Bông sen hồng đất Vĩnh

Đời sống - TRẦN THANH HẢI

Giải thưởng “Bông Sen Hồng” được tổ chức hằng năm là một nét độc đáo riêng có của huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị). Giải thưởng nhằm vinh danh những cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Học hay - Làm sáng tạo - Sống văn hóa”. Trong số những cá nhân điển hình đó, bông sen nổi bật nhất trên đất Vĩnh là chị Trần Thị Thu Hà - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện.
Công đoàn Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị: trao nhân ái, lan tỏa yêu thương “Điểm tựa” đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp ở Cam Lộ Công đoàn huyện Vĩnh Linh: đồng hành, chăm lo tốt hơn cho lao động nữ

Bông sen nổi bật trên đất Vĩnh

“Bông Sen Hồng” được khởi nguồn từ năm 2008 đến nay, đã có hàng trăm “bông sen hồng” nở rộ, tạo niềm cảm hứng, tự hào về truyền thống Vĩnh Linh “lũy thép - lũy hoa”. Đó là những học sinh, sinh viên có thành tích học tập đặc biệt xuất sắc; những cán bộ, công chức, viên chức “vừa hồng vừa chuyên”, những lao động tận tụy, sáng tạo trong công việc; nhiều tấm gương mẫu mực về nếp sống văn hóa thường ngày…

Trong đầm sen thắm hồng và thơm ngát ấy, có một bông sen nổi bật, đó là chị Trần Thị Thu Hà - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị, đại biểu HĐND huyện, Trưởng ban Pháp chế, Bí thư Đảng ủy, đoàn viên Công đoàn cơ quan Huyện ủy Vĩnh Linh.

Tuy danh xưng và chức vụ dài nhưng ở Vĩnh Linh rất nhiều người biết, quý trọng và mến mộ chị, với “nickname” ngắn gọn “Trần Hà”. Và xuyên suốt trong bài viết này, tôi sẽ gọi chị với cái tên quen thuộc ấy.

Bông sen hồng đất Vĩnh
Chị Trần Thị Thu Hà - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Vĩnh Linh. Ảnh: NVCC.

Sinh ra ở mảnh đất Thôn Tây - Vĩnh Tú, chính giữa “lõi” của làng Huỳnh Công nổi tiếng cương trực, hào sảng; kết hợp cùng một nửa dòng máu của mẹ đến từ quê lúa Thái Bình đậm nét tinh tế đặc trưng miền Bắc, con người của Trần Hà gần như “gom” được tất cả những tố chất tốt đẹp.

Tuổi thơ cơ cực nơi miền quê nghèo khó, lăn lóc với sắn khoai, dưa đỏ, trâm bầu; uống nước Khe Trù, tắm bàu Thủy Ứ… nhưng với truyền thống hiếu học của gia đình, chị vẫn được ăn học đầy đủ. Đáp lại tình thương yêu và kỳ vọng, suốt quãng đường học hành, chị luôn là một học sinh chăm ngoan và giỏi giang toàn diện.

Từ bé thơ đến lúc trưởng thành, từ trường làng đến trường huyện, từ mái trường phổ thông đến giảng đường đại học, đi qua những năm tháng khó khăn, vượt qua bao trắc trở, thiệt thòi, nhất là nổi đau gia đình khi hai đấng sinh thành vì bạo bệnh đã lần lượt bỏ lại đàn con thơ trong tiếc thương, hụt hẫng, chị cầm tấm bằng đại học trở lại quê nhà với tâm nguyện cống hiến sức lực, trí tuệ cho mảnh đất quê hương Vĩnh Linh yêu dấu.

Tôi cùng chị gần như cùng bước vào làm việc tại cơ quan Đảng thời điểm đầu năm 2000. Những cử nhân Luật trẻ trung và trong trắng như tờ giấy, đầy nhiệt huyết và khát khao cống hiến. Song, cũng thật quá khó để tiếp cận một lĩnh vực công việc đặc thù, đòi hỏi sự trầm tĩnh, dạn dày kinh nghiệm.

