Chất vấn ở Quốc hội phải sát hơi thở cuộc sống
Kinh tế - Chính sách - 09/02/2023 18:41 Phạm Xuân Dũng PHẠM XUÂN DŨNG
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội thì một số vấn đề nhức nhối cần được chất vấn, giải trình như: đăng kiểm, thị trường bất động sản, ...
Như vậy là tiếp tục có những tín hiệu mới, chuyển động tích cực từ cơ quan quyền lực cao nhất đại diện cho ý chí và nguyện vọng Nhân dân và kể cả với từng đại biểu dân cử. Cuộc sống đang vận động không ngừng và nhiều khi với vận tốc nhanh. Những người trách nhiệm không thể chấp nhận sự chần chừ, thụ động mà phải thay đổi để ngang tầm nhiệm vụ. Đó cũng là mong muốn và yêu cầu của người đứng đầu Quốc hội.
Vấn đề đăng kiểm xe cơ giới thì dư luận cũng đã có nhiều thông tin. Đây là một vụ án mà sai phạm có tổ chức, có hệ thống và kéo dài, có thể gây nên hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong cuộc họp gần đây (ngày 12/1) của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã quyết định đưa vụ án "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ" và "Giả mạo trong công tác" ở Cục Đăng kiểm và một số cơ sở đăng kiểm vào diện theo dõi, chỉ đạo. Xử lý nghiêm là điều sẽ làm nhưng quan trọng hơn là cần có một cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu trong thời gian tới sau khi kiện toàn nhân sự và cơ chế. Đây là câu chuyện mà đại biểu dân cử và ngành chức năng phải cùng vào cuộc để tìm giải pháp tối ưu.
Còn thị trường bất động sản sau thời gian tăng "ảo" gây nhiều xáo trộn, bất ổn đã được "điều trị" bằng các biện pháp quản lý nhà nước, trong đó có việc thắt chặt tín dụng. Báo cáo đầu tháng 2 năm nay của Ngân hàng nhà nước cho thấy, đến 31/12/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản lên đến gần 800.000 tỷ đồng. Con số này tại thời điểm cuối năm 2021 là khoảng 700.000 tỷ đồng.
Hiện tại thị trường đang gặp nhiều khó khăn, lại cần đến biện pháp giải cứu từ chính sách vĩ mô của Nhà nước. Nhưng liều thuốc nào đây, "kháng sinh" liều cao hay thuốc bổ hoặc là cả hai, hay còn phương thuốc khác là những điều mà đại biểu dân cử và các ngành chức năng đang họp bàn khẩn trương.
Ngoài những vấn để nóng đã nêu thì vẫn còn nhiều câu hỏi thời sự cần được nhận diện và tháo gỡ, ví như: một chính sách đất đai vừa phát huy tốt nguồn lực, vừa tăng cường sự quản lý nhà nước và tạo được sự công bằng trong thụ hưởng và sử dụng, việc làm và thu nhập cho công nhân vào năm mới, nhà ở xã hội cho người nghèo, người lao động có thu nhập thấp, vấn đề quản lý xăng dầu nhìn từ cấp độ vĩ mô và vi mô, chấn chỉnh những sai lệch từ các lễ hội ở nước ta...
Muốn thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân thì các đại biểu dân cử phải gần dân, trọng dân, tin dân, lắng nghe dân và từ đó tìm cách chuyển những thông tin này đến cơ quan dân cử và bộ máy công quyền để nắm bắt thông tin và xử lý, đồng thời cũng nêu cao việc xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân nếu để chậm trễ, tắc trách trong khi giải quyết các vấn đề quốc kế dân sinh. Mỗi đại biểu dân cử, mỗi đoàn đại biểu dân cử và những cơ quan chuyên trách tạo được kế hoạch sát hợp để giám sát việc thực thi của chính quyền các cấp. Để làm sao mỗi kỳ họp Quốc hội, mỗi ngày họp Quốc hội đều nóng bỏng tính thời sự, đều đáp ứng được mong mỏi của toàn dân, được Nhân dân chờ đợi và trông ngóng vào các kỳ họp.
Những cũng cần thấy rằng chất vấn phải có tâm, có tầm, nói đúng và nói trúng vào thực chất vấn đề, không lan man, vụn vặt làm mất thì giờ mà hiệu quả lại thấp. Mặt khác chính Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng lưu tâm rằng chất vấn không phải là kỳ thi sát hạch, là đánh đố các bộ trưởng mà để tìm được giải pháp mà cuộc sống thực tiễn đã đặt ra.
Như vậy chất vấn thực ra là đi tìm nguyên nhân và giải pháp, tất nhiên kèm theo đó là trách nhiệm và đạo đức công vụ.
Xem thế, chất vấn là khoa học và nghệ thuật, xuất phát từ lương tri, lương tâm và năng lực thực sự của đại biểu dân cử cũng như sự điều hành kịp thời và hiệu quả của Chính phủ.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Ngân hàng nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, một động thái thiết thực ... |
![]() Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đến hết tháng 10 năm 2022 lỗ khoảng 15.758 tỉ ... |
![]() Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa kiến nghị cho người mua nhà ở thương mại có mức giá 1,8 - 2 tỷ đồng ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 09/06/2023 19:39
EVN - Xin lỗi rồi sao nữa?
“Việc thiếu điện là trách nhiệm không thể biện minh của cơ quan quản lý nhà nước và ngành Điện, chúng tôi xin gửi lời xin lỗi tới tất cả Nhân dân, doanh nghiệp" ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương mới nói như thế! Chịu trách nhiệm không khó, xin lỗi cũng dễ nhưng làm thế nào để đủ điện mới là điều cần thiết!

