Cà phê cuối tuần: Tết là dịp người Việt yêu thương nhau hơn
Cà phê tối - 21/01/2022 14:00 TRẦN VĂN SỸ
Ảnh minh họa: Nguyễn Minh Tiến (Dân trí) |
Trước đây, do điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, để có một cái Tết, người ta thường phải chuẩn bị vật chất (dành dụm tiền bạc, thực phẩm…) từ trước Tết rất lâu, có khi từ giữa năm. Nay thì chỉ cần lo chuẩn bị về tiền, gần Tết “ra chợ mua một hôm là đủ cả”.
Những người đã trải qua các thời kỳ của đất nước, chiến tranh rồi hòa bình, chia cắt rồi thống nhất, thời bao cấp rồi sang thời kinh tế thị trường, chắc sẽ là những người cảm nhận sâu sắc được nhiều nhất giá trị của Tết. Nhìn cảnh xã hội thay đổi, họ không khỏi thấy tiếc nuối những giá trị của Tết đang dần bị mai một.
Lứa tuổi chúng tôi trở về trước, Tết là thiêng liêng lắm. Tết không chỉ là những ngày đoàn tụ với người thân – khiến ai đi xa cũng mong muốn trở về - mà còn là dịp cùng nhau tưởng nhớ, tri ân công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, ân nhân…, cả người còn sống hay đã khuất.
Ngày Tết, tất cả ngầm quy định không đánh mắng trẻ con (một lý do khiến trẻ con rất thích Tết), tất cả không nói nhau nặng lời, dù ngày thường còn nhiều mâu thuẫn chưa giải quyết xong. Dù giận hay không, dù đồng ý hay không, ngày Tết chỉ nói với nhau những lời tốt đẹp, những lời vui vẻ.
Hình như có một nguyên nhân tâm linh chung cho cả cộng đồng, khiến cho ai cũng biết nhường nhịn hơn, kìm chế mình hơn để giữ hòa khí với người khác. Cái quan niệm “tránh xấu ngày Tết để tránh xui cả năm” dù duy tâm hay duy vật, cũng vẫn làm cho con người trở nên thiện tính hơn nhiều, xã hội an toàn hơn nhiều. Nhà ai mà anh em cãi nhau ngày Tết thì bị coi là “vô phúc” vô cùng.
Tôi nhớ quê tôi ngày xưa, khi tôi còn nhỏ, trong ba ngày Tết rất hiếm khi xảy ra trộm cắp. Tôi hỏi lý do thì mẹ tôi bảo: "Thằng trộm nó cũng muốn làm người tốt, ít nhất là trong ba ngày Tết". Hồi ấy, xóm tôi có một anh “đầu gấu" (Hải Phòng xưa thì có tiếng là nhiều “đầu gấu”), hơi tí là gây sự với người khác, sẵn sàng đánh, cãi, chửi nhau vì một mâu thuẫn nhỏ. Vì thế cả xóm không ai muốn giao thiệp gì với anh ta, gặp nhau hằng ngày chẳng ai chào hỏi. Tết nhất cũng vậy, trông thấy anh ta là mọi người nhìn đi nơi khác. Sau nhiều lần như thế, một hôm tôi quyết định thử thay đổi cách ứng xử với anh ta xem sao.
Vào ngày Tết, ra ngoài gặp anh ta đang đi tới, tôi chủ động nhìn thẳng vào anh ta và cười thân thiện. Anh ta giật mình (có lẽ vì chẳng thấy ai làm thế với anh ta bao giờ cả) và lộ rõ vẻ bất ngờ lúng túng. Khi đến gần, tôi nói to: "Chúc mừng năm mới, nhiều may mắn nhé!". Anh ta không kịp phản ứng, chỉ lắp bắp dạ, vâng rồi đi. Từ hôm sau, khi anh ta nhìn thấy tôi bao giờ cũng chào trước, rất là lễ độ. Tôi nghĩ, chắc "đầu gấu” bị cô đơn nên cũng cần tình cảm của mọi người, và tôi nhận ra sức mạnh của một nụ cười trong ngày Tết quả là không nhỏ.