Bằng tố chất sẵn có cộng với sự nỗ lực học hỏi, chị nhanh chóng trưởng thành, bước vào hàng ngũ lãnh đạo. Chị có 04 năm đi cơ sở trui rèn, rồi trở lại huyện với những cương vị cao hơn và giờ đang là nữ hiếm hoi trong hàng ngũ lãnh đạo cho chiến lược quy hoạch cán bộ chủ chốt tương lai của Vĩnh Linh…

Bông sen hồng đất Vĩnh
Chị Trần Thị Thu Hà, báo cáo chuyên đề tại lớp đối tượng Đảng tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh. Ảnh: NVCC.

Hơn 20 năm làm cán bộ công chức, chị hội tụ đủ 2 phẩm chất cần có: vừa hồng, vừa chuyên. Phong thái sôi nổi và hòa đồng, song cũng rất cương trực và thẳng thắn, cũng không quá khi ví rằng chị thực sự là một “công bộc của dân” như lời Bác dạy. Tuy nhiên, chuyện về chị Trần Hà nếu chỉ đơn thuần chỉ vậy thì cũng chưa có gì là đặc biệt.

Người thân, đồng nghiệp, bạn bè thường ví von chị là “tắc kè hoa”. Nếu gặp ngoài đời, mọi người sẽ rất bất ngờ khi thấy sự “biến hóa” tài tình của con người này. Lúc là một lãnh đạo, đại biểu HĐND nhiệt huyết, quyết đoán, sắc sảo trên nghị trường; lúc là một giảng viên thướt tha tà áo dài, say sưa trên bục giảng lý luận chính trị; lúc lại bình dị, lặng lẽ tìm đến những gia đình nghèo, những người gặp hoạn nạn, bệnh tật để trao quà, thăm hỏi, động viên. Có cả một Trần Hà hóa thành một “runner” thứ thiệt, tươi rói trên đường chạy, dẫu mệt nhoài vẫn nở một “nụ cười tỏa nắng” đầy năng lượng.

Trên mọi lĩnh vực, từ công việc đến sở thích, từ suy nghĩ đến hành động, từ cá nhân đến cộng đồng, chị luôn thể hiện hình ảnh của một ngọn lửa rực cháy; sôi nổi và đam mê, tận tâm và tận hiến.

Hơn 20 năm, chị đã đi qua một hành trình công tác với nhiều lĩnh vực. Từ chuyên viên Ban Tuyên giáo, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hồ Xá, rồi HUV - Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện, đại biểu HĐND huyện 2 nhiệm kỳ, UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện. Nơi đâu cũng vậy, chị luôn là ngọn cờ đầu với những đóng góp tích cực cho thành tích, kết quả hoạt động của tập thể. Bản thân chị đã thiết lập nên một bản CV cá nhân cực kỳ ấn tượng mà hiếm một cán bộ trẻ nào đạt được.

Bông sen hồng đất Vĩnh
Chị Hà được nhận Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Trị về điển hình tiên tiến trong phong trao thi đua yêu nước. Ảnh: NVCC.

Chuyên môn vững vàng, kỹ năng nói - viết sắc sảo, dám nghĩ, dám làm, quyết đoán nhưng rất thuyết phục. Chị là người duy nhất đến nay hai lần được tặng giải thưởng “Bông sen hồng” (năm 2013 và 2021) - giải thưởng vinh danh những cá nhân nổi bật nhất của Vĩnh Linh hằng năm - cùng những thành tích khác rất đáng ngưỡng mộ: Huân chương Lao động hạng 3 (năm 2021), Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (năm 2015), 05 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bằng khen của Tổng LĐLĐ Việt Nam, 02 Bằng khen của LĐLĐ tỉnh, 02 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh (năm 2017 và 2020), Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở liên tục từ 2014 đến 2021…

Có nhiều đề tài, sáng kiến thiết thực

Từ năm 2016 đến 2020, lúc đang giữ cương vị Chánh Văn phòng HĐND, UBND huyện, chị đã đầu tư công sức, tâm huyết xây dựng 05 đề tài khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, với những vấn đề cấp thiết, đánh “đúng và trúng” những “nan đề” đang tồn tại dai dẳng, phức tạp ở địa phương. Trong đó, 02 đề tài khoa học - sáng kiến kinh nghiệm xếp hạng A, được Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công nhận về tính hiệu quả.

Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính” đạt giải Nhì tại hội thi tìm hiểu cải cách hành chính tỉnh Quảng Trị năm 2017. Kết quả, sau 04 năm (2017 - 2020) triển khai áp dụng đã đưa chỉ số cải cách hành chính huyện Vĩnh Linh từ nhóm trung bình vươn lên xếp thứ Nhất khối huyện, thị liên tục nhiều năm qua.

Bông sen hồng đất Vĩnh
Chị Trần Thị Thu Hà tham gia cuộc thi “Cải cách hành chính tỉnh Quảng Trị”. Ảnh: NVCC.

Đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Vĩnh Linh” nhắm vào một trong những vấn đề gai góc, phức tạp nhất của Vĩnh Linh, đó là tình trạng đơn thư, khiếu kiện dai dẳng, phức tạp, vượt cấp. Áp dụng đề tài bằng tất cả tâm huyết và trí tuệ, với vai trò Chánh Văn phòng, Trưởng ban Tiếp công dân huyện, chị luôn sẵn sàng đối thoại trực tiếp với công dân, kiên trì lắng nghe, phân tích, thấu hiểu và tìm cách hợp lý nhất để giải quyết vấn đề trên tinh thần xuyên suốt là “thấu tình - đạt lý”.

Những vụ khiếu kiện rắc rối “xuyên thập kỷ”, “xuyên nhiệm kỳ” ở Vĩnh Linh đã được hóa giải một cách êm đẹp, chính một phần quan trọng từ việc áp dụng hiệu quả đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Vĩnh Linh” của chị Trần Hà.

Từ 2017 - 2020, chị còn tham gia Ban Chỉ đạo, Ban Biên tập công trình khoa học có tầm vóc: Biên soạn và chỉnh lý cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Vĩnh Linh 1930 - 2020” (02 tập) . Sau 3 năm miệt mài, chị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ngoài ra, với cương vị Trưởng ban Tuyên Giáo Huyện ủy, trực tiếp phụ trách công tác lịch sử Đảng; với sự đôn đốc, theo dõi, chỉ đạo sát sao, đến nay 17/18 xã, thị trấn; 10 ngành, đoàn thể của huyện đã hoàn thành việc biên soạn Lịch sử của địa phương, đơn vị; đưa Vĩnh Linh trở thành đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh trên lĩnh vực này.

Bông sen hồng đất Vĩnh
Chị Trần Hà đón nhận Kỹ niệm chương vì chủ quyền an ninh quốc phòng. Ảnh: NVCC.

Chị Trần Hà cũng là người rất có duyên và luôn đạt giải các cuộc thi lớn nhỏ, với một bộ sưu tập: giải Nhì cá nhân và Nhất đồng đội tại “liên hoan nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động HĐND tỉnh Quảng Trị”, giải Nhì cuộc thi “Cải cách hành chính tỉnh Quảng Trị”, giải Ba cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào”; giải khuyến khích cấp tỉnh cuộc thi “Tìm hiểu thân thế và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn”.

“Cầu nối” của những người khó khăn, cần giúp đỡ

Hoạt động từ thiện, nhân đạo là một trong những nét đặc biệt làm nên thương hiệu “Trần Hà” ở Vĩnh Linh. Từ năm 2016, khi về làm lãnh đạo quản lý ở cơ sở, tiếp xúc với nhiều hoàn cảnh éo le, những phận người yếu thế trong cuộc sống, chị bắt đầu xây dựng ý tưởng quyên góp trong cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ. Âm thầm, lặng lẽ, không rầm rộ khoa trương, không cần ekip hỗ trợ, chỉ với lòng nhiệt huyết và tấm chân tình của một cán bộ “gần dân, thương dân và hiểu dân”, chị kết nối những mối quan hệ bạn bè xa gần, nhận được sự mến mộ, tin tưởng, ủng hộ của đồng chí, đồng nghiệp.

