Chủ nhật 19/05/2024 01:41

“Công trình phụ" phải được coi là công trình chính trong nhà trường

Cà phê tối - VŨ HÙNG

“Công trình phụ” để trong ngoặc kép này, không cần giải thích thì bạn đọc ai cũng biết là một từ đã được “tế nhị hoá” trong tiếng Việt để chỉ khu vệ sinh, dân gian xưa gọi là nhà xí, tân thời nay gọi là toa lét, thế giới gọi là "rest room".
“Công trình phụ
Năm 2021, Trường THCS Lê Quý Đôn (TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) đầu tư xây dựng nhà vệ sinh đẹp không khác gì ở khách sạn 5 sao. Ảnh: Trường THCS Lê Quý Đôn.

Chính vì coi nó là “phụ” mà bao năm nay chúng ta không lưu ý tới một nhận xét đã có từ lâu lắm rồi trên thế giới hiện đại: “Muốn biết trình độ văn minh của một quốc gia như thế nào thì trước hết hãy xem xét hệ thống vệ sinh công cộng của nước đó”.

Thế còn ai là người vừa mới đây kêu gọi chúng ta hãy coi “công trình phụ” là công trình chính, cụ thể là coi nhà vệ sinh là công trình chính trong trường học? Đó không phải là một thầy cô giáo hay một vị Hiệu trưởng, không phải các vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hay Bộ Xây dựng, không phải là một chuyên gia về sức khoẻ, môi trường, mà xin thưa bạn đọc, đó lại chính là Thủ tướng Chính phủ. Thật là bất ngờ và thú vị!

Ngày 10/2, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ công bố Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025. Lễ công bố có sự tham dự, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng đại diện các bộ, ngành, các tổ chức và lãnh đạo các địa phương tại 63 điểm cầu trên cả nước.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, cùng với việc mở cửa trường học trở lại trên cả nước, đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần khẳng định quyết tâm lớn của Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em, học sinh; dành những gì tốt đẹp nhất có thể cho thế hệ tương lai, góp phần quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, đối với mỗi người và cả xã hội, sức khỏe luôn là vốn quý nhất. Đặc biệt, với các học sinh, trẻ em, thì công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe càng quan trọng bởi đây là tương lai của đất nước. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các cháu là trách nhiệm không chỉ của gia đình mà còn của cộng đồng, của toàn xã hội và cả hệ thống chính trị.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục đào tạo, bảo vệ chăm sóc sức khỏe của Nhân dân nói chung, sức khỏe học đường nói riêng. Tuy nhiên, Thủ tướng nói, một vấn đề mà chúng ta nhìn thấy rất rõ là điều kiện các nhà vệ sinh trong trường học chưa đáp ứng yêu cầu, kể cả ở những thành phố lớn. "Vấn đề vệ sinh ở các trường học còn nhiều vướng mắc, bất cập. Ngay cả cách gọi nhà vệ sinh là 'công trình phụ' cũng đã cho thấy nhận thức, sự quan tâm không đầy đủ tới vấn đề nhà vệ sinh trường học”, Thủ tướng chia sẻ.

“Chúng ta thường tính công trình chính là trường, lớp, phòng thư viện, nhà thể chất, sân thể dục thể thao, còn vệ sinh, nhà bếp là công trình phụ. Bây giờ phải suy nghĩ nhà vệ sinh và nhà bếp cũng là những công trình chính trong trường học. Phải từ tư duy, nhận thức mới chuyển thành hành động, tổ chức thực hiện cụ thể”, Thủ tướng chỉ thị.

Thủ tướng đã chỉ rõ, do nhận thức là “công trình phụ” nên còn thừa đất chỗ nào, nguyên vật liệu dư thừa thì mang xây dựng nhà vệ sinh và nhà bếp. “Nhưng thực chất đây là hai cái rất quan trọng. Học sinh có yêu trường lớp hay không cũng một phần bởi các công trình vệ sinh và nhà ăn. Việc này các cơ quan quản lý, các bộ ngành và các địa phương rất đáng suy nghĩ”.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, cần coi sức khỏe học sinh là đối tượng cần phục vụ đặc biệt và cần coi trọng việc chăm sóc sức khỏe tinh thần ngang sức khỏe thể chất.

