Bất động sản kêu cứu - đúng không nhận nhưng sai lại cãi!
Kinh tế - Chính sách - 10/02/2023 20:53 Hà Phan HÀ PHAN
Tại Hội nghị Tín dụng bất động sản diễn ra ngày 08/02, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng bày tỏ lo ngại về khả năng quản trị của các doanh nghiệp bất động sản. Bà nói “Tôi nghe lãnh đạo Bộ Xây dựng nói có doanh nghiệp ngồi đây đang thực hiện cùng lúc trên 50 dự án. Tôi cũng không hiểu nếu đồng thời triển khai mấy chục dự án liền như vậy thì khi gặp khó khăn, liệu có chủ động được hay không?'’
Lo ngại trên không phải lần đầu và cảnh báo như thế cũng chẳng hẳn bây giờ mới có. Vốn vay phụ thuộc vào ngân hàng, tiền bán trái phiếu và huy động từ khách hàng nhưng những dễ dãi từ các bên khiến họ cứ chạy đua với nhau ra dự án tràn lan còn hiệu quả hay hậu quả giờ đây mới rõ. Dự án nào cũng cả ngàn tỷ, mấy ngàn sản phẩm và phục vụ chủ yếu cho đầu cơ thì lúc kinh tế khó khăn, tín dụng nghẽn mạch, dòng tiền không còn mà bất động sản chưa “bất động” mới là chuyện bất thường!
Trước những lời kêu gọi "giải cứu" thị trường bất động sản đang có nguy cơ khủng hoảng, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM thẳng thắn thế này: "Giá bất động sản thời gian qua tăng mạnh bởi cầu tăng, nhưng cần nói rõ cầu này là cầu đầu cơ. Cầu thực là nhu cầu mua bất động sản để làm chỗ ở, nơi sản xuất kinh doanh tham gia vào quá trình kinh tế… sẽ không lớn như vậy. Bây giờ, khi cầu đầu cơ không còn mạnh, nó khiến cho giá chững lại hoặc giá giảm, đó là một điều tốt cho thị trường, không cần phải giải cứu”.
Có thể thị trường bất động sản lao dốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành khác nhưng việc giải cứu đã bị nhân danh và lợi dụng quá lâu. Nếu cứ tiếp tục mà không chọn lọc rồi tung những gói khó kiểm soát sẽ làm làm mất đi tính hiệu quả và vẻ đẹp của thị trường bằng những hành động gọi là giải cứu. Hơn nữa chính những doanh nghiệp bất động sản phải nhận ra lỗi của mình, căn bệnh họ đang mắc phải và chấp nhận đại phẫu để tương lai khỏe mạnh hơn. Cứ mãi đổ cho tín dụng và chính sách mà không chịu nhận mình sai ở đâu, thấy lỗi lầm chỗ nào thì “bệnh nan y” chỉ ngày một nặng hơn.
Trái ngược với tình hình ảm đạm của thị trường bất động sản thời gian qua, loại hình nhà ở xã hội vẫn được người lao động có nhu cầu thật sự quan tâm và sức mua mạnh khách hàng. Những dự án như vậy hoặc khu lưu trú công nhân ở Đà Nẵng, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… luôn hết hàng từ khi chưa hoàn thành là câu trả lời rõ nhất cho việc quá nhiều doanh nghiệp bất động sản chưa phục vụ cho nhu cầu của số đông. Họ chỉ chạy theo lợi nhuận, tăng trưởng trước mắt. Muốn kiếm tiền nhanh, trong khi thị trường bất động sản bền vững hay không dần dần sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thật của hàng chục triệu khách hàng là người làm công ăn lương, lao động đang khát khao chỗ ở.
Đừng hy vọng lập lại trật tự cho thị trường bất động sản với chỉ những gì đã qua và nghĩ rằng vài ba tháng là ổn. Bệnh nặng đau nhiều bất cập lớn phải chữa lâu không có gì lạ! Có ngại ngần chăng là cơ thể ốm yếu không chịu nổi những đợt hóa trị dài ngày và các biện pháp sốc cần thiết. Giá nhà không hạ và nguồn cung chưa đáp ứng đúng nhu cầu thật của xã hội mà chỉ phục vụ cho một nhóm đầu cơ, tích lũy tài sản, bắt bệnh đúng không nhận dù sai vẫn cãi thì cứ nơm nớp như những ngày tháng này thôi!
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Ngân hàng nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, một động thái thiết thực ... |
![]() Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, trước làn sóng mất việc, trong cuộc trao đổi với một nhóm công nhân tại một nhà máy ở ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 08/06/2023 16:53
Giảm thuế VAT để khoan thư sức dân
Văn phòng Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các ĐBQH về giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

Kinh tế - Chính sách - 30/05/2023 17:16
Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm
Trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 vừa gửi đến Quốc hội, nhiều địa phương, doanh nghiệp liên quan đến khai thác khoáng sản đã bị điểm danh và "kê đơn" trách nhiệm. Nhiều địa phương đã bị nêu tên như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Bình Phước...và các doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp đầu ngành "quả đấm thép" như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng bị "thổi còi". Báo cáo cũng đề nghị tổ chức kiểm điểm làm rõ những vi phạm và xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan.

Kinh tế - Chính sách - 27/05/2023 19:24
Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!
Tôi dùng chữ “hạ bệ”, vốn xưa nay chỉ dùng cho việc hạ thấp ý nghĩa, thanh danh của một thần tượng trong trường hợp này, để muốn nhấn mạnh rằng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng chính là một thần tượng về kiến trúc và văn hoá trong lòng người dân Thủ đô và cả nước từ hàng trăm năm nay, là biểu tượng mang nhiều dấu ấn lịch sử khó phai mờ của khu vực trung tâm Thủ đô trong lòng tất cả những ai yêu quý Hà Nội.

Kinh tế - Chính sách - 25/05/2023 14:42
Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm
Mấy ngày qua, dư luận sửng sốt trước một thông tin chưa từng có liên quan đến quản lý thủy điện. So với những vụ việc như: xây biệt phủ ngang nhiên trên đất rừng hay cả xe hàng lậu thản nhiên qua cửa khẩu... được xem "lạc đà chui lọt lỗ kim" thì cái sự nhà máy thủy điện hoạt động chui đúng là "đại khủng long chui lọt lỗ kim".

Kinh tế - Chính sách - 21/05/2023 17:51
Cắt điện luân phiên
Chỉ 4 từ ấy thôi đã gây ám ảnh cho nhiều hộ gia đình giữa đợt nắng nóng đang diễn ra ở cả nước. Và thực tế, nhiều địa phương đã cắt điện. Ở Hà Nội, từ mấy ngày gần đây, ngành Điện cũng chủ động thông báo lịch cắt điện với từng khu vực.

Kinh tế - Chính sách - 15/05/2023 14:01
Học phí càng tăng, nỗi lo càng nhiều
Hết một năm dừng tăng học phí đại học vì di chứng của đại dịch, sắp tới học phí đại học sẽ tăng khá nhiều sau khi được phép theo lộ trình đã định. Nhiều trường không thể không tăng vì quá cần nguồn lực đang thiếu thốn trầm trọng. Nhưng biết bao gia đình lao động nghèo cũng đứng trước vô vàn nỗi lo làm sao để con em vào giảng đường?
Văn hóa - Xã hội

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

“Bài toán” học đại học

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp
Môi trường - Sức khỏe

Nước đến chân mới nhảy

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
