“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá
Đời sống

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

HIẾU GIANG
Tác giả: HIẾU GIANG
Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.
“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Vừa trở về từ lễ vinh danh, trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 7/2023, anh Vưỡng tiếp chuyện với chúng tôi với tâm trạng phấn khởi. Anh là một trong 167 gương mặt tiêu biểu, xuất sắc trong cả nước được vinh dự xét tặng giải thưởng cao quý của giai cấp công nhân.

Anh nói rằng, cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào khi những nỗ lực sáng tạo, sáng kiến làm lợi của mình đã được ghi nhận và xét trao Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh. Và phần thưởng đó cũng chính là động lực thôi thúc anh tiếp tục cống hiến niềm đam mê sáng tạo của mình cho nhà máy.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá
Anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá vinh dự được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023. Ảnh: ĐV.

Anh Lê Đức Vưỡng năm nay 47 tuổi, quê ở xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hiện đang sinh sống tại TP. Đông Hà và làm việc tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá.

Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ sư điện thuộc Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào năm 2000, anh bắt đầu làm việc tại Công ty Cổ phần Đông Trường Sơn với vị trí làm việc là cán bộ kỹ thuật; sau 12 năm công tác và đang giữ chức vụ Quản đốc phân xưởng điện, anh quyết định chuyển đến công tác tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa thuộc Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị, giữ chức vụ Phó Quản đốc xưởng sản xuất từ năm 2012. Đến nay, anh đang giữ chức vụ Quản đốc xưởng sản xuất.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá
Anh Vưỡng (hàng đầu, bên trái) làm việc tại Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá. Ảnh: ĐV.

Anh Vưỡng cho biết, trong những năm qua, nhà máy đã thường xuyên chú trọng cải tiến thiết bị công nghệ, đặc biệt trong giai đoạn công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Được giao quản lý và điều hành sản xuất tại phân xưởng sản xuất tinh bột sắn, anh Vưỡng xác định rằng “Kỹ thuật công nghệ là then chốt”, thiết bị công nghệ hiện đại là nòng cốt tạo ra năng suất, chất lượng và giảm chi phí trong sản xuất. Vì vậy, anh luôn nêu gương đi đầu trong phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật của đơn vị, phát động các phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật và trong những năm qua cán bộ, công nhân viên trong xưởng sản xuất nói riêng và nhà máy nói chung đã có hàng chục sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, làm lợi hàng trăm triệu đồng, giảm chi phí rất lớn cho nhà máy.

“Từ năm 2018 đến nay, bản thân tôi đã có 7 đề tài, sáng kiến, giải pháp thiết thực, áp dụng có hiệu quả được Hội đồng sáng kiến của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị công nhận. Đối với những sáng kiến lớn, tôi luôn được lãnh đạo công ty ủng hộ và cùng nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm vào thực tiễn. Những sáng kiến trên đã làm lợi cho nhà máy và công ty hàng tỉ đồng”, anh Vưỡng chia sẻ.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá
Anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá. Ảnh: ĐV.

Sáng kiến đầu tiên của anh Vưỡng được công nhận vào năm 2018 là “Thiết kế, lắp đặt bộ điều khiển máy nén khí tự động”, với giá trị làm lợi cho nhà máy 35 triệu đồng/năm.

Trong năm 2019, anh tiếp tục có 3 sáng kiến được công nhận gồm: “Thiết kế, lắp đặt hệ thống chống cháy sau tháp sấy trống cố định sấy bã”, làm lợi cho nhà máy hơn 68,8 triệu đồng/năm; sáng kiến “Thiết kế, lắp đặt và cải tạo hệ thống máy đóng bao tự động chuyền 2”, làm lợi cho nhà máy 330 triệu đồng/năm; sáng kiến “Cải tạo hệ thống lò đốt khí động 1 và 2 dây chuyền sấy bã”, làm lợi cho nhà máy hơn 55,4 triệu đồng/năm.