Nói chuyện Tết thì không bao nhiêu cho hết. Chỉ thấy buồn là bây giờ, dù so với ngày xưa thì đã no đủ hơn nhiều, xã hội hầu như không còn người đói, số gia đình túng thiếu, không có nổi cái Tết cho tươm tất cũng đã giảm nhiều; nói chung là vật chất thì hơn có thể gấp mười, gấp trăm ngày xưa; vậy mà sao Tết cứ thấy “nhàn nhạt” thế nào và con người với nhau thì có vẻ ngày càng thiếu đi sự tử tế, thậm chí còn hung tợn, dã man hơn nữa (Theo các báo cáo cho biết, mỗi năm xảy ra hàng nghìn vụ đánh nhau thương tích, phải đi cấp cứu, thậm chí chết người trong dịp Tết).
Ngày Tết bây giờ có còn nhiều gia đình cố gắng sum họp quanh mâm cỗ chiều ba mươi Tết, với tấm lòng thành kính mời tổ tiên ông bà về ăn Tết cùng con cháu? Có còn nhiều bậc cha mẹ nhân ngày con cháu tụ về mà tranh thủ dạy bảo cho chúng đạo lý uống nước nhớ nguồn? Có ai vẫn tin rằng, ngày Tết là người âm nhà mình thì sẽ được về ăn Tết với gia đình nếu được con cháu thành tâm nhớ tới dâng cúng, thỉnh mời?
Giờ đây các bạn trẻ nhiều người chỉ coi Tết là dịp được nghỉ nhiều thì tranh thủ đi chơi cho thích thú. Có mấy người nghĩ vì sao mà Tết lại được nghỉ nhiều? Chính là vì Nhà nước tôn trọng nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân. Có mấy bạn trẻ mải làm ăn nơi xa, thậm chí mải đi du lịch, hiểu được nỗi lòng cha mẹ, ông bà ngày Tết mong con, nhớ cháu thế nào? Tôi thì dứt khoát Tết này sẽ lại tự gói và luộc bánh chưng. Làm không phải chỉ để có bánh chưng ăn – thứ bán đầy ở chợ, mà để cho con cho cháu mình cùng làm, cùng biết và cùng hiểu.
Tôi rất tin rằng, khi các thành viên trong một gia đình biết cùng nhau làm việc trong dịp Tết, cùng chuẩn bị Tết, thì ông bà tổ tiên trên trời cao sẽ vui lắm và gia đình như vậy nhất định sẽ có hạnh phúc. Hãy học các cụ, người người hãy yêu thương với nhau hơn, ít nhất là trong ba ngày Tết, để hy vọng ngày càng yêu thương nhau hơn. Đó là nét đẹp nhất của Tết, khiến cho Tết sẽ còn mãi mãi.
Sửu sắp qua, Dần sắp đến rồi, xin chúc mọi nhà đều có Tết thật hạnh phúc. Tôi muốn tin rằng, năm mới, người với người sẽ yêu thương nhau hơn!
Phong tục Tết cổ truyền: Cỗ cúng Tất niên, tiễn năm cũ, đón năm mới Tất niên hay cúng Tất niên, Lễ tất niên, tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm ghi nhận việc kết thúc một năm cũ và chuẩn bị bước sang ... |
Bài trí bàn thờ ngày Tết Bài trí bàn thờ ngày Tết là việc quan trọng không thể thiếu được ở mỗi gia đình. Trước đây, chỉ người chủ gia đình, ... |
Tục cúng ông Công ông Táo có nguồn gốc như thế nào? Cúng ông Công ông Táo là Lễ quan trọng trong tâm thức của người Việt. Lễ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Vậy nguồn ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 25/11/2024 15:46
Những điểm trường bị bỏ hoang
Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí. Không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn lực, những điểm trường bỏ hoang “trơ gan cùng tuế nguyệt” như thách thức những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân.
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cơ hội cuối sở hữu căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences chỉ từ 62 triệu đồng/m2
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
- Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?