Theo Thủ tướng, một trong những việc cụ thể cần phải giải quyết sớm gồm cải thiện điều kiện vật chất, cơ sở trường học; tăng cường xây dựng, quy hoạch các điểm trường đảm bảo hợp lý, khoa học; tiếp tục cải thiện hệ thống nhà vệ sinh, bếp ăn và cơ sở vật chất trường học,... để học sinh có không gian rèn luyện sức khỏe.

Có một chi tiết diễn ra sau lễ công bố trên cũng thật là thú vị.

Ông Trần Hữu Dũng là Giáo sư Kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ông chuyên về nghiên cứu kinh tế vùng Đông Á, đặc biệt là Việt Nam. Ông cũng là một nhà nghiên cứu và có nhiều đóng góp về tư duy kinh tế cho Việt Nam.

Ngay sau khi phát biểu trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính được báo chí Việt Nam đăng tải, trong một bài viết ca ngợi quyết tâm thay đổi nhận thức về vệ sinh trong trường học mà Thủ tướng đề ra, Giáo sư Dũng đã minh hoạ một câu chuyện của chính ông về vệ sinh trường học. Ông kể: "Lúc tôi mới tốt nghiệp, có một trường đại học ở Pennsylvania mời tôi tới giảng dạy nhưng tôi đã kiên quyết từ chối, chỉ vì khi đến thăm khu giảng đường, tôi khám phá ra là phòng giáo sư cách xa "rest room" ít nhất 100m!

Đó là chuyện bên Mỹ. Còn ở ta, nếu bạn có dịp tâm sự với các vị phụ huynh và các cháu học sinh từ bậc tiểu học cho tới THPT, bạn sẽ thấy nỗi “đau khổ” khó nói nhất của các cháu khi đi học là sợ nhà vệ sinh bẩn. Nhiều cháu phải nín nhịn đi vệ sinh cả buổi học cho tới khi về nhà. Sức khoẻ và tinh thần học tập, sự tập trung nghe giảng, sự thoải mái trong giờ ra chơi của các cháu vì thế mà bị ảnh hưởng có thể nói là nghiêm trọng.

Hi vọng, sau lời chỉ thị phải coi “công trình phụ” là công trình chính mà Thủ tướng đã nêu ra tại lễ công bố Chương trình sức khoẻ học đường 2021-2025, các khu nhà vệ sinh tại các trường học trên toàn quốc sẽ được thay đổi chất lượng công trình và tiện nghi vệ sinh một cách thực sự, đem đến việc đảm bảo an toàn sức khoẻ cho hàng chục triệu học sinh.

Và chúng ta sẽ không thấy quá bất ngờ khi một vị Thủ tướng lại phải quan tâm đến “công trình phụ” trong các trường học nữa, khi chúng ta nhớ lại, thuở sinh thời, mỗi khi đi thăm các cơ sở, Chủ tịch Hồ Chí Minh hầu như không bao giờ bước vào ngay hội trường nơi mọi người chờ đợi chào đón Bác, mà Người thường xuống thẳng nhà bếp, khu vệ sinh để kiểm tra chất lượng phục vụ đồng bào, chiến sĩ, cán bộ, công nhân viên ở những nơi đó ra sao.

Không có gì là bé nhỏ, không có gì là tiểu tiết, không có gì là “phụ”, một khi nó liên quan đến sức khoẻ và đời sống của Nhân dân. Đặc biệt là khi nó liên quan trực tiếp tới sức khoẻ và tinh thần của các cháu học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước,...

Ngày 2/10/2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 nhằm bảo đảm chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cho trẻ em, học sinh thông qua việc duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các trường chuyên biệt.