Năm 2020, anh Vưỡng tiếp tục có sáng kiến “Thiết kế và lắp đặt hệ thống rửa lưới tự động máy tách bã”, làm lợi cho nhà máy gần 118 triệu đồng/năm. Đặc biệt, vào năm 2021, sáng kiến “Tổ chức thi công phần thiết bị hệ thống xử lý nước thải công suất 3.000m³/ngày đêm theo công nghệ mới”, đã làm lợi cho nhà máy 1,8 tỉ đồng.

Mới đây nhất, anh Vưỡng tiếp tục được công nhận sáng kiến “Cải tạo tăng công suất hệ thống sấy dây chuyền 1” vào tháng 2/2023, sáng kiến này dự tính sẽ làm lợi cho nhà máy với số tiền hơn 578 triệu đồng/năm.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá
Anh Vưỡng hướng dẫn công nhân kiểm tra, sửa chữa hệ thống máy móc sản xuất trong nhà máy. Ảnh: ĐV.

Ngoài việc quản lý và điều hành xưởng sản xuất tinh bột sắn, anh Vưỡng còn tham mưu giúp việc cho Ban lãnh đạo nhà máy trong vấn đề mở rộng thêm ngành nghề bổ trợ cho phát triển vùng nguyên liệu, giải quyết vấn đề môi trường, cải tạo, chống xói mòn và phục hồi đất bạc màu như: Lập hồ sơ điện, cử người thi công lắp đặt nâng cấp dây chuyền sản xuất chế biến phân hữu cơ đang bước đầu phát triển. Từ các nguồn rác thải sinh ra từ chế biến tinh bột sắn, đã sản xuất ra từ 1.500 đến 2.000 tấn phân đạt tiêu chuẩn phục vụ trở lại cho vùng nguyên liệu trồng sắn và các cây công nghiệp khác.

Với việc quản lý hơn 150 lao động tại xưởng, khi mưa lụt xảy ra anh cắt cử cán bộ, công nhân đi giúp người dân trong vùng lân cận phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ...

Với cương vị là Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn nhà máy, anh đã cùng ban chấp hành công đoàn và tập thể lãnh đạo nhà máy luôn bám sát tình hình thực tế, tổ chức điều hành hoạt động tốt, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần của toàn bộ cán bộ, công nhân viên nhà máy (200 người).

Với những thành tích ấn tượng trong quá trình công tác, anh Vưỡng đã nhiều lần được nhà máy, công ty biểu dương, khen thưởng. Đặc biệt, năm 2022, anh đã được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Đà Nẵng ra mắt nghiệp đoàn các lớp mầm non độc lập Đà Nẵng ra mắt nghiệp đoàn các lớp mầm non độc lập

Nghiệp đoàn các lớp mầm non độc lập đầu tiên tại Đà Nẵng vừa được ra mắt vào tối 15/4, với 117 đoàn viên.

Bí quyết của đơn vị đang dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Bí quyết của đơn vị đang dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Sau 2 ngày phát động, Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ đã thu hút gần 1.000 đơn vị tham gia. Trong ...

Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024 Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024

Lương của giáo viên năm 2024 sẽ thay đổi theo cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024. Theo đó, giáo viên sẽ có mức lương ...

Tin mới hơn

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Người lao động sẵn sàng làm việc trở lại sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, mang đến cơ hội quý báu để người lao động (NLĐ) được nghỉ ngơi, đoàn tụ gia đình, và nạp lại năng lượng sau những ngày làm việc miệt mài. Khi những ngày nghỉ cuối cùng khép lại, NLĐ đã quay lại thành phố, chuẩn bị cho tuần làm việc hiệu quả.
Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Hiện thực những hạnh phúc giản đơn của người lao động

Giữa xưởng may, phòng kỹ thuật hay dây chuyền sản xuất, không khó bắt gặp những nụ cười của công nhân đang cần mẫn với công việc. Họ tìm thấy hạnh phúc khi được sự công nhận của doanh nghiệp, được sự quan tâm và chăm lo của các cấp công đoàn. Đối với họ, được làm việc, được tin tưởng, được sẻ chia chính là hạnh phúc.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Xem thêm