động phấn khởi tăng ca
Đời sống - 20/03/2024 16:03 TRƯỜNG SƠN
Hối hả chạy đơn hàng, nhà máy tăng đãi ngộ, tuyển lao động U50 |
Doanh nghiệp khởi sắc
Công ty TNHH MTV Hanex Huế (Khu công nghiệp Phú Bài, thị xã Hương Thủy) chuyên sản xuất ba lô, túi xách xuất khẩu có hơn 1.000 công nhân đang tất bật sản xuất để kịp đơn hàng cho đối tác.
Ông Lee Dong Youb - Giám đốc Công ty TNHH MTV Hanex Huế cho biết, hiện tại đơn hàng đã đủ cho những tháng cuối năm. Có thời điểm, công ty phải từ chối nhận đơn hàng vì lo không sản xuất kịp.
Công nhân lao động tại Công ty TNHH MTV Hanex Huế phấn khởi khi được tăng ca, nâng cao thu nhập. Ảnh TRƯỜNG SƠN. |
Công nhân tăng ca từ cuối năm 2023, gần hai tháng nay còn làm thêm ngày Chủ nhật. Có lúc cao điểm, công nhân tăng ca 15 giờ/tuần. Đối với công nhân làm thêm Chủ nhật, tiền lương được nhận gấp đôi ngày thường nên đều hào hứng.
“Năm 2024, Hanex phấn đấu tiếp tục ổn định và dần tiến tới mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc, quan tâm hơn nữa các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo, sản xuất nhiều sản phẩm có chất lượng, góp phần tăng doanh thu và thu nhập cho người lao động”, ông Lee Dong Youb nói.
Cán bộ công đoàn thăm hỏi tình hình việc làm, thu nhập của công nhân lao động trong giờ ăn ca. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Cũng tại Khu công nghiệp Phú Bài, Công ty TNHH MSV có gần 1.200 công nhân đang lao động sản xuất trong tâm thế vui vẻ, phấn khởi. Mỗi tuần, công ty tổ chức tăng ca ba ngày, mỗi ngày tăng hai tiếng, thu nhập bình quân người lao động 9 triệu đồng/tháng.
Đồng chí Lê Quý Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MSV cho hay, từ đầu năm 2024, công ty đã ký kết đủ đơn hàng cho cả năm. Hiện có một số khách hàng còn có nhu cầu tăng thêm số lượng đơn hàng, nhờ đó mà người lao động không lo thiếu việc, toàn bộ người lao động của công ty đều được tăng tiền lương. Tuy nhiên, để bảo đảm sức khỏe cho công nhân, công ty chỉ bố trí tăng ca luân phiên theo ngày.
“Công ty cũng đang có nhu cầu tuyển thêm lao động để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Để có đơn hàng ổn định cho công nhân lao động, đơn vị đã linh hoạt thay đổi chính sách bán hàng, chấp nhận giảm bớt lợi nhuận, tối ưu hóa chi phí... Từ đó, công ty cung cấp cho khách hàng các sản phẩm ở mức giá cạnh tranh nhưng vẫn đáp ứng chất lượng”, đồng chí Lê Quý Hoàng chia sẻ.
Người lao động phấn khởi tăng ca
Đầu năm 2024 đến nay, tình hình đơn hàng tại Công ty TNHH HBI, Khu công nghiệp Phú Bài có nhiều tín hiệu khởi sắc. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, công ty đang tuyển dụng gần 2.000 công nhân, đồng thời tổ chức tăng ca cho hơn 6.000 công nhân.
Chị Dương Thị Thủy Châu, công nhân Nhà máy số 2, Công ty TNHH HBI cho biết bản thân rất vui khi công ty thông báo tổ chức tăng ca mỗi ngày 40 phút và làm thêm ngày Chủ nhật.
“Thu nhập hằng tháng của tôi hơn 6 triệu đồng. Nếu tăng ca đều đặn, tôi sẽ có thêm 1 - 2 triệu đồng. Được tăng ca là niềm vui của anh chị em công nhân chúng tôi. Thời điểm công ty không tăng ca, ngoài thời gian đi làm công nhân may, tôi phải đi tìm việc khác làm thêm để tăng thu nhập", chị Châu chia sẻ.
Công nhân lao động nghành dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế phấn khởi tăng ca. Ảnh: TRƯỜNG SƠN. |
Còn chị Nguyễn Thị Hoài Thu - Công ty TNHH MTV Hanex Huế cho hay, từ khi công ty tổ chức tăng ca, hầu như ngày nào chị cũng đăng ký tham gia. Nhờ đó, lương của chị từ đầu năm 2024 đến nay là hơn 8 triệu đồng/tháng
“Có hôm về đến nhà gần 10 giờ đêm, dù mệt nhưng tôi vẫn vui vì thu nhập được cải thiện. Không chỉ tôi, tất cả công nhân lao động đều mong công ty luôn có đơn hàng dồi dào, để chúng tôi được tăng ca đều đặn, tăng thu nhập”, chị Thu phấn khởi nói.
Đồng chí Hoàng Trọng Lam - Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, từ những tháng cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp phục hồi đơn hàng, nhất là các đơn vị chuyên về các mặt hàng may mặc xuất khẩu.
Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng trở lại từ 60% đến 70%, cũng có nơi đơn hàng khôi phục đến 100%. Nhờ đó, thị trường lao động tại địa phương trở nên sôi động hơn.
“Đơn hàng tăng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải tổ chức tăng ca để kịp đơn hàng. Công nhân lao động sau một thời gian không tăng ca, nay đã được tăng ca trở lại, hầu hết công nhân rất phấn khởi, tích cực hưởng ứng”, đồng chí Lam nói.
Công nhân nghỉ Tết 45 ngày do doanh nghiệp thiếu đơn hàng Nhiều doanh nghiệp khó khăn do thiếu đơn hàng đã lên kế hoạch cho công nhân nghỉ Tết dài ngày, có trường hợp kỳ nghỉ ... |
Hối hả chạy đơn hàng, nhà máy tăng đãi ngộ, tuyển lao động U50 Ngoài việc tăng chế độ phúc lợi nhằm giữ chân người lao động đã gắn bó lâu năm, nhiều doanh nghiệp đang tích cực tuyển ... |
Đơn hàng ổn định, doanh nghiệp may ở Quảng trị tuyển nhiều lao động Nhờ có đơn hàng ổn định, 3 tháng đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp may tại tỉnh Quảng Trị đã mở rộng cơ sở sản ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 13/12/2024 08:19
Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới
Bên cạnh việc động viên về tinh thần, hỗ trợ tài chính thì Chính phủ cũng cần có chính sách hướng nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về nghỉ sau sáp nhập.
Đời sống - 12/12/2024 18:43
“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân
Chương trình “Xây Tết 2025” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) dự kiến hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.
- Thôi việc ngay do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
- Đừng sợ Lý Thông nợ lương! Thạch Sanh đã có lời giải
- Người “truyền lửa” nhiệt huyết cho Công đoàn BIDV Hồng Hà
- Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác
- Tỷ lệ nội địa hoá xe VinFast đạt hơn 60%, hướng tới 84% vào năm 2026