Chương trình Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025 xác định 5 nhóm nội dung và 7 nhóm giải pháp về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khoẻ, trẻ em, học sinh; giáo dục thể chất và hoạt động thể thao học đường; tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo; tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học. Mỗi nội dung được giao chỉ tiêu đánh giá cụ thể như: Đến năm 2025, 100% trường học có nhà vệ sinh, trong đó 50% trường học có đủ nhà vệ sinh cho học sinh theo quy định và 80% nhà vệ sinh bảo đảm điều kiện hợp vệ sinh. Hay 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định,...; 100% trường học có đủ giáo viên giáo dục thể chất và được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,…

Với thông điệp “Trường học an toàn, trẻ em, học sinh khỏe mạnh”, lần đầu tiên tại Việt Nam, một chương trình quy mô, thiết thực và ý nghĩa về sức khoẻ học đường với chương trình tổng thể, chính thống và toàn diện được thực hiện.

Học sinh TP HCM đến trường và nỗi lo người ở nhà Học sinh TP HCM đến trường và nỗi lo người ở nhà

Sau Hà Nội 1 tuần, từ 13/12 TP HCM sẽ cho học sinh khối 1, 9 và 12 đến trường và trẻ mầm non sẽ ...

Công tác phòng, chống dịch trong trường học Công tác phòng, chống dịch trong trường học

Năm học mới 2021-2022 bắt đầu trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều địa phương cho học sinh ...

Xin không tăng học phí và thông điệp của Bộ trưởng Sơn Xin không tăng học phí và thông điệp của Bộ trưởng Sơn

Một trong những động thái đầu tiên của Bộ GD&ĐT dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là báo cáo Chính phủ xem xét ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội hoa bằng lăng, tại sao không?

Cà phê tối -

Lễ hội hoa bằng lăng, tại sao không?

Các con đường ở Hà Nội đang bừng sắc bởi màu tím của hoa bằng lăng. Thành phố dường như được khoác áo mới dịu dàng, thiết tha với những chùm bằng lăng giăng mắc mọi nẻo. Và, chúng ta hoàn toàn có quyền lạc quan về việc khai thác du lịch từ mùa đẹp nhất trong năm này của Thủ đô.

Chấn hưng văn hóa từ trái tim với làng nghề

Cà phê tối -

Chấn hưng văn hóa từ trái tim với làng nghề

Trong khi người ta tiếp tục đề xuất những đề án nhiều trăm nghìn tỉ để chấn hưng văn hóa quốc gia, có những nơi, người dân và các chuyên gia đã âm thầm nỗ lực để làm khai tỏ nét đẹp văn hóa làng nghề. Đáng nói, họ sẵn sàng bỏ tiền túi để “làng ta cùng làm du lịch văn hóa” và “làng ta làm điểm cho các làng nghề cả nước”.

Mọi ngả đường đều dẫn về Điện Biên Phủ

Cà phê tối -

Mọi ngả đường đều dẫn về Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bên cạnh lễ diễu binh, diễu hành và kỷ niệm, chúng ta còn chứng kiến sự bùng nổ của du lịch nhân sự kiện lịch sử.

Chẳng lẽ bất lực với giá vàng nhảy múa thách thức?

Cà phê tối -

Chẳng lẽ bất lực với giá vàng nhảy múa thách thức?

Bất chấp hàng loạt chỉ đạo của Chính phủ, can thiệp của Ngân hàng Nhà nước và nỗ lực của nhiều mệnh lệnh hành chính, chiều nay 6/5, giá vàng miếng SJC có lúc đã vượt trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất trong lịch sử và dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý!

Liều vaccine đề kháng tin giả

Cà phê tối -

Liều vaccine đề kháng tin giả

Vừa qua, thông tin AstraZeneca thừa nhận vaccine Covid-19 của hãng có thể gây đông máu trong một số trường hợp hiếm gặp gây hoang mang dư luận. Đáng nói, cách đưa tin của các trang mạng xã hội đã cắt xén thông tin khiến dư luận hiểu nhầm tạo những hệ lụy rất lớn.

Tăng trưởng thật và kỹ thuật số… ảo!

Cà phê tối -

Tăng trưởng thật và kỹ thuật số… ảo!

Trong Đại hội cổ đông cuối tuần qua, Chủ tịch VietinBank Trần Minh Bình cho hay ngân hàng của ông tăng trưởng 'thật', chứ không phải 'kỹ thuật"! Lời thẳng mất lòng nhưng sự thật đó từ lâu đã là tồn tại nhức nhối.

