Chính sách trên trời, nhu cầu đưới đất
Kinh tế - Chính sách - 26/12/2022 15:19 Hà Phan HÀ PHAN
Không chỉ ở TP.HCM mà Hà Nội, nhà giá rẻ khoảng dưới 2 tỷ đồng gần như đã thành của quý hiếm. Chỉ còn những dự án nhà ở xã hội hiếm hoi hay chung cư cũ hàng chục năm mới có thể đáp ứng được tiêu chí rẻ. Hơn chục năm qua, bất chấp những kêu gọi, chỉ đạo và cả yêu cầu từ cấp cao cùng những chính sách ban hành khuyến khích nhà giá rẻ thì phân khúc bất động sản cao cấp vẫn chiếm đa số. Thị trường này hiện đang “bất động” bởi một trong những nguyên nhân chính là các doanh nghiệp bất động sản và chủ đầu tư chỉ chú trọng đến phân khúc đắt tiền do lời cao, dễ làm, dễ bán, thu tốt.
![]() |
Nhà ở thương mại có mức giá dưới 1,8 - 2 tỷ đồng/căn ở TP.HCM hầu như không có. Ảnh minh họa: thanhnien.vn |
CBRE Việt Nam cho hay tại TP.HCM trong 3 năm qua, phân khúc bất động sản cao cấp tới 76% nguồn cung. Báo cáo của Savills Việt Nam cũng thông tin 60% căn hộ mở bán mới trong thời gian qua là hạng sang. Bộ Xây dựng thừa nhận, nhà ở cao cấp ngày càng chiếm tỷ lệ áp đảo, trong 6 tháng đầu năm 2022 chiếm 80%, tăng hơn 111% so với cùng kỳ năm ngoái. Phân khúc trung cấp chiếm gần 20% nguồn cung. Còn nhà giá rẻ khoảng 2 tỷ đồng trở xuống thì như “lá mùa thu”.
Thời gian qua, khi mà bất động sản nhiều nơi buộc phải “bán tháo” hay tìm mọi cách thu hồi vốn, có nơi chủ đầu tư giảm đến 50% thì vẫn quá tầm với của đại đa số người có nhu cầu nhà ở thật. Hầu như chưa có dự án nào tại thành phố lớn nhất nước như TP.HCM hiện nay lại có giá 1,5-2 tỷ đồng. Với tình hình như thế thì đề xuất của HoREA có được chấp thuận, thực thi cũng chẳng có nhà để mua. Điều mà người có thu nhâp trung bình-thấp mong muốn là chính sách phải thực tế, biện pháp phải thực thi chứ không chỉ hô hào, quyết liệt làm đẹp lòng nhau.
Chỉ chú trọng đến phân khúc cao cấp kiếm lợi nhanh, thu lời nhiều và đa phần đáp ứng cho giới đầu cơ nên giờ đây “căn bệnh” của hàng loạt doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa đủ thuốc để chữa khỏi. Chính phủ đã chỉ đạo gỡ khó, ngân hàng đã nới room, thủ tục pháp lý đang được gỡ… Nhưng liệu họ có vực dậy nổi và tồn tại lâu dài nếu chỉ chạy theo những dự án phục vụ cho thiểu số có nhu cầu mua đi bán lại rồi đẩy giá ngất ngưỡng vô tội vạ? Chắc chắn sẽ lại có kêu cứu và đòi giải cứu nếu không tính tới bài toán nhà ở cho số đông có nhu cầu thật hiện đang rất lớn.
Doanh nghiệp bất động sản có lỗi lúc thị trường đóng băng nhưng cơ quan quản lý, điều hành thị trường này không thể vô can khi để nguồn cung cầu lệch lạc quá lâu như thế. Chính sách khuyến khích nhà ở giá rẻ đã đang và sẽ có nhưng phân khúc này lại biến mất dần! Nghịch lý ấy sẽ kéo dài nếu mọi thứ chỉ tốt đẹp và “phấn khởi” trên bàn họp. Trớ trêu đó sẽ còn tiếp diễn khi mà nguồn thu trước mắt vẫn che khuất lợi ích lâu dài.
Nhà nước sẽ tháo gỡ những khó khăn để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh và phân khúc dành cho số đông dồi dào chứ khó có thể cứu những đại gia tự "nhấn chìm" mình và bỏ bê khách hàng. Giờ đây cần thay đổi tư duy lệch hẳn sang nhà cao cấp và thay dần bằng phân khúc có nhu cầu rất lớn như chỗ ở giá rẻ, hợp lý cho hàng chục triệu người! Một khi chính sách trên bàn khó thực thi ngoài thực tế rồi giá nhà bị đẩy lên trời và nhu cầu dưới đất không được đáp ứng thì thị trường bất động sản sẽ còn bất an…
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Một nữ hiệu trưởng trường mầm non ở Đắk Nông điều các giáo viên đi uống rượu, bia tiếp khách “VIP” một lần nữa gây ... |
![]() Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đến hết tháng 10 năm 2022 lỗ khoảng 15.758 tỉ ... |
![]() Sự cuốn hút của World Cup 2022 diễn ra ở Qatar xa xôi khiến những người hâm mộ thể thao Việt Nam dường như thờ ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 28/03/2023 14:53
Chất lượng sống 15 mét vuông
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết quy định về diện tích nhà ở tối thiểu mà người dân có thể đăng ký thường trú hợp pháp. Dự thảo Nghị quyết bao gồm cả việc cho thuê, mượn, ở nhờ. Theo đó, để đăng ký thường trú nội thành, mỗi người dân cần có không gian sống là 15 mét vuông mặt sàn; còn với ngoại thành, con số này là 8 mét vuông.