Với “tâm sáng - lòng trong”, chị đã giúp cho hàng chục gia đình nghèo, hàng trăm số phận éo le, bệnh tật được ấm lòng, cho họ thêm động lực vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Con số 495 triệu đồng đã quyên góp được trong gần 5 năm qua chỉ mang tính tương đối, bởi rất nhiều trường hợp chị làm vai trò “cầu nối” giữa người hoạn nạn với cộng đồng.

Bông sen hồng đất Vĩnh
Chị Hà trao quà bảo trợ cho địa chỉ nhân đạo. Ảnh: NVCC.

Bản thân chị đang nhận bảo trợ một học sinh khó khăn trong suốt 5 năm, vận động hỗ trợ 5 địa chỉ nhân đạo ở các xã nghèo với mức 3 - 18 triệu/năm... Mùa mưa lũ năm 2023, tôi cùng chị đi công tác ở xã Vĩnh Thủy. Đến đây, gặp một trường hợp đuối nước thương tâm. Một ngư dân nghèo vì miếng cơm manh áo đã bất chấp mưa rét để đánh cá trên đập thủy lợi, không may gặp gió lớn, bị lật thuyền. Gia cảnh để lại là một căn nhà rách nát bên đồi, một người vợ bị bệnh tim nằm liệt giường, cùng 4 đứa con thơ, trong đó 2 cháu cũng bệnh tim như mẹ.

Chứng kiến hoàn cảnh éo le vậy, ngay trong đêm, chỉ vài dòng trên facebook, bạn bè, người quen và không quen cả nước đã gửi về trên 100 triệu đồng. Bỏ ngang cuộc họp sớm mai, chị lặn lội đến nơi, trao tận tay cho gia đình. Nhanh gọn, uy tín và hiệu quả - đó là phương châm nhất quán trong hoạt động thiện nguyện này của chị, điều mà các tổ chức từ thiện và cá nhân khác khó mà làm được.

Một thành tích xuất sắc khác trên lĩnh vực xã hội, từ 2016 - 5/2024, tham gia “ngày hội xuân hồng”, chị đã 25 lần hiến máu tình nguyện, nghĩa là đều đặn 03 lần/năm.

Bông sen hồng đất Vĩnh
Chị Hà trao quà cho nạn nhân bị chất độc da cam trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Ảnh: NVCC.

Và đây nữa, những sớm những chiều, còn có một Trần Hà say mê trên đường chạy bộ. Giờ người ta đang nhắc đến một runner Trần Hà vừa thân quen vừa khác lạ, luôn có mặt trong các giải chạy phong trào tỉnh, huyện, với hình ảnh ấn tượng để lại, không phải là giải, là thành tích, mà là một nụ cười tươi rói, một phong thái tươi trẻ đầy tự tin, mang sứ mệnh truyền cảm hứng...

Ông Nguyễn Bá Lưu - Chủ tịch LĐLĐ huyện Vĩnh Linh cho biết, những năm qua, phong trào hoạt động của Công đoàn huyện Vĩnh Linh đã xuất hiện nhiều tập thể tiêu biểu, hàng trăm cá nhân điển hình là cán bộ, công nhân, viên chức, thực sự là tấm gương sáng trong lao động, công tác, học tập, góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động công đoàn đạt thành tích xuất sắc cũng như trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.