Kinh tế - Chính sách

Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Sau phiên đầu tràn đầy hứng khởi trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VinFast (VFS) quay đầu giảm gần 19% trong ngày 16/8, giá trị công ty xuống dưới 70 tỷ đô so với 85 tỷ của ngày đầu tiên. Chuyện trên bình thường và chẳng có gì lạ trên thị trường chứng khoán quốc tế nhưng phần nào giúp chúng ta hiểu rằng sân chơi ấy không dễ chịu như nhiều người tưởng trong lúc phấn khích.
Mỹ Anh

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa chia sẻ quan điểm về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, tinh thần của thành phố sẽ “giữ ổn định” quận Hoàn Kiếm
Hà Phan

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Giá gạo thế giới tăng, không ít doanh nghiệp đã “thừa thắng xông lên” đẩy nhanh xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Công thương khuyến cáo coi chừng “gậy ông đâp lưng ông”!
Quốc Thắng

Ba con số thiếu chủ ngữ

Giữa lúc đang thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều cử nhân sư phạm diện cử tuyển vẫn chưa được bố trí việc làm, hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn thất nghiệp và hàng nghìn giáo viên rời khỏi ngành.
Hà Phan

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội

Đời công nhân cạo mủ chúng em vất vả lắm! Dậy từ nửa đêm, lúc 1-2 giờ sáng, có khi sớm hơn. Cái mủ cao su lạ lắm, trời càng lạnh, càng có sương thì mủ càng ra nhiều. Cho nên người mình lạnh cỡ nào thì mình càng mừng cỡ đó. Sản phẩm nhiều thì được nhiều tiền công anh ạ! Nếu được phát biểu trước bác Huệ, em sẽ nói về đời công nhân cạo mủ cao su. Công việc cực nhọc nhưng lương thấp quá!

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Mong ước đầu năm học

Một năm học mới bắt đầu với nhiều niềm tin kỳ vọng cùng bộn bề vấn đề đối với thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người làm giáo dục.
Hà Phan

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Giữa tháng 9/2021, khi TP.HCM đã qua đỉnh dịch và chuẩn bị “mở cửa” thì bà con lại nháo nhác khi Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế lúc đó - người sắp ra tòa
An Vinh

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Hôm nay, 19/8/2023, kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang và đã từng công tác trong lực lượng những lời chúc mừng chân thành, tốt đẹp nhất từ đáy lòng mình.
Mỹ Anh

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

Bộ phim Oppenheimer thuộc thể loại tiểu sử, kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử với những biến động của lịch sử nước Mỹ và thế giới.
Hà Phan

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học

Vừa tốt nghiệp THPT, Trung Hiếu tại Thái Bình lập tức nộp hồ sơ vào trường nghề công nghệ ô tô, bỏ xét tuyển đại học.

Môi trường - Sức khỏe

Quốc Thắng

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tin dồn dập về dòng Mekong sạt lở mấy ngày qua khiến cho bất cứ ai quan tâm đến môi trường đều cảm thấy lo ngại. Lo ngại vì nguyên nhân được phân tích
Mỹ Anh

Vụ bắt cóc 20 giây

Một vụ bắt cóc trẻ em diễn ra giữa ban ngày, tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội) vừa diễn ra hôm qua. Sáng nay, con tin đã được giải cứu an toàn, nghi phạm đã bị lực lượng cảnh sát bắt. Tuy nhiên, các clip ghi lại tình tiết gây án khiến người xem không khỏi lạnh gáy.
Mỹ Anh

Tang thương Phố Núi

Tai nạn thảm khốc đã gây chấn động với giới bóng đá và tạo nên một không khí tang thương Phố Núi - khi những nạn nhân vắn số đều là gương mặt thân quen của làng bóng đá.
Quốc Thắng

Bằng chứng F

Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau chất độc màu da cam. Nhưng bằng chứng về mối liên hệ vẫn là thứ đi
Mỹ Anh

Vụ sạt lở do… “nhân tai”

Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng nước nhấn chìm hàng loạt xế sang đã xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sau vụ việc, hình ảnh trên các mặt báo được chụp tại địa bàn mới thấy, hàng loạt homestay mọc lên như nấm, ngay giữa rừng phòng hộ.
Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Khi những “lang băm” chữa lành

Cà phê tối -

Khi những “lang băm” chữa lành

Chữa lành là hoạt động cần thiết với xã hội gấp gáp và đầy rẫy tổn thương hiện tại. Tuy nhiên, việc khóa học chữa lành nở rộ mà không cần bất cứ chứng chỉ hành nghề hay giấy phép kinh doanh nào đã khiến hoạt động này xuất hiện nhiều mặt trái.

