Đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết thế nào?

Sổ tay pháp luật - Ý YÊN

Người sử dụng lao động không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn có thể bị xử phạt tới 40 triệu đồng.

Trên diễn đàn nhân sự, một thành viên đưa ra tình huống nhờ giải đáp:

“Bên em hiện đang cần cắt giảm một số vị trí nhân sự, trong đó có 1 trường hợp lao động đã làm 10 năm ở công ty và hiện đang là chủ tịch công đoàn, nhiệm kỳ đến năm 2028. Công ty đã đưa thỏa thuận bồi thường, tuy nhiên nhân sự này không đồng ý. Anh/chị nào đã có kinh nghiệm có thể chia sẻ với em được không ạ? Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, nếu làm theo luật thì trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào?”

Đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở, giải quyết thế nào?
Nhiều trường hợp chủ sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng với cán bộ công đoàn cơ sở - Ảnh minh họa

Liên quan đến tình huống trên, đồng chí Nguyễn Văn Ngọc – chuyên viên Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP Hà Nội có giải đáp như sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cụ thể như sau: “Phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

Theo đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn, người sử dụng lao động cần phải lưu ý như sau:

- Bắt buộc thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

- Trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh.

- Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định.

- Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Trường hợp người sử dụng lao động không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp hai bên không thỏa thuận được;

b) Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vi phạm thời gian báo trước cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh biết theo quy định tại khoản 3 Điều 177 của Bộ luật Lao động trong trường hợp không thỏa thuận được với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

c) Không gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Như vậy hành vi không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn thì người sử dụng lao động bị phạt tiền với mức phạt như sau:

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.

Tiền bắt đầu chảy… Tiền bắt đầu chảy…

Trong vòng một tuần qua, ít nhất 6 ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất trở lại sau gần 1 năm các nhà băng ...

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì? Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

Rạng sáng nay (3/4), một vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Thống Nhất, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt ...

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5 Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.

Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Pháp luật lao động -

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Pháp luật lao động -

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Pháp luật lao động -

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Sổ tay pháp luật -

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024 Video

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024

Năm 2024, các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động cả nước đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, đạt nhiều kết quả, tiếp tục tô thắm những trang vàng truyền thống Công đoàn Việt Nam. Cùng nhìn lại 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024.

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang Lao động & Công đoàn media

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang

Phó Đức Nam - có nickname TikTok Mr Pips, vừa bị bắt cùng đồng phạm vì cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền,... Trước khi bị bắt, chúng đều khoe trên các trang mạng xã hội về cuộc sống hào nhoáng với nhà đẹp, xe sang, mỹ nữ vây quanh để dẫn dụ “con mồi”.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Pháp luật lao động -

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Sổ tay pháp luật -

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Sổ tay pháp luật -

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Quyền về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Sổ tay pháp luật -

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) quy định 7 hành vi bị cấm.

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động -

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động cần báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp...

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Pháp luật lao động -

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống và trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng được quy định khác nhau.