Kinh tế - Chính sách - 05/06/2023 18:27
Lao động mất việc và đòi hỏi thực tế
70.000 lao động ngành dệt may trên cả nước thôi việc, mất việc và 66.600 người bị giảm giờ làm, trong năm tháng đầu năm 2023! Đấy là chưa kể hàng loạt ngành khác đang chịu tác động tương tự như da giày, chế biến thủy sản, gỗ, sản xuất linh kiện điện tử, bất động sản, dịch vụ...

Kinh tế - Chính sách - 02/06/2023 21:33
EVN - Lỗ lớn và lời to
Điện thiếu, giá tăng và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ khủng không chỉ khiến mùa hè khắp nơi thêm nóng mà còn được đưa vào nghị trường bàn luận sôi nổi. Trong khi EVN đưa ra vô vàn lý do khách quan biện minh cho những thất bát của mình thì không ít những ý kiến trái chiều cho rằng họ phải xem lại năng lực quản lý điều hành. Đấy là chưa kể việc các công con lời khá lớn thì tập đoàn mẹ lại lỗ hàng chục ngàn tỷ chưa có câu trả lời thuyết phục.

Kinh tế - Chính sách - 27/05/2023 19:24
Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!
Tôi dùng chữ “hạ bệ”, vốn xưa nay chỉ dùng cho việc hạ thấp ý nghĩa, thanh danh của một thần tượng trong trường hợp này, để muốn nhấn mạnh rằng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng chính là một thần tượng về kiến trúc và văn hoá trong lòng người dân Thủ đô và cả nước từ hàng trăm năm nay, là biểu tượng mang nhiều dấu ấn lịch sử khó phai mờ của khu vực trung tâm Thủ đô trong lòng tất cả những ai yêu quý Hà Nội.

Kinh tế - Chính sách - 22/05/2023 15:29
Nhà ở xã hội, không dễ như trên bàn họp
Cảnh tượng hơn hơn 1.300 người chen chúc bốc thăm 149 suất mua nhà ở xã hội dự án NHS Trung Văn - Hà Nội, một tỷ lệ “chọi” còn căng thẳng hơn chạy đua vào những ngôi trường danh tiếng cho thấy nhu cầu cao đến mức nào. Kế hoạch xây 1 triệu căn nhà giá rẻ đã bắt đầu được triển khai nhưng xem ra không dễ như trên bàn họp.

Kinh tế - Chính sách - 21/05/2023 17:51
Cắt điện luân phiên
Chỉ 4 từ ấy thôi đã gây ám ảnh cho nhiều hộ gia đình giữa đợt nắng nóng đang diễn ra ở cả nước. Và thực tế, nhiều địa phương đã cắt điện. Ở Hà Nội, từ mấy ngày gần đây, ngành Điện cũng chủ động thông báo lịch cắt điện với từng khu vực.
Văn hóa - Xã hội

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

“Bài toán” học đại học

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp
Môi trường - Sức khỏe

Nước đến chân mới nhảy

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