“Một trong số đó, tôi đánh giá rất cao về gương điển hình cá nhân chị Trần Thị Thu Hà - đoàn viên Công đoàn Cơ quan Huyện ủy Vĩnh Linh. Ở cương vị một nữ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương, đồng chí luôn thể hiện vai trò một "tư lệnh" xuất sắc trên lĩnh vực tuyên giáo của Đảng bộ huyện. Bên cạnh đó, đồng chí Hà cũng là một tấm gương sáng trong những hoạt động phong trào như từ thiện nhân đạo, hiến máu tình nguyện, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở địa phương”, ông Lưu nhận định.

Bông sen hồng đất Vĩnh
“Bông sen hồng” đất vĩnh hưởng ứng hiến máu nhân đạo do địa phương tổ chức. Ảnh: NVCC.

Chủ tịch LĐLĐ huyện Vĩnh Linh nhận xét thêm rằng: “Với sự bình dị, gần gũi, sôi nổi và nhiệt tình trong công việc cũng như đời thường là những nét nổi bật của đồng chí Trần Thị Thu Hà. Có thể nói rằng, thật hiếm có một tấm gương nào đạt được sự cân bằng và tiệm cận mức hoàn hảo như vậy".

“Bông sen hồng” đất Vĩnh đang tiếp tục khoe sắc. “Tắc kè hoa” Trần Hà vẫn đang thể hiện những màn biến ảo sắc màu ngoạn mục. Một lãnh đạo sắc sảo mà gần gũi; một cán bộ chuẩn chu, trách nhiệm, dễ mến dễ gần; một con người của thiện nguyện, mang trái tim nhân ái và bao dung. Người luôn là tâm điểm của mọi diễn đàn, luôn hết mình các hoạt động xã hội; có khả năng tỏa năng lượng và “lây” đam mê, nhiệt huyết cho người khác...

Lớp trẻ chúng tôi thật vui và hãnh diện khi được đồng hành cùng chị Trần Hà, dẫu bộn bề, tất bật với công việc nhưng vẫn nở nụ cười tươi vui như hoa. Phong thái ấy dễ mấy ai có được.

Ông Trần Quốc Toản - Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Vĩnh Linh nhận xét: "Về khía cạnh làm từ thiện nhân đạo ở Vĩnh Linh, chúng tôi thực sự khâm phục sự nhiệt tình, cách làm trực diện và rất hiệu quả của đ/c Hà. Chỉ với uy tín cá nhân nhưng việc kêu gọi đc hàng trăm triệu đồng, nhận bảo trợ, hỗ trợ cho hàng trăm trường hợp khó khăn, yếu thế trong cuộc sống... Rất ít người có thể làm được vậy. Chị thực sự là một cán bộ, lãnh đạo có tâm và đức...".

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Công đoàn Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị: trao nhân ái, lan tỏa yêu thương Công đoàn Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị: trao nhân ái, lan tỏa yêu thương

Công đoàn Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị đang quản lý 9 công đoàn cơ sở thành viên, với tổng số 232 đoàn viên. ...

“Điểm tựa” đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp ở Cam Lộ “Điểm tựa” đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp ở Cam Lộ

Những năm qua, công đoàn cơ sở (CĐCS) tại các doanh nghiệp ở huyện Cam Lộ không chỉ làm tốt vai trò là “điểm tựa” ...

Công đoàn huyện Vĩnh Linh: đồng hành, chăm lo tốt hơn cho lao động nữ Công đoàn huyện Vĩnh Linh: đồng hành, chăm lo tốt hơn cho lao động nữ

Thời gian qua, công tác nữ công được các cấp công đoàn huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) tích cực triển khai với nội dung ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Kinh tế - Xã hội -

Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Đời sống -

Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?

Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Đời sống -

Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện

Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Đời sống -

Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê

Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Đời sống -

Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động

Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Người lao động -

Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng

Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Đời sống -

Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo

Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Người lao động -

Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”

Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Người lao động -

Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2

Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Đời sống -

Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin

Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

Đời sống -

Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!

“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Người lao động -

Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội

Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Đời sống -

Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi

Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Người lao động -

Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”

Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Đời sống -

Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ

Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.

Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn

Đời sống -

Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn

Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.