Đi tìm kho báu của U23 Việt Nam

Cà phê tối -

Đi tìm kho báu của U23 Việt Nam

Sau hai chiến thắng, người hâm mộ có quyền mơ ước về tấm vé cho U23 dự Thế vận hội 2024 tại Paris. Đó là kho báu, là phần thưởng lớn vô vàn với đội quân của ông Hoàng Anh Tuấn cũng như bóng đá Việt Nam.

Vàng, chứng khoán và tiền trong dân

Cà phê tối -

Vàng, chứng khoán và tiền trong dân

Trước cơn sốt giá vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra đấu thầu hơn 11 tấn vàng nhưng phải hủy vì không đủ doanh nghiệp dự thầu!

“Thay tướng, đổi vận”

Cà phê tối -

“Thay tướng, đổi vận”

Không phải câu chuyện phong thủy, nhân tướng, đó là những gì đang diễn ra với U23 Việt Nam khi “thay tướng” tại vòng Chung kết U23 Châu Á. Vào hôm qua, thầy trò ông Hoàng Anh Tuấn đã chính thức góp mặt tại vòng bán kết giải đấu sau 2 trận toàn thắng.

Tim Cook, cà phê trứng và Rap

Cà phê tối -

Tim Cook, cà phê trứng và Rap

Sự xuất hiện của CEO Apple tại Hà Nội gây sốt tại các cộng đồng công nghệ trong hai ngày hôm nay. Thú vị, lịch trình công việc của Tim Cook nhẹ nhàng, thanh cảnh như một chuyến đi chơi.

Lên TV mua cũng không có nhà giá rẻ!

Cà phê tối -

Lên TV mua cũng không có nhà giá rẻ!

Hàng loạt chủ trương đã được công bố; rất nhiều quyết tâm đã được đưa ra và không ít chính sách hỗ trợ công nhân, viên chức và người lao động thu nhập chưa cao mua nhà xã hội - giá rẻ nhưng thực tế thì nhiều nơi có lên TV mua cũng chưa có nhà!

Tên gọi nào không có tính lịch sử?

Cà phê tối -

Tên gọi nào không có tính lịch sử?

Việc sáp nhập phường xã diễn ra trên cả nước đang gây tranh cãi rất lớn về tên gọi các phường xã mới. Và có lẽ, công cuộc sáp nhập phường xã đang lấy ý kiến từ đông đảo cử tri gặp nhiều khó khăn hơn việc chỉ đong đếm dân cư, địa giới như dự định.

Sống chung với hạn mặn

Cà phê tối -

Sống chung với hạn mặn

Hạn mặn đang diễn ra ở các tỉnh miền Tây. Hàng ngàn hecta lúa bị ảnh hưởng, nhiều con đường sụt lún, nhiều vuông tôm bị ảnh hưởng… Và nghiêm trọng hơn, ở một số nơi, người dân miền Tây thiếu nước sinh hoạt.

Tiền bắt đầu chảy…

Cà phê tối -

Tiền bắt đầu chảy…

Trong vòng một tuần qua, ít nhất 6 ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất trở lại sau gần 1 năm các nhà băng đồng loạt giảm lãi xuống đến mức hiếm thấy!

Thanh âm AI

Cà phê tối -

Thanh âm AI

Chat GPT cùng hàng loạt ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo AI đã thay đổi rất nhiều cách con người tiếp nhận thông tin. Dù muốn hay không, chúng ta đã và đang chứng kiến sự thay đổi, soán chỗ âm thầm của AI trong mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày - ngay từ quán phở đầu ngõ.