Sống chung với hạn mặn
Cà phê tối - 09/04/2024 14:33 MỸ ANH
Cách đây dăm bảy năm, tôi khá sốc trước thông tin miền Tây bị hạn mặn kỷ lục trong 100 năm qua. Tôi bất ngờ hơn trước sự ơ hờ của truyền thông khi phản ánh tình trạng này. Thông tin về người dân miền Tây chịu bao cay cực vì biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan cũng như những đập thủy điện đầu nguồn sông Mekong bị chìm nghỉm giữa bộn bề thông tin vô thưởng vô phạt.
Từ đó đến nay, mỗi độ cuối mùa khô, thông tin về hạn mặn miền Tây vẫn luôn xuất hiện. Đáng chú ý, kỷ lục luôn bị phá vỡ. Năm sau luôn nghiêm trọng hơn năm trước. Và đến năm nay, khi nhìn bức ảnh người dân Tiền Giang với những can to xếp hàng dài lấy nước sinh hoạt, câu chuyện mới trở nên rúng động dư luận.
Vấn đề hạn mặn miền Tây không hề mới. Nhưng có lẽ, vào thời buổi truyền thông mạng xã hội chớp nhoáng như hiện nay, câu chuyện chỉ có thể vào tâm điểm nếu có hình ảnh (visual) gây sốc. Hình ảnh những can dài xếp hàng mang tính biểu tượng hiện nay là như thế.
Ở góc độ truyền thông, câu chuyện không mới nhưng năm nay gần như là đột phá trong nhận thức của người dân cả nước về mức độ nghiêm trọng của hạn mặn ở mảnh đất “chín rồng”. Còn ở góc độ chính sách, các nhà quản lý đã nhận biết vấn đề này từ rất lâu. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để hạn chế những ảnh hưởng của hạn mặn. Từ những cống ngăn mặn, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi thích nghi với hạn mặn, xây dựng kịch bản “sống chung với hạn mặn”... Nhiều giải pháp từ các cấp được đưa ra và áp dụng vào đời sống người dân.
Nhưng nhìn tình cảnh hiện tại, có vẻ, như thế vẫn chưa đủ. Rất khó để chấp nhận hình ảnh vựa lúa của cả nước với những mầm cây mọc lên trên cánh đồng nứt toác. Cảm giác nghèn nghẹn ở cổ mỗi người khi thấy cảnh những con đường tan nát vì sụt lún. Hay sự bất lực toàn tập khi thấy bà con ở nơi vốn được coi là đất sông nước lại phải xếp hàng lấy nước ngọt.
Mới nhất, Cà Mau đang xem xét xin gói hỗ trợ 40 tỉ đồng để giải quyết vấn đề thiếu nước sinh hoạt cục bộ trên địa bàn. Trong cảnh khẩn cấp, tôi cho rằng đề xuất này là cần thiết để giải quyết bài toán trước mắt.
Nhưng về lâu về dài, những ảnh hưởng về kinh tế, đời sống và cả sức khỏe người dân đang cần những chính sách đồng bộ hơn, hiệu quả hơn. Tôi rất ấn tượng với quan niệm tiếp cận chấp nhận sống chung với hạn mặn. Biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan hay những đập thủy điện đầu nguồn Mekong là điều nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Và chúng ta không thể cố “tay bo” với ông trời khi mảnh đất cha ông mở cõi là mảnh đất “dễ tổn thương bậc nhất thế giới” trước biến đổi khí hậu.
Đó là vấn đề của địa lý, thứ chúng ta không thể thay đổi. Cũng như việc ở miền Trung, thay vì chúng ta tìm cách không để bão lụt xảy ra, chúng ta làm nhà chống lũ để sống chung với lũ. Ở miền Tây, điều chúng ta có thể làm là thích nghi với biến đổi, sống hài hòa với tự nhiên như cách cha ông ta đã từng làm.
Kịch bản sống chung với hạn mặn cần đồng bộ hơn, những giải pháp cung ứng nước sạch từ bể chứa, đường ống tới các địa phương cần đầu tư hạ tầng tốt hơn. Bởi, hạn mặn không gây choáng bằng những con số chết chóc như bão lụt, nhưng nó diễn ra âm thầm và nguy hại lâu dài.
Chỉ có quyết tâm làm đồng bộ, thực chất mới giúp người dân vượt qua những sự bất trắc của biến đổi khí hậu và câu chuyện người dân quay quắt với hạn mặn lặp đi lặp lại mỗi năm.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Cà phê tối - 26/10/2024 09:34
Cháy một ngôi chùa
Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.
Cà phê tối - 23/10/2024 15:47
Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?