Kinh tế - Chính sách - 15/03/2023 14:52
Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo
Nghị quyết 30 của Chính phủ vừa ban hành ngày 4/3 hứa hẹn có nhiều điểm mới cho việc đấu thầu vật tư y tế, nhằm góp phần tháo gỡ những khó khăn mà cả nước đang đối mặt. Tuy nhiên, mừng nhưng vẫn lo!

Kinh tế - Chính sách - 11/03/2023 15:03
Một biện pháp tình thế kịp thời và cấp thiết
Đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia trước kiến nghị của Bộ Giao thông Vận tải đề nghị lực lượng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hỗ trợ cho công tác đăng kiểm, giúp giảm áp lực cho ngành Đăng kiểm vào thời điểm hiện tại.

Kinh tế - Chính sách - 10/03/2023 13:02
Ai mới cần giải cứu?
Sau bất động sản, ngành Ô tô lại đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước để kích cầu! Nhưng đâu mới là nơi cần giải cứu cấp bách nhất để bớt dần những tiếng kêu tương tự?

Kinh tế - Chính sách - 06/03/2023 14:29
Thuốc mới cho ngành Y, chữa chạy tạm thời cho bất động sản
Nghị định mới tháo gỡ khó khăn cho ngành Y và đồng ý nhiều phương thức giãn nợ trái phiếu cho các doanh nghiệp bất động sản từ cấp điều hành cao nhất đang khiến tuần mới có nhiều hi vọng tốt lành hơn. Nhưng chính sách có thông thoáng hơn hay cởi mở thế nào thì con người thực thi cùng phù hợp với thực tế mới có thể giúp mọi thứ tiến triển như mong đợi.

Kinh tế - Chính sách - 23/02/2023 18:21
Đường truyền mong manh và người dùng "chịu trận"
Hôm qua, tuyến cáp quang biển SMW-3 xảy ra lỗi ở đoạn S2.7 đi Singapore. Hai tuyến AAG và APG đã mất toàn bộ dung lượng, tuyến IA và AAE-1 chỉ còn một phần hoạt động. Trong lúc đó, cáp đất liền và internet vệ tinh không thể thay thế “mạch máu” 99% lưu lượng truyền thông tin xuyên lục địa này.
Văn hóa - Xã hội

Sướng trên mạng, khổ ngoài đời

Thua 2 trận, âm 7 bàn và cái khó của huấn luyện viên Troussier

Sim rác tràn lan, nhà mạng không thể vô can

Những bằng đại học vô dụng
Môi trường - Sức khỏe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý

“Cấp cứu trong cấp cứu” cùng lời chúc ngày 27/2

Nữ nhân viên công chứng bị đánh: Cú đạp của sự bất lực!

Bệnh viện kêu cứu và an toàn của bệnh nhân

Công lý cần được thực thi một cách trọn vẹn
Tin nổi bật LAODONGCONGDOAN.VN

Kinh tế - Chính sách - 15/03/2023 14:52
Nghị quyết 30 của Chính phủ về đấu thầu y tế: mừng nhưng vẫn lo

Kinh tế - Chính sách - 13/03/2